Phố Wall rớt mạnh sau động thái từ Nhật
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động dữ dội trong phiên giao dịch ngày 11/6
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động dữ dội trong phiên giao dịch ngày 11/6, do nhà đầu tư thất vọng trước việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ của cơ quan này.
Các chỉ số chính giảm hơn 1% ngay sau khi thị trường mở cửa, sau đó lại giành lại được phần lớn số điểm đã mất vào giữa ngày. Tình trạng bán tháo quay trở lại thị trường vào cuối phiên khiến các chỉ số sau cùng vẫn giảm sâu. Nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng giảm mạnh nhất, tác động lớn tới chỉ số S&P 500. Toàn bộ 10 lĩnh vực của chỉ số này đều đóng cửa giảm điểm.
Hôm qua, BOJ tuyên bố cơ quan này tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ đưa ra hồi tháng 4, gia tăng lượng tiền mặt và tiền gửi ở mức 60.000 - 70.000 tỷ Yên mỗi năm và không đưa ra thêm bất cứ hành động nào nhằm xoa dịu những biến động trên thị trường trái phiếu chính phủ. BOJ cũng đưa ra nhận định lạc quan hơn rằng, nền kinh tế Nhật Bản đang cải thiện.
Các biện pháp mạnh tay mà BOJ đưa ra hồi tháng 4 nhắm tới việc hạ lãi suất cơ bản, để giúp kinh tế Nhật Bản lấy lại đà tăng trưởng, song các thị trường trái phiếu lại đang đối mặt với sự xáo động không nhỏ, trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 11%, do hoạt động mua trái phiếu quy mô lớn của BOJ đã làm giảm bớt tính thanh khoản trên thị trường.
Mặc dù theo đánh giá của BOJ, kinh tế Nhật Bản đã khả quan hơn, nhưng việc cơ quan này không đưa ra được các biện pháp tiền tệ mới nào để làm giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu đã khiến nhà đầu tư thất vọng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lên 2,3%, cao nhất 14 tháng, trong khi chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, khi tỷ giá Yên/ USD lên cao nhất 2 năm.
Giới phân tích thị trường cho rằng, các nhà đầu tư chứng khoán đã trở nên nhạy cảm hơn trong vài tuần gần đây, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) ra tín hiệu giảm bớt hoặc từ bỏ các chương trình kích thích tăng trưởng, yếu tố giúp chỉ số S&P 500 đạt được mức tăng 14% trong năm nay. Việc rút bỏ chương trình này được cho là sẽ làm tác động sâu rộng tới thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 116,57 điểm, tương ứng với mức 0,76%, xuống còn 15.122,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,68 điểm, tương ứng với mức 1,02%, xuống còn 1.626,13 điểm. Cùng chiều với Dow Jones và S&P 500, chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm mạnh 36,82 điểm, tương ứng 1,06%, còn 3.426,95 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,38 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, tương đương với con số cổ phiếu giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm 2013 cho tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội số tăng điểm tại sàn giao dịch New York với tỷ lệ 6,6/1, còn tỷ lệ trên sàn Nasdaq là 2,8/1.
Các chỉ số chính giảm hơn 1% ngay sau khi thị trường mở cửa, sau đó lại giành lại được phần lớn số điểm đã mất vào giữa ngày. Tình trạng bán tháo quay trở lại thị trường vào cuối phiên khiến các chỉ số sau cùng vẫn giảm sâu. Nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng giảm mạnh nhất, tác động lớn tới chỉ số S&P 500. Toàn bộ 10 lĩnh vực của chỉ số này đều đóng cửa giảm điểm.
Hôm qua, BOJ tuyên bố cơ quan này tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ đưa ra hồi tháng 4, gia tăng lượng tiền mặt và tiền gửi ở mức 60.000 - 70.000 tỷ Yên mỗi năm và không đưa ra thêm bất cứ hành động nào nhằm xoa dịu những biến động trên thị trường trái phiếu chính phủ. BOJ cũng đưa ra nhận định lạc quan hơn rằng, nền kinh tế Nhật Bản đang cải thiện.
Các biện pháp mạnh tay mà BOJ đưa ra hồi tháng 4 nhắm tới việc hạ lãi suất cơ bản, để giúp kinh tế Nhật Bản lấy lại đà tăng trưởng, song các thị trường trái phiếu lại đang đối mặt với sự xáo động không nhỏ, trong đó lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 11%, do hoạt động mua trái phiếu quy mô lớn của BOJ đã làm giảm bớt tính thanh khoản trên thị trường.
Mặc dù theo đánh giá của BOJ, kinh tế Nhật Bản đã khả quan hơn, nhưng việc cơ quan này không đưa ra được các biện pháp tiền tệ mới nào để làm giảm bớt sự biến động trên thị trường trái phiếu đã khiến nhà đầu tư thất vọng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lên 2,3%, cao nhất 14 tháng, trong khi chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, khi tỷ giá Yên/ USD lên cao nhất 2 năm.
Giới phân tích thị trường cho rằng, các nhà đầu tư chứng khoán đã trở nên nhạy cảm hơn trong vài tuần gần đây, sau khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) ra tín hiệu giảm bớt hoặc từ bỏ các chương trình kích thích tăng trưởng, yếu tố giúp chỉ số S&P 500 đạt được mức tăng 14% trong năm nay. Việc rút bỏ chương trình này được cho là sẽ làm tác động sâu rộng tới thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 116,57 điểm, tương ứng với mức 0,76%, xuống còn 15.122,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 16,68 điểm, tương ứng với mức 1,02%, xuống còn 1.626,13 điểm. Cùng chiều với Dow Jones và S&P 500, chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm mạnh 36,82 điểm, tương ứng 1,06%, còn 3.426,95 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, với khoảng 6,38 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, tương đương với con số cổ phiếu giao dịch trung bình hàng ngày từ đầu năm 2013 cho tới nay. Số cổ phiếu giảm điểm vượt trội số tăng điểm tại sàn giao dịch New York với tỷ lệ 6,6/1, còn tỷ lệ trên sàn Nasdaq là 2,8/1.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 15.122,02 | -116,57 | -0,76 |
S&P 500 | 1.626,13 | -16,68 | -1,02 | |
Nasdaq | 3.436,95 | -36,82 | -1,06 | |
Anh | FTSE 100 | 6.340,08 | -60,37 | -0,94 |
Pháp | CAC 40 | 3.810,56 | -53,80 | -1,39 |
Đức | DAX | 8.222,46 | -85,23 | -1,03 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.317,62 | -196,58 | -1,45 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.354,66 | -260,43 | -1,20 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.210,90 | -29,86 | -1,33 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.116,15 | -44,40 | -0,54 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.920,68 | -12,02 | -0,62 |
Singapore | Straits Times | 3.170,38 | -30,13 | -0,94 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |