Phố Wall mất điểm, khối lượng giao dịch giảm mạnh
Ngày 22/12, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm, cùng đó là khối lượng giao dịch giảm mạnh trước kỳ Giáng sinh
Ngày 22/12, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm, cùng đó là khối lượng giao dịch giảm mạnh trước kỳ Giáng sinh.
Hôm thứ Hai, hãng Thomson Reuters đã công bố vị trí xếp hạng các tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Theo đó, Tập đoàn Goldman Sachs tiếp tục duy trì vị trí số một thế giới, xếp thứ hai là JP Morgan Chase với thương vụ tư vấn cho InBev mua lại hãng bia lớn nhất của Mỹ - Anheuser-Busch, với giá 52 tỷ USD...
Trong khi đó, Morgan Stanley lại bị tụt xuống xếp thứ tư từ vị trí thứ hai trong năm 2007, hãng này cũng chỉ xếp thứ 8 ở Mỹ và thứ 7 ở châu Âu.
Được biết, trong năm 2008, tổng giá trị các thương vụ trong lĩnh vực M&A trên toàn cầu ước đạt 2,89 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất trong 3 năm qua – trong đó thương vụ công ty khai mỏ BHP Billiton mua lại Tập đoàn Rio Tinto với giá trị 66 tỷ USD được xem là thương vụ M&A lớn nhất trong năm.
Các chỉ số giảm từ 0,7-2%
Trên thị trường trái phiếu, hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo về kết quả đợt đấu giá số trái phiếu kho bạc trị giá 38 tỷ USD có kỳ hạn 2 năm, theo đó mức trái tức của đợt đấu giá này chỉ còn 0,922% - mức thấp nhất trong lịch sử.
Ngày 22/12, American International Group (AIG) thông báo sẽ bán một công ty thuộc quyền sở hữu của mình là HSB Group cho công ty bảo hiểm Munich Re của Đức với giá 742 triệu USD. Năm 2007, HSB đã thu về 158 triệu USD lợi nhuận sau thuế.
Sau thông tin này, cổ phiếu của AIG đã tăng hơn 4% và kết thúc ngày giao dịch ở mức 1,61 USD, tăng 0,61% so với phiên trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong ngày giao dịch đầu tuần do ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị giảm mạnh trong suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối bán lẻ cũng giảm điểm vì lo ngại sức mua sẽ giảm mạnh trong mùa mua sắm do kinh tế khó khăn, qua đó góp phần kéo thị trường đi xuống.
Khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh trước kỳ nghỉ Giáng sinh, trên sàn New York, khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,22 tỷ cổ phiếu – thấp hơn mức giao dịch trung bình 1,9 tỷ cổ phiếu tuần trước.
Thông tin không mấy sáng sủa từ kết quả kinh doanh của công ty về nguồn nhân lực Manpower và nhà phân phối dược phẩm hàng đầu ở Mỹ - Walgreen, đã đẩy cổ phiếu của hai hãng này giảm lần lượt là 14,2% và 4,2%.
Cùng đó, viễn cảnh của ngành ôtô thế giới cũng trở nên mờ mịt hơn khi hãng Chrysler vẫn đứng trước rủi ro phá sản dù được Chính phủ Mỹ cho vay tiền. Trong khi đó, nhà sản xuất xe hơi Toyota cho hay, hãng có thể thua lỗ lần đầu tiên trong 71 năm qua. Thông tin này khiến cổ phiếu của Toyota (NYSE-TM) niêm yết trên thị trường New York mất 5,5% xuống 60,88 USD.
Hôm thứ Hai, các chuyên gia phân tích của Credit Suisse đã hạ triển vọng của cổ phiếu General Motors, bất chấp việc hãng này được hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ. Cổ phiếu của General Motors đã mất tới 21,6%, xuống mức 3,52 USD/cổ phiếu – mức giảm mạnh nhất trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones.
Cổ phiếu khối bán lẻ cũng đồng loạt giảm điểm trong ngày giao dịch do các nhà bán lẻ ở Mỹ đang lo ngại về một đợt sụt giảm về doanh số bán hàng khi sức mua đã giảm dần do kinh tế đi xuống. Trong đó, cổ phiếu của J.C. Penney hạ 5,8%, cổ phiếu Liz Claiborne mất 7,2%.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 59,34 điểm, tương đương -0,69%, đóng cửa ở mức 8.519,77.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 31,97 điểm, tương đương -2,04%, chốt ở mức 1.532,35.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 16,25 điểm, tương đương -1,83%, đóng cửa ở mức 871,63.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,22 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.141 mã mất điểm và có 979 mã lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,66 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.873 cổ phiếu lên điểm và có 911cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm vì khối ngân hàng, ôtô, năng lượng
Chứng khoán châu Âu đồng loạt mất điểm ở cả ba thị trường chính do sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, sản xuất ôtô và năng lượng.
Trong đó, cổ phiếu của Santander, UBS, BNP Paribas giảm từ 3,2 - 4,3%; cổ phiếu Volkswagen, Porsche và BMW mất từ 3,9 - 7,3%; cổ phiếu Total hạ 2,5%, cổ phiếu Royal Dutch Shell trượt 1,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 37,77 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa ở mức 4.249,16, khối lượng giao dịch đạt 1,43 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 1,23%, khối lượng giao dịch đạt 32,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,31%, khối lượng giao dịch đạt 156 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á gây thất vọng
Trong ngày giao dịch, nhiều thị trường châu Á giảm với biên độ dưới 1% nhưng thị trường Hồng Kông lại mất hơn 3% do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu nhiều công ty ở đại lục niêm yết trên thị trường Hồng Kông – đặc biệt là các cổ phiếu của công ty dịch vụ viễn thông như China Mobile.
Hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Nhật cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 11 đã giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể từ 1980, do sự sụt giảm từ các mặt hàng điện tử và ôtô.
Kinh tế thế giới gặp khó khiến nhu cầu hàng hóa suy giảm mạnh, điều này đã làm xuất khẩu của Nhật sang Mỹ giảm 34%, sang châu Âu giảm 31%, sang Trung Quốc hạ 25%, sang các nước khác của châu Á giảm 27%...
Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật trong tháng 11 giảm 14,4% có nguyên nhân quan trọng từ giá dầu giảm mạnh và đồng Yên lên giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác.
Như vậy, trong tháng 11, thâm hụt thương mại của Nhật là 223,4 tỷ Yên (2,5 tỷ USD) – đưa Nhật có tháng thứ ba bị thâm hụt thương mại trong 4 tháng gần đây.
Đồng Yên đã giảm xuống 90,02 “ăn” 1 USD từ 87,14 Yên/1 USD ngày 17/12, như vậy đồng Yên đã tăng 25% giá trị trong năm 2008 so với USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm ấn tượng phiên đầu tuần lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua.
Những biện pháp hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật đã tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ công bố sẽ cho hai hãng sản xuất xe ôtô hàng đầu nước này vay 17,4 tỷ USD, đã thúc đẩy sức tăng mạnh mẽ của cổ phiếu Honda, Nissan – qua đó góp phần đẩy thị trường lên điểm.
Trong ngày, cổ phiếu Mitsubishi UFJ tăng 2,9%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 4% và cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 1,8%; cổ phiếu Honda tăng 5,4%, cổ phiếu Nissan lên 2,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 135,26 điểm, tương đương 1,57%, chốt ở mức 8.723,78. Khối lượng giao dịch đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,39%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,12%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,83%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,78 %.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,52%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,52 %. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,34%.
Hôm thứ Hai, hãng Thomson Reuters đã công bố vị trí xếp hạng các tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
Theo đó, Tập đoàn Goldman Sachs tiếp tục duy trì vị trí số một thế giới, xếp thứ hai là JP Morgan Chase với thương vụ tư vấn cho InBev mua lại hãng bia lớn nhất của Mỹ - Anheuser-Busch, với giá 52 tỷ USD...
Trong khi đó, Morgan Stanley lại bị tụt xuống xếp thứ tư từ vị trí thứ hai trong năm 2007, hãng này cũng chỉ xếp thứ 8 ở Mỹ và thứ 7 ở châu Âu.
Được biết, trong năm 2008, tổng giá trị các thương vụ trong lĩnh vực M&A trên toàn cầu ước đạt 2,89 nghìn tỷ USD, mức thấp nhất trong 3 năm qua – trong đó thương vụ công ty khai mỏ BHP Billiton mua lại Tập đoàn Rio Tinto với giá trị 66 tỷ USD được xem là thương vụ M&A lớn nhất trong năm.
Các chỉ số giảm từ 0,7-2%
Trên thị trường trái phiếu, hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo về kết quả đợt đấu giá số trái phiếu kho bạc trị giá 38 tỷ USD có kỳ hạn 2 năm, theo đó mức trái tức của đợt đấu giá này chỉ còn 0,922% - mức thấp nhất trong lịch sử.
Ngày 22/12, American International Group (AIG) thông báo sẽ bán một công ty thuộc quyền sở hữu của mình là HSB Group cho công ty bảo hiểm Munich Re của Đức với giá 742 triệu USD. Năm 2007, HSB đã thu về 158 triệu USD lợi nhuận sau thuế.
Sau thông tin này, cổ phiếu của AIG đã tăng hơn 4% và kết thúc ngày giao dịch ở mức 1,61 USD, tăng 0,61% so với phiên trước đó.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong ngày giao dịch đầu tuần do ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị giảm mạnh trong suy thoái kinh tế.
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối bán lẻ cũng giảm điểm vì lo ngại sức mua sẽ giảm mạnh trong mùa mua sắm do kinh tế khó khăn, qua đó góp phần kéo thị trường đi xuống.
Khối lượng giao dịch cũng giảm mạnh trước kỳ nghỉ Giáng sinh, trên sàn New York, khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,22 tỷ cổ phiếu – thấp hơn mức giao dịch trung bình 1,9 tỷ cổ phiếu tuần trước.
Thông tin không mấy sáng sủa từ kết quả kinh doanh của công ty về nguồn nhân lực Manpower và nhà phân phối dược phẩm hàng đầu ở Mỹ - Walgreen, đã đẩy cổ phiếu của hai hãng này giảm lần lượt là 14,2% và 4,2%.
Cùng đó, viễn cảnh của ngành ôtô thế giới cũng trở nên mờ mịt hơn khi hãng Chrysler vẫn đứng trước rủi ro phá sản dù được Chính phủ Mỹ cho vay tiền. Trong khi đó, nhà sản xuất xe hơi Toyota cho hay, hãng có thể thua lỗ lần đầu tiên trong 71 năm qua. Thông tin này khiến cổ phiếu của Toyota (NYSE-TM) niêm yết trên thị trường New York mất 5,5% xuống 60,88 USD.
Hôm thứ Hai, các chuyên gia phân tích của Credit Suisse đã hạ triển vọng của cổ phiếu General Motors, bất chấp việc hãng này được hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ. Cổ phiếu của General Motors đã mất tới 21,6%, xuống mức 3,52 USD/cổ phiếu – mức giảm mạnh nhất trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones.
Cổ phiếu khối bán lẻ cũng đồng loạt giảm điểm trong ngày giao dịch do các nhà bán lẻ ở Mỹ đang lo ngại về một đợt sụt giảm về doanh số bán hàng khi sức mua đã giảm dần do kinh tế đi xuống. Trong đó, cổ phiếu của J.C. Penney hạ 5,8%, cổ phiếu Liz Claiborne mất 7,2%.
Biểu đồ ba chỉ số chính ở Mỹ ngày 22/12 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 59,34 điểm, tương đương -0,69%, đóng cửa ở mức 8.519,77.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 31,97 điểm, tương đương -2,04%, chốt ở mức 1.532,35.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 16,25 điểm, tương đương -1,83%, đóng cửa ở mức 871,63.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,22 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.141 mã mất điểm và có 979 mã lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,66 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.873 cổ phiếu lên điểm và có 911cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm vì khối ngân hàng, ôtô, năng lượng
Chứng khoán châu Âu đồng loạt mất điểm ở cả ba thị trường chính do sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng, sản xuất ôtô và năng lượng.
Trong đó, cổ phiếu của Santander, UBS, BNP Paribas giảm từ 3,2 - 4,3%; cổ phiếu Volkswagen, Porsche và BMW mất từ 3,9 - 7,3%; cổ phiếu Total hạ 2,5%, cổ phiếu Royal Dutch Shell trượt 1,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 37,77 điểm, tương đương -0,88%, đóng cửa ở mức 4.249,16, khối lượng giao dịch đạt 1,43 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 1,23%, khối lượng giao dịch đạt 32,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 2,31%, khối lượng giao dịch đạt 156 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á gây thất vọng
Trong ngày giao dịch, nhiều thị trường châu Á giảm với biên độ dưới 1% nhưng thị trường Hồng Kông lại mất hơn 3% do sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu nhiều công ty ở đại lục niêm yết trên thị trường Hồng Kông – đặc biệt là các cổ phiếu của công ty dịch vụ viễn thông như China Mobile.
Hôm thứ Hai, Bộ Tài chính Nhật cho biết, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 11 đã giảm 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm mạnh nhất kể từ 1980, do sự sụt giảm từ các mặt hàng điện tử và ôtô.
Kinh tế thế giới gặp khó khiến nhu cầu hàng hóa suy giảm mạnh, điều này đã làm xuất khẩu của Nhật sang Mỹ giảm 34%, sang châu Âu giảm 31%, sang Trung Quốc hạ 25%, sang các nước khác của châu Á giảm 27%...
Trong khi đó, nhập khẩu của Nhật trong tháng 11 giảm 14,4% có nguyên nhân quan trọng từ giá dầu giảm mạnh và đồng Yên lên giá mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác.
Như vậy, trong tháng 11, thâm hụt thương mại của Nhật là 223,4 tỷ Yên (2,5 tỷ USD) – đưa Nhật có tháng thứ ba bị thâm hụt thương mại trong 4 tháng gần đây.
Đồng Yên đã giảm xuống 90,02 “ăn” 1 USD từ 87,14 Yên/1 USD ngày 17/12, như vậy đồng Yên đã tăng 25% giá trị trong năm 2008 so với USD.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Nikkei 225 đã tăng điểm ấn tượng phiên đầu tuần lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua.
Những biện pháp hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Nhật đã tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ Mỹ công bố sẽ cho hai hãng sản xuất xe ôtô hàng đầu nước này vay 17,4 tỷ USD, đã thúc đẩy sức tăng mạnh mẽ của cổ phiếu Honda, Nissan – qua đó góp phần đẩy thị trường lên điểm.
Trong ngày, cổ phiếu Mitsubishi UFJ tăng 2,9%, cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 4% và cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 1,8%; cổ phiếu Honda tăng 5,4%, cổ phiếu Nissan lên 2,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 135,26 điểm, tương đương 1,57%, chốt ở mức 8.723,78. Khối lượng giao dịch đạt 1,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 3,39%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,12%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,83%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ trượt 0,78 %.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 1,52%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,52 %. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 3,34%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.579,11 | 8.519,77 | 59,34 | 0,69 |
Nasdaq | 1.564,32 | 1.532,35 | 31,97 | 2,04 | |
S&P 500 | 887,88 | 871,63 | 16,25 | 1,83 | |
Anh | FTSE 100 | 4.286,93 | 4.249,16 | 37,77 | 0,88 |
Đức | DAX | 4.696,70 | 4.639,02 | 57,68 | 1,23 |
Pháp | CAC 40 | 3.225,90 | 3.151,36 | 74,54 | 2,31 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.694,52 | 4.535,54 | 158,98 | 3,39 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.588,52 | 8.723,78 | 135,26 | 1,57 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.217,21 | 14.622,40 | 505,12 | 3,34 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.180,97 | 1.179,61 | 1,36 | 0,12 |
Singapore | Straits Times | 1.794,98 | 1.762,34 | 33,13 | 1,85 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.018,46 | 1.987,76 | 30,71 | 1,52 |
Ấn Độ | BSE 30 | 10.021,42 | 10.020,71 | 79,20 | 0,78 |
Australia | ASX | 3.547,20 | 3.492,30 | 29,40 | 0,83 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |