Phố Wall rớt thảm do hàng loạt tin xấu
Phố Wall vừa khép lại ngày giao dịch tồi tệ nhất trong 8 tuần qua, do phải hứng chịu hàng loạt yếu tố bất lợi
Phố Wall vừa khép lại ngày giao dịch tồi tệ nhất trong 8 tuần qua, do phải hứng chịu hàng loạt yếu tố bất lợi như báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp kém lạc quan, số liệu kinh tế yếu kém và các cuộc hội đàm nâng trần nợ công dậm chân tại chỗ.
Cụ thể, kết thúc phiên 27/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 198,75 điểm, tương ứng 1,59%, xuống 12.302,55 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 27,05 điểm, tương ứng 2,03%, xuống 1.304,89 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 75,17 điểm, tương ứng 2,65%, xuống 2.764,79 điểm.
Như vậy, cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã trượt giảm 3 phiên liên tiếp, trong khi Dow Jones đã giảm điểm 4 phiên liên tục. Riêng trong phiên giao dịch 27/7, chỉ số S&P 500 có mức giảm điểm phần trăm theo ngày mạnh nhất kể từ hôm 1/6 tới nay.
Hôm qua, các cuộc hội đàm giữa nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa xung quanh kế hoạch nâng trần nợ công trước thời hạn chót 2/8, tiếp tục rơi vào thế bế tắc. Mặc dù đã xuất hiện một số nhượng bộ, nhưng chưa đạt được thỏa thuận cũng đồng nghĩa với việc án vỡ nợ vẫn còn lơ lửng trên đầu.
Bên cạnh vấn đề vỡ nợ tiềm tàng, Chính phủ Mỹ còn có thể đối mặt với nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Avalon Partners ở New York cho rằng, thị trường bắt đầu có những lo lắng thực sự về khả năng vỡ nợ.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall trong phiên giao dịch hôm qua tăng 13,6%. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, chỉ số này lên điểm.
Mặc dù cuộc tranh cãi về nâng trần nợ công đã chiếm gần trọn sự chú ý của giới đầu tư trong tuần này. Tuy nhiên, vấn đề chi phối tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch hôm qua lại là báo cáo lợi nhuận đầy thất vọng từ khu vực công nghiệp và công nghệ.
Kết quả doanh thu của Juniper Networks đã khiến cổ phiếu của hãng công nghệ này tụt dốc thảm hại, 20,9% xuống 24,66 USD, tác động nặng nề tới khu vực cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P công nghệ trượt giảm 3%.
Thêm vào đó, thị trường cũng đón nhận tin xấu từ khu vực kinh tế vĩ mô. Cụ thể, số đơn đặt mua mới hàng hóa tiêu dùng bền do Mỹ sản xuất trong tháng 6 vừa qua bất ngờ sụt giảm ngoài dự liệu. Trong khi, số liệu điều tra của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy nhịp độ phục hồi kinh tế đang chậm lại ở hầu hết các khu vực.
Tương tự, khu vực chứng khoán Châu Âu cũng có phiên giảm mạnh do tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's tiếp tục hạ cấp tín dụng của Hy Lạp, làm tâm lý lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu gia tăng trở lại.
Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt mạnh 1,23% xuống còn 5.856,58 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,32% xuống còn 7.252,68 điểm. Và chỉ số CAC 40 của Pháp tuột dốc tới 1,42% xuống còn 3.734,07 điểm.
Trong khi đó, các sàn châu Á cho kết quả đan xen trong ngày 27/7. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật hạ 0,5%, Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,13%. Ngược lại, Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 0,76%, Straits Times của Singapore 0,22%, Taiex của Đài Loan và Kospi của Hàn Quốc đều tăng 0,26%.
Cụ thể, kết thúc phiên 27/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 198,75 điểm, tương ứng 1,59%, xuống 12.302,55 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 27,05 điểm, tương ứng 2,03%, xuống 1.304,89 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 75,17 điểm, tương ứng 2,65%, xuống 2.764,79 điểm.
Như vậy, cả hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã trượt giảm 3 phiên liên tiếp, trong khi Dow Jones đã giảm điểm 4 phiên liên tục. Riêng trong phiên giao dịch 27/7, chỉ số S&P 500 có mức giảm điểm phần trăm theo ngày mạnh nhất kể từ hôm 1/6 tới nay.
Hôm qua, các cuộc hội đàm giữa nghị sỹ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa xung quanh kế hoạch nâng trần nợ công trước thời hạn chót 2/8, tiếp tục rơi vào thế bế tắc. Mặc dù đã xuất hiện một số nhượng bộ, nhưng chưa đạt được thỏa thuận cũng đồng nghĩa với việc án vỡ nợ vẫn còn lơ lửng trên đầu.
Bên cạnh vấn đề vỡ nợ tiềm tàng, Chính phủ Mỹ còn có thể đối mặt với nguy cơ bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của hãng Avalon Partners ở New York cho rằng, thị trường bắt đầu có những lo lắng thực sự về khả năng vỡ nợ.
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall trong phiên giao dịch hôm qua tăng 13,6%. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, chỉ số này lên điểm.
Mặc dù cuộc tranh cãi về nâng trần nợ công đã chiếm gần trọn sự chú ý của giới đầu tư trong tuần này. Tuy nhiên, vấn đề chi phối tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch hôm qua lại là báo cáo lợi nhuận đầy thất vọng từ khu vực công nghiệp và công nghệ.
Kết quả doanh thu của Juniper Networks đã khiến cổ phiếu của hãng công nghệ này tụt dốc thảm hại, 20,9% xuống 24,66 USD, tác động nặng nề tới khu vực cổ phiếu công nghệ. Chỉ số S&P công nghệ trượt giảm 3%.
Thêm vào đó, thị trường cũng đón nhận tin xấu từ khu vực kinh tế vĩ mô. Cụ thể, số đơn đặt mua mới hàng hóa tiêu dùng bền do Mỹ sản xuất trong tháng 6 vừa qua bất ngờ sụt giảm ngoài dự liệu. Trong khi, số liệu điều tra của Cục Dự trữ Liên bang cho thấy nhịp độ phục hồi kinh tế đang chậm lại ở hầu hết các khu vực.
Tương tự, khu vực chứng khoán Châu Âu cũng có phiên giảm mạnh do tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's tiếp tục hạ cấp tín dụng của Hy Lạp, làm tâm lý lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu gia tăng trở lại.
Chỉ số FTSE 100 của Anh trượt mạnh 1,23% xuống còn 5.856,58 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 1,32% xuống còn 7.252,68 điểm. Và chỉ số CAC 40 của Pháp tuột dốc tới 1,42% xuống còn 3.734,07 điểm.
Trong khi đó, các sàn châu Á cho kết quả đan xen trong ngày 27/7. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật hạ 0,5%, Hang Seng của Hồng Kông trượt 0,13%. Ngược lại, Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 0,76%, Straits Times của Singapore 0,22%, Taiex của Đài Loan và Kospi của Hàn Quốc đều tăng 0,26%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.501,30 | 12.302,50 | 198,75 | 1,59 |
S&P 500 | 1.331,94 | 1.304,89 | 27,05 | 2,03 | |
Nasdaq | 2.839,96 | 2.764,79 | 75,17 | 2,65 | |
Anh | FTSE 100 | 5.929,73 | 5.856,58 | 73,15 | 1,23 |
Pháp | CAC 40 | 3.787,88 | 3.734,07 | 53,81 | 1,42 |
Đức | DAX | 7.349,45 | 7.252,68 | 96,77 | 1,32 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.097,70 | 10.047,20 | 50,53 | 0,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.572,10 | 22.541,70 | 30,39 | 0,13 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.703,03 | 2.723,49 | 20,47 | 0,76 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.794,24 | 8.817,49 | 23,25 | 0,26 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.168,70 | 2.174,31 | 5,61 | 0,26 |
Singapore | Straits Times | 3.186,57 | 3.193,54 | 6,97 | 0,22 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |