Phố Wall phục hồi mạnh vào cuối ngày giao dịch
Ngày 15/4, đợt tăng điểm chóng vánh trong một giờ giao dịch cuối ngày, đã kéo chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại
Ngày 15/4, đợt tăng điểm chóng vánh trong một giờ giao dịch cuối ngày, đã kéo chứng khoán Mỹ khởi sắc trở lại.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 0,1%, sau khi tăng 0,4% trong tháng 2/2009. Như vậy, CPI điều chỉnh trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 đã giảm 0,4% - mức giảm lần đầu tiên kể từ năm 1955.
Nguyên nhân khiến CPI giảm trong tháng 3 là do giá thực phẩm và năng lượng đi xuống. Trong đó, giá năng lượng giảm 3%, sau khi tăng 3,3% trong tháng trước đó; giá thực phẩm giảm tháng thứ hai liên tiếp với mức giảm 0,1%.
Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, thì CPI cơ bản tăng 0,2%, bằng với mức tăng của tháng 2/2009. Tính chung trong 12 tháng, CPI cơ bản ở Mỹ đã tăng 1,8%.
Cùng ngày, báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 1,5% - giảm mạnh hơn 0,6% so với dự báo của giới phân tích, đánh dấu tháng suy giảm thứ 14 trong 15 tháng qua.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, tờ New York Times vừa loan tin về việc Chính phủ Tổng thống Obama đang có kế hoạch công bố thông tin về tình trạng tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất nước này.
Kể từ tháng 2/2009, giới chức Mỹ đã nỗ lực kiểm tra tình trạng hoạt động của các ngân hàng lớn nhằm có được thông tin đầy đủ về sức khỏe của các ngân hàng, qua đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể để điều chỉnh giúp các ngân hàng hoạt động ổn định trở lại - kể cả phải bơm thêm vốn để giải cứu ngân hàng yếu kém.
Dù cuộc kiểm tra chưa kết thúc, nhưng trong thời gian qua, nhiều ngân hàng lớn như Bank Of America, Citigroup, Goldman Sachs... đã công bố tình trạng hoạt động khả quan và rất có thể sẽ trả dần khoản vay từ gói giải cứu của Chính phủ Mỹ hồi tháng 10/2008.
Theo giới phân tích nhận định, kết quả của cuộc kiểm tra này mới thực sự là nhân tố quyết định để có thể quyết định cuộc khủng hoảng tài chính đã chạm đáy hay chưa.
Vì dù một ngân hàng tạo ra được lợi nhuận trong quý 1 cũng chưa thể khẳng định được ngân hàng đó đã thực sự “khỏe” lên, mà quan trọng hơn là phải đánh giá toàn diện, từ các khoản đầu tư dài hạn, các rủi ro và đặc biệt là bảng cân đối kế toán có “sạch” hay vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn.
Chuyển qua thông tin khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa cho biết sẽ bơm 10 tỷ USD cho 6 ngân hàng lớn ở Mỹ nếu họ có điều chỉnh các khoản vay mua nhà và có thể giúp những người mua nhà chưa có khả năng trả nợ tránh khỏi bị tịch biên nhà.
Theo tính toán của Bộ này, mỗi đơn vị hoạt động cho vay thế chấp của Citigroup, JPMorgan Chase và Wells Fargo có thể được nhận hơn 2 tỷ USD cho quá trình cải tổ này.
Được biết, tổng giá trị của nguồn quỹ 50 tỷ USD sẽ dành để khuyến khích các đơn vị hoạt động cho vay thế chấp nới lỏng các điều kiện đối với các khoản cho vay khó đòi.
Dow Jones tăng 1,4% và S&P 500 lên 1,3%
Ngày 15/4, tập đoàn sản xuất dược phẩm Abbott Laboratories cho biết, lợi nhuận sau thuế của hãng trong quý 1/2009 đạt 1,44 tỷ USD, tương đương 92 cent/cổ phiếu – tăng cao hơn so với mức 938 triệu USD (60 cent/cổ phiếu) trong quý 1/2008.
Theo dự báo của tập đoàn này, lợi nhuận sau thuế của hãng sẽ đạt 3,65-3,7 USD/cổ phiếu trong cả năm 2009. Kết thúc phiên, cổ phiếu Abbott Laboratories (NYSE-ABT) đã giảm 4,6% xuống 42,66 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau một giờ lên điểm mạnh vào cuối ngày giao dịch. Khối tài chính tăng mạnh và kéo thị trường đi lên sau khi hãng cho vay qua thẻ tín dụng - American Express cho biết lượng khách hàng trả lại các khoản vay đang ổn định trở lại.
Chỉ số S&P Tài chính đã tăng 5,6% trong ngày, trong đó cổ phiếu American Express tăng 11,88%, cổ phiếu JPMorgan lên 6,1%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 3,47%...
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã tăng được gần 26% so với thời điểm thị trường rơi vào vùng thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) được thiết lập ngày 9/3/3009. Tuy nhiên, so với đầu năm nay, chỉ số này vẫn thấp hơn hơn 5%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/4: chỉ số Dow Jones tăng 109,44 điểm, tương đương 1,38%, chốt ở mức 8.029,44.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,08 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 1.626,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 10,56 điểm, tương đương 1,25%, đóng cửa ở mức 852,06.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,48 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,08 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của JPMorgan, Harley-Davidson, Nokia, Southwest Air và Google.
Thứ Sáu: Công bố kết quả thăm dò về lòng tin người tiêu dùng; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Bernanke có bài phát biểu quan trọng; kết quả kinh doanh của Citigroup, GE.
Chứng khoán châu Âu đi xuống sau ba ngày tăng điểm
Ngày 15/4, Giám đốc điều hành UBS cho biết, ngân hàng đã thua lỗ gần 2 tỷ francs Thụy Sỹ (1,7 tỷ USD) trong quý 1/2009, đồng thời cho biết ngân hàng đã có kế hoạch cắt giảm 8.700 nhân viên, xuống 67.500 người vào năm 2010, tương đương 11% lực lượng nhân sự.
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm nhẹ hôm thứ Tư trước đà giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng và khai mỏ.
Kết quả kinh doanh thua lỗ và phải lên kế hoạch cắt giảm nhân sự của UBS đã đẩy cổ phiếu khối ngân hàng cùng giảm điểm. Cổ phiếu UBS mất 3,3%, cổ phiếu Standard Chartered Bank hạ 3%, cổ phiếu BNP Paribas trượt 2,1%, cổ phiếu Credit Agricole xuống 2% và cổ phiếu Deutsche Bank mất 1,7%.
Trong khi đó, nhiều cổ phiếu khối khai mỏ cũng mất điểm trước nhu cầu nguyên liệu thô suy giảm. Cổ phiếu Rio Tinto mất 4,2%, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Antofagasta, Xstrata STA.L và Eurasian Natural Resources giảm từ 1,8% đến 3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 20,59 điểm, tương đương -0,52%, chốt ở mức 3.968,4. Khối lượng giao dịch đạt 2,42 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức xuống 0,16%, khối lượng giao dịch đạt 23,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,48%, khối lượng giao dịch đạt 169,4 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Bảng điện tử nhiều thị trường chứng khoán châu Á đã chuyển sang gam màu đỏ sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố mức suy giảm về doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng 3/2009.
Trong khi đó, những thị trường duy trì được sắc xanh đến hết ngày giao dịch thì có biên độ tăng cũng không đáng kể, riêng thị trường Ấn Độ tăng gần 2% vì mới giao dịch trở lại sau một ngày nghỉ.
Điều này gây nên lo ngại về khả năng mức nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm, làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước và vùng lãnh thổ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,6% xuống 89,04 điểm, kết thúc chuỗi 5 ngày tăng điểm với tổng giá trị tăng thêm đạt 5,6%.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp trong tuần, do sự sụt giảm của cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn và thông tin doanh số bán lẻ ở Mỹ trong tháng 3/2009 giảm 1,1%.
Đồng Yên lên giá khiến cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu giảm điểm, nên đã kéo toàn thị trường giảm hơn 1%. Cổ phiếu Canon hạ 2,6%, cổ phiếu Sony mất 4,3%, cổ phiếu Hitachi giảm 4%, cổ phiếu Honda trượt 0,7%...
Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của khối tài chính Nhật tiếp tục kéo cổ phiếu khối này sụt giảm, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 3%, cổ phiếu Mizuho Financial Group trượt 2%, cổ phiếu Nomura Holdings sụt giảm 7,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 99,72 điểm, tương đương -1,13%, chốt ở mức 8.742,96. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường có 871 cổ phiếu giảm điểm và có 716 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 15/4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này trong tháng 3/3009 đã giảm 9,5% xuống 8,4 tỷ USD – thấp hơn 7,4 tỷ USD so với tháng 2/2009. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc bị sụt giảm.
Khối doanh nghiệp nước ngoài vốn đóng góp 30% giá trị sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, 55% hoạt động thương mại và giải quyết việc làm cho 11% lực lượng lao động ở thành phố.
Theo dự báo của giới phân tích, GDP của Trung Quốc trong quý 1/2009 sẽ tăng không thấp hơn 6%, nhưng sẽ không vượt quá mức tăng 6,8% trong quý 1/2008. Dự kiến, ngày 16/4, cơ quan thống kê của nước này sẽ công bố số liệu chính thức.
Trên thị chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục tăng 0,33%, chốt ở mức 2.535,5.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,3%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,71%. Chỉ số ASX của Autralia trượt 0,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,57%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,33%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 1,97%.
Hôm thứ Tư, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 0,1%, sau khi tăng 0,4% trong tháng 2/2009. Như vậy, CPI điều chỉnh trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 đã giảm 0,4% - mức giảm lần đầu tiên kể từ năm 1955.
Nguyên nhân khiến CPI giảm trong tháng 3 là do giá thực phẩm và năng lượng đi xuống. Trong đó, giá năng lượng giảm 3%, sau khi tăng 3,3% trong tháng trước đó; giá thực phẩm giảm tháng thứ hai liên tiếp với mức giảm 0,1%.
Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, thì CPI cơ bản tăng 0,2%, bằng với mức tăng của tháng 2/2009. Tính chung trong 12 tháng, CPI cơ bản ở Mỹ đã tăng 1,8%.
Cùng ngày, báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy, sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 1,5% - giảm mạnh hơn 0,6% so với dự báo của giới phân tích, đánh dấu tháng suy giảm thứ 14 trong 15 tháng qua.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, tờ New York Times vừa loan tin về việc Chính phủ Tổng thống Obama đang có kế hoạch công bố thông tin về tình trạng tài chính của 19 ngân hàng lớn nhất nước này.
Kể từ tháng 2/2009, giới chức Mỹ đã nỗ lực kiểm tra tình trạng hoạt động của các ngân hàng lớn nhằm có được thông tin đầy đủ về sức khỏe của các ngân hàng, qua đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể để điều chỉnh giúp các ngân hàng hoạt động ổn định trở lại - kể cả phải bơm thêm vốn để giải cứu ngân hàng yếu kém.
Dù cuộc kiểm tra chưa kết thúc, nhưng trong thời gian qua, nhiều ngân hàng lớn như Bank Of America, Citigroup, Goldman Sachs... đã công bố tình trạng hoạt động khả quan và rất có thể sẽ trả dần khoản vay từ gói giải cứu của Chính phủ Mỹ hồi tháng 10/2008.
Theo giới phân tích nhận định, kết quả của cuộc kiểm tra này mới thực sự là nhân tố quyết định để có thể quyết định cuộc khủng hoảng tài chính đã chạm đáy hay chưa.
Vì dù một ngân hàng tạo ra được lợi nhuận trong quý 1 cũng chưa thể khẳng định được ngân hàng đó đã thực sự “khỏe” lên, mà quan trọng hơn là phải đánh giá toàn diện, từ các khoản đầu tư dài hạn, các rủi ro và đặc biệt là bảng cân đối kế toán có “sạch” hay vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn.
Chuyển qua thông tin khác, Bộ Tài chính Mỹ vừa cho biết sẽ bơm 10 tỷ USD cho 6 ngân hàng lớn ở Mỹ nếu họ có điều chỉnh các khoản vay mua nhà và có thể giúp những người mua nhà chưa có khả năng trả nợ tránh khỏi bị tịch biên nhà.
Theo tính toán của Bộ này, mỗi đơn vị hoạt động cho vay thế chấp của Citigroup, JPMorgan Chase và Wells Fargo có thể được nhận hơn 2 tỷ USD cho quá trình cải tổ này.
Được biết, tổng giá trị của nguồn quỹ 50 tỷ USD sẽ dành để khuyến khích các đơn vị hoạt động cho vay thế chấp nới lỏng các điều kiện đối với các khoản cho vay khó đòi.
Dow Jones tăng 1,4% và S&P 500 lên 1,3%
Ngày 15/4, tập đoàn sản xuất dược phẩm Abbott Laboratories cho biết, lợi nhuận sau thuế của hãng trong quý 1/2009 đạt 1,44 tỷ USD, tương đương 92 cent/cổ phiếu – tăng cao hơn so với mức 938 triệu USD (60 cent/cổ phiếu) trong quý 1/2008.
Theo dự báo của tập đoàn này, lợi nhuận sau thuế của hãng sẽ đạt 3,65-3,7 USD/cổ phiếu trong cả năm 2009. Kết thúc phiên, cổ phiếu Abbott Laboratories (NYSE-ABT) đã giảm 4,6% xuống 42,66 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại sau một giờ lên điểm mạnh vào cuối ngày giao dịch. Khối tài chính tăng mạnh và kéo thị trường đi lên sau khi hãng cho vay qua thẻ tín dụng - American Express cho biết lượng khách hàng trả lại các khoản vay đang ổn định trở lại.
Chỉ số S&P Tài chính đã tăng 5,6% trong ngày, trong đó cổ phiếu American Express tăng 11,88%, cổ phiếu JPMorgan lên 6,1%, cổ phiếu Bank of America tiến thêm 3,47%...
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã tăng được gần 26% so với thời điểm thị trường rơi vào vùng thị trường đầu cơ giá xuống (bear market) được thiết lập ngày 9/3/3009. Tuy nhiên, so với đầu năm nay, chỉ số này vẫn thấp hơn hơn 5%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 15/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/4: chỉ số Dow Jones tăng 109,44 điểm, tương đương 1,38%, chốt ở mức 8.029,44.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 1,08 điểm, tương đương 0,07%, chốt ở mức 1.626,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 10,56 điểm, tương đương 1,25%, đóng cửa ở mức 852,06.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,48 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,08 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của JPMorgan, Harley-Davidson, Nokia, Southwest Air và Google.
Thứ Sáu: Công bố kết quả thăm dò về lòng tin người tiêu dùng; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Bernanke có bài phát biểu quan trọng; kết quả kinh doanh của Citigroup, GE.
Chứng khoán châu Âu đi xuống sau ba ngày tăng điểm
Ngày 15/4, Giám đốc điều hành UBS cho biết, ngân hàng đã thua lỗ gần 2 tỷ francs Thụy Sỹ (1,7 tỷ USD) trong quý 1/2009, đồng thời cho biết ngân hàng đã có kế hoạch cắt giảm 8.700 nhân viên, xuống 67.500 người vào năm 2010, tương đương 11% lực lượng nhân sự.
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm nhẹ hôm thứ Tư trước đà giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng và khai mỏ.
Kết quả kinh doanh thua lỗ và phải lên kế hoạch cắt giảm nhân sự của UBS đã đẩy cổ phiếu khối ngân hàng cùng giảm điểm. Cổ phiếu UBS mất 3,3%, cổ phiếu Standard Chartered Bank hạ 3%, cổ phiếu BNP Paribas trượt 2,1%, cổ phiếu Credit Agricole xuống 2% và cổ phiếu Deutsche Bank mất 1,7%.
Trong khi đó, nhiều cổ phiếu khối khai mỏ cũng mất điểm trước nhu cầu nguyên liệu thô suy giảm. Cổ phiếu Rio Tinto mất 4,2%, cổ phiếu BHP Billiton, Anglo American, Antofagasta, Xstrata STA.L và Eurasian Natural Resources giảm từ 1,8% đến 3,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 20,59 điểm, tương đương -0,52%, chốt ở mức 3.968,4. Khối lượng giao dịch đạt 2,42 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức xuống 0,16%, khối lượng giao dịch đạt 23,4 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,48%, khối lượng giao dịch đạt 169,4 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Bảng điện tử nhiều thị trường chứng khoán châu Á đã chuyển sang gam màu đỏ sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố mức suy giảm về doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng 3/2009.
Trong khi đó, những thị trường duy trì được sắc xanh đến hết ngày giao dịch thì có biên độ tăng cũng không đáng kể, riêng thị trường Ấn Độ tăng gần 2% vì mới giao dịch trở lại sau một ngày nghỉ.
Điều này gây nên lo ngại về khả năng mức nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm, làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước và vùng lãnh thổ.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 0,6% xuống 89,04 điểm, kết thúc chuỗi 5 ngày tăng điểm với tổng giá trị tăng thêm đạt 5,6%.
Chứng khoán Nhật tiếp tục giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp trong tuần, do sự sụt giảm của cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn và thông tin doanh số bán lẻ ở Mỹ trong tháng 3/2009 giảm 1,1%.
Đồng Yên lên giá khiến cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu giảm điểm, nên đã kéo toàn thị trường giảm hơn 1%. Cổ phiếu Canon hạ 2,6%, cổ phiếu Sony mất 4,3%, cổ phiếu Hitachi giảm 4%, cổ phiếu Honda trượt 0,7%...
Bên cạnh đó, những lo ngại về triển vọng lợi nhuận của khối tài chính Nhật tiếp tục kéo cổ phiếu khối này sụt giảm, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 3%, cổ phiếu Mizuho Financial Group trượt 2%, cổ phiếu Nomura Holdings sụt giảm 7,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 99,72 điểm, tương đương -1,13%, chốt ở mức 8.742,96. Khối lượng giao dịch đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường có 871 cổ phiếu giảm điểm và có 716 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 15/4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này trong tháng 3/3009 đã giảm 9,5% xuống 8,4 tỷ USD – thấp hơn 7,4 tỷ USD so với tháng 2/2009. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc bị sụt giảm.
Khối doanh nghiệp nước ngoài vốn đóng góp 30% giá trị sản lượng công nghiệp của Trung Quốc, 55% hoạt động thương mại và giải quyết việc làm cho 11% lực lượng lao động ở thành phố.
Theo dự báo của giới phân tích, GDP của Trung Quốc trong quý 1/2009 sẽ tăng không thấp hơn 6%, nhưng sẽ không vượt quá mức tăng 6,8% trong quý 1/2008. Dự kiến, ngày 16/4, cơ quan thống kê của nước này sẽ công bố số liệu chính thức.
Trên thị chứng khoán, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục tăng 0,33%, chốt ở mức 2.535,5.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,3%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,71%. Chỉ số ASX của Autralia trượt 0,11%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,57%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,33%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ lên 1,97%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.920,18 | 8.029,62 | 109,44 | 1,38 |
Nasdaq | 1.625,72 | 1.626,80 | 1,08 | 0,07 | |
S&P 500 | 841,50 | 852,06 | 10,56 | 1,25 | |
Anh | FTSE 100 | 3.988,99 | 3.968,40 | 20,59 | 0,52 |
Đức | DAX | 4.557,01 | 4.549,79 | 7,22 | 0,16 |
Pháp | CAC 40 | 3.000,22 | 2.985,74 | 14,48 | 0,48 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.892,68 | 5.875,19 | 17,49 | 0,30 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.842,68 | 8.742,96 | 99,72 | 1,13 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.580,16 | 15.669,62 | 89,46 | 0,57 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.342,63 | 1.333,09 | 9,54 | 0,71 |
Singapore | Straits Times | 1.871,66 | 1.899,86 | 2,84 | 0,15 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.527,18 | 2.535,50 | 8,31 | 0,33 |
Ấn Độ | BSE 30 | 10.967,22 | 11,183.81 | 216,59 | 1,97 |
Australia | ASX | 3.697,90 | 3.693,90 | 4,00 | 0,11 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |