Phố Wall lên điểm vào phút cuối
Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng trước thông tin khả quan trên thị trường nhà đất
Ngày 27/7, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng trước thông tin khả quan trên thị trường nhà đất.
Hôm thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà mới trong tháng 6/2009 đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 384.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.
Tuy vậy, giá nhà lại giảm 12% xuống 234.300 USD/đơn vị, từ mức 219.000 USD/đơn vị trong tháng 5/2009.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, tuần này, giới đầu tư lại hướng về thị trường trái phiếu với nỗi lo về nguồn cung lớn sắp tung ra thị trường. Hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra bán đấu giá 6 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm bởi yếu tố mất giá của lạm phát (TIPS) với kỳ hạn 20 năm, trái tức 2,387%.
Tiếp theo, Bộ Tài chính Mỹ lại tiếp tục phiên bán đấu giá số trái phiếu trị giá 42 tỷ USD, kỳ hạn 2 năm vào hôm thứ Ba; 39 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 5 năm vào hôm thứ Tư và 28 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 7 năm vào hôm thứ Năm.
Như vậy, nếu tính cả đợt bán đấu giá kỳ phiếu ngắn hạn thì tuần này Bộ Tài chính sẽ tung ra lượng trái phiếu, kỳ phiếu để huy động 211 tỷ USD cho ngân sách.
Thông tin này đã tạo áp lực đẩy giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm, 5 năm và 2 năm đang niêm yết trên thị trường đi xuống và qua đó đã gây nên nỗi lo cho giới đầu tư Phố Wall.
Phục hồi nhờ khối ngân hàng
Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục tăng điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng trước thông tin khả quan trên thị trường nhà đất.
Trong cả ngày giao dịch, ba chỉ số chứng khoán Mỹ cơ bản đều nằm trong xu hướng giảm điểm trước lo ngại về nguồn cung trái phiếu khổng lồ từ Bộ Tài chính Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của cổ phiếu khối ngân hàng và năng lượng đã nhanh chóng tạo lực đỡ cho thị trường đi lên vào cuối ngày giao dịch.
Thông tin doanh số bán nhà mới xây tăng 11% đã thúc đẩy cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh và trở thành đầu tàu đỡ thị trường tránh khỏi một phiên giảm điểm. Điều này cho thấy sự liên thông rất rõ nét giữa thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Chỉ số KBW khối ngân hàng đã tăng 3,1%, trong đó cổ phiếu America tăng 4,64%; cổ phiếu Regions Financial lên 8,9%; cổ phiếu Zions Bancorp tiến thêm 13%,...
Với phiên tăng điểm này, thị trường đang cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng, bởi khối này luôn luôn dẫn đầu về biên độ tăng điểm trong suốt 2 tuần qua.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 đến nay tương đối khả quan với hơn 70% công bố vượt mong đợi. Bên cạnh đó các số liệu trên thị trường bất động sản và một số chỉ tiêu kinh tế khác đang hỗ trợ cho sức tăng của thị trường.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/7: chỉ số Dow Jones tăng 15,27 điểm, tương đương 0,17%, chốt ở mức 9.108,51.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,93 điểm, tương đương 0,1%, chốt ở mức 1.967,89.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,92 điểm, tương đương 0,3%, đóng cửa ở mức 982,18.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,04 tỷ cổ phiếu - thấp hơn khoảng 40% so với khối lượng giao dịch bình quân/ngày trong 7 tháng qua, thị trường cứ có 9 cổ phiếu tăng điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,16 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 13 cổ phiếu tăng điểm thì có 10 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố doanh số bán nhà mới xây; Công bố kết quả kinh doanh của Verizon và Honeywell.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; công bố kết quả kinh doanh của US Steel, Viacom, Dreamworks,...
Thư Tư: Công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; công bố kết quả kinh doanh của ConocoPhillips, Sprint Nextel, Time Warner, WellPoint Health, Visa.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Disney, Colgate-Palmolive, Eastman Kodak, MasterCard, Motorola, MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về GDP của Mỹ trong quý 2/2009; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Chevron.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong hơn 8 tháng
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên đầu tuần, đưa thị trường lên mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng qua. Số liệu kinh tế từ Mỹ tương đối khả quan và triển vọng kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tích cực, đã tạo điểm tựa vững chắc cho thị trường lên điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục là nhân tố đầu tàu đưa thị trường tiến lên, trong đó cổ phiếu Deutsche Bank tăng 2,2%, cổ phiếu Banco Santander và Lloyds tăng lần lượt là 3,4% và 6,9%.
Giá dầu thô trên thị trường châu Âu đi lên nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng khởi sắc, trong đó cổ phiếu BP tăng 1,6%, cổ phiếu ENI, Royal Dutch Shell và StatoilHydro tăng từ 1% đến 2,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 9,52 điểm, tương đương 0,21%, chốt ở mức 4.586,13. Khối lượng giao dịch đạt 1,84 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,42%, khối lượng giao dịch đạt 23,24 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,18%, khối lượng giao dịch đạt 181,9 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có chuỗi tăng điểm lâu nhất trong 5 năm
Chỉ duy nhất thị trường chứng chứng khoán Ấn Độ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Hai, còn các thị trường khác vẫn duy trì đà tăng điểm nhờ diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ và tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bên trong mỗi thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên đầu tuần đã tăng 1,3% lên 109,35 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 29/9/2008. Đây là phiên tăng điểm thứ 10 liên tiếp của chỉ số này với mức tăng 12% và hình thành nên chuỗi tăng điểm lâu nhất trong 5 năm qua.
Đáng chú ý là thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo sự khác biệt khi VN-Index bứt phá về biên độ tăng điểm. Tính thanh khoản của thị trường đã tăng gấp ba so với phiên liền trước, nếu xét về giá trị giao dịch.
Sự bùng nổ của thị trường đã được nhà đầu tư chờ đợi từ khá lâu nhưng nay mới hình thành. Nhà đầu tư trở lại sàn nhiều hơn và dòng tiền cũng vì thế đang chứng tỏ quay trở lại với chứng khoán.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chứng khoán nước này đã tăng điểm phiên đầu tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 có 9 phiên tăng điểm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong vòng 21 năm qua.
Hy vọng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhật và Mỹ khả quan đã tạo nên đà tăng điểm ấn tượng của thị trường. Cổ phiếu của một số công ty chứng khoán lớn như Nomura Holdings tăng điểm mạnh đã hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu ngành tài chính. Cụ thể, cổ phiếu Nomura tăng 3,1%, cổ phiếu Daiwa Securities Group tiến thêm 4,5%, cổ phiếu Softbank lên 3,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 144,11 điểm, tương đương 1,45%, chốt ở mức 10.088,66. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 0,79%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 3,3%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,81%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,43%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,29%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,35%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 1,86%.
Hôm thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán nhà mới trong tháng 6/2009 đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 384.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ) - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.
Tuy vậy, giá nhà lại giảm 12% xuống 234.300 USD/đơn vị, từ mức 219.000 USD/đơn vị trong tháng 5/2009.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, tuần này, giới đầu tư lại hướng về thị trường trái phiếu với nỗi lo về nguồn cung lớn sắp tung ra thị trường. Hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra bán đấu giá 6 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm bởi yếu tố mất giá của lạm phát (TIPS) với kỳ hạn 20 năm, trái tức 2,387%.
Tiếp theo, Bộ Tài chính Mỹ lại tiếp tục phiên bán đấu giá số trái phiếu trị giá 42 tỷ USD, kỳ hạn 2 năm vào hôm thứ Ba; 39 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 5 năm vào hôm thứ Tư và 28 tỷ USD giá trị trái phiếu kỳ hạn 7 năm vào hôm thứ Năm.
Như vậy, nếu tính cả đợt bán đấu giá kỳ phiếu ngắn hạn thì tuần này Bộ Tài chính sẽ tung ra lượng trái phiếu, kỳ phiếu để huy động 211 tỷ USD cho ngân sách.
Thông tin này đã tạo áp lực đẩy giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm, 5 năm và 2 năm đang niêm yết trên thị trường đi xuống và qua đó đã gây nên nỗi lo cho giới đầu tư Phố Wall.
Phục hồi nhờ khối ngân hàng
Chứng khoán Mỹ đã tiếp tục tăng điểm nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng trước thông tin khả quan trên thị trường nhà đất.
Trong cả ngày giao dịch, ba chỉ số chứng khoán Mỹ cơ bản đều nằm trong xu hướng giảm điểm trước lo ngại về nguồn cung trái phiếu khổng lồ từ Bộ Tài chính Mỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của cổ phiếu khối ngân hàng và năng lượng đã nhanh chóng tạo lực đỡ cho thị trường đi lên vào cuối ngày giao dịch.
Thông tin doanh số bán nhà mới xây tăng 11% đã thúc đẩy cổ phiếu khối ngân hàng tăng mạnh và trở thành đầu tàu đỡ thị trường tránh khỏi một phiên giảm điểm. Điều này cho thấy sự liên thông rất rõ nét giữa thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng.
Chỉ số KBW khối ngân hàng đã tăng 3,1%, trong đó cổ phiếu America tăng 4,64%; cổ phiếu Regions Financial lên 8,9%; cổ phiếu Zions Bancorp tiến thêm 13%,...
Với phiên tăng điểm này, thị trường đang cho thấy sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng, bởi khối này luôn luôn dẫn đầu về biên độ tăng điểm trong suốt 2 tuần qua.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong chỉ số S&P 500 đến nay tương đối khả quan với hơn 70% công bố vượt mong đợi. Bên cạnh đó các số liệu trên thị trường bất động sản và một số chỉ tiêu kinh tế khác đang hỗ trợ cho sức tăng của thị trường.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 27/7 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/7: chỉ số Dow Jones tăng 15,27 điểm, tương đương 0,17%, chốt ở mức 9.108,51.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,93 điểm, tương đương 0,1%, chốt ở mức 1.967,89.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,92 điểm, tương đương 0,3%, đóng cửa ở mức 982,18.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,04 tỷ cổ phiếu - thấp hơn khoảng 40% so với khối lượng giao dịch bình quân/ngày trong 7 tháng qua, thị trường cứ có 9 cổ phiếu tăng điểm thì có 5 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,16 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 13 cổ phiếu tăng điểm thì có 10 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố doanh số bán nhà mới xây; Công bố kết quả kinh doanh của Verizon và Honeywell.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; công bố kết quả kinh doanh của US Steel, Viacom, Dreamworks,...
Thư Tư: Công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; công bố kết quả kinh doanh của ConocoPhillips, Sprint Nextel, Time Warner, WellPoint Health, Visa.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Disney, Colgate-Palmolive, Eastman Kodak, MasterCard, Motorola, MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về GDP của Mỹ trong quý 2/2009; công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn năng lượng Chevron.
Chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong hơn 8 tháng
Chứng khoán châu Âu đã tăng điểm phiên đầu tuần, đưa thị trường lên mức cao nhất trong vòng hơn 8 tháng qua. Số liệu kinh tế từ Mỹ tương đối khả quan và triển vọng kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tích cực, đã tạo điểm tựa vững chắc cho thị trường lên điểm.
Cổ phiếu khối ngân hàng tiếp tục là nhân tố đầu tàu đưa thị trường tiến lên, trong đó cổ phiếu Deutsche Bank tăng 2,2%, cổ phiếu Banco Santander và Lloyds tăng lần lượt là 3,4% và 6,9%.
Giá dầu thô trên thị trường châu Âu đi lên nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng khởi sắc, trong đó cổ phiếu BP tăng 1,6%, cổ phiếu ENI, Royal Dutch Shell và StatoilHydro tăng từ 1% đến 2,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 9,52 điểm, tương đương 0,21%, chốt ở mức 4.586,13. Khối lượng giao dịch đạt 1,84 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 0,42%, khối lượng giao dịch đạt 23,24 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,18%, khối lượng giao dịch đạt 181,9 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á có chuỗi tăng điểm lâu nhất trong 5 năm
Chỉ duy nhất thị trường chứng chứng khoán Ấn Độ giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Hai, còn các thị trường khác vẫn duy trì đà tăng điểm nhờ diễn biến tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ và tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bên trong mỗi thị trường.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên đầu tuần đã tăng 1,3% lên 109,35 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 29/9/2008. Đây là phiên tăng điểm thứ 10 liên tiếp của chỉ số này với mức tăng 12% và hình thành nên chuỗi tăng điểm lâu nhất trong 5 năm qua.
Đáng chú ý là thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo sự khác biệt khi VN-Index bứt phá về biên độ tăng điểm. Tính thanh khoản của thị trường đã tăng gấp ba so với phiên liền trước, nếu xét về giá trị giao dịch.
Sự bùng nổ của thị trường đã được nhà đầu tư chờ đợi từ khá lâu nhưng nay mới hình thành. Nhà đầu tư trở lại sàn nhiều hơn và dòng tiền cũng vì thế đang chứng tỏ quay trở lại với chứng khoán.
Chuyển qua diễn biến thị trường Nhật, chứng khoán nước này đã tăng điểm phiên đầu tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 có 9 phiên tăng điểm liên tiếp và hình thành chuỗi ngày tăng điểm dài nhất trong vòng 21 năm qua.
Hy vọng về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhật và Mỹ khả quan đã tạo nên đà tăng điểm ấn tượng của thị trường. Cổ phiếu của một số công ty chứng khoán lớn như Nomura Holdings tăng điểm mạnh đã hỗ trợ tích cực cho cổ phiếu ngành tài chính. Cụ thể, cổ phiếu Nomura tăng 3,1%, cổ phiếu Daiwa Securities Group tiến thêm 4,5%, cổ phiếu Softbank lên 3,8%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 144,11 điểm, tương đương 1,45%, chốt ở mức 10.088,66. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan lên 0,79%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam tăng 3,3%. Chỉ số ASX của Australia tiến thêm 1,23%. Chỉ số Straits Times của Singapore nhích 1,81%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 1,43%. Chỉ số BSE của Ấn Độ giảm 0,29%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,35%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 1,86%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.093,24 | 9.108,51 | 15,27 | 0,17 |
Nasdaq | 1.965,96 | 1.967,89 | 1,93 | 0,10 | |
S&P 500 | 979,26 | 982,18 | 2,92 | 0,30 | |
Anh | FTSE 100 | 4.576,61 | 4.586,13 | 9,52 | 0,21 |
Đức | DAX | 5.229,36 | 5.251,55 | 22,19 | 0,42 |
Pháp | CAC 40 | 3.366,45 | 3.372,36 | 5,91 | 0,18 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.973,28 | 7.028,43 | 55,15 | 0,79 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.944,55 | 10.088,66 | 144,11 | 1,45 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.982,79 | 20.251,62 | 268,83 | 1,35 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.502,59 | 1.524,05 | 21,46 | 1,43 |
Singapore | Straits Times | 2.533,43 | 2.579,26 | 45,83 | 1,81 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.372,60 | 3.435,21 | 62,61 | 1,86 |
Ấn Độ | BSE | 15.378,96 | 15.334,75 | 44,21 | 0,29 |
Australia | ASX | 4.097,30 | 4.147,80 | 50,50 | 1,23 |
Việt Nam | VN-Index | 454,71 | 469,71 | 15,00 | 3,30 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |