Phố Wall tăng điểm phiên thứ tư liên tiếp
Ngày 9/9, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng điểm nhờ sự khởi sắc của khối công nghệ và công nghiệp
Ngày 9/9, chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng điểm nhờ sự khởi sắc của khối công nghệ và công nghiệp, đưa chỉ số S&P 500 lên mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
Cả ba chỉ số chứng khoán mở cửa với mức tăng không đáng kể, sau đó lại giảm điểm trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, nhờ lực cẩu ổn định trở lại nên các chỉ số bắt đầu phục hồi và duy trì xu thế tăng điểm đến hết ngày giao dịch. Trong đầu phiên buổi chiều, chỉ số Nasdaq có lúc đã tăng được hơn 1,25%, S&P nhích hơn 1% và Dow Jones tăng trên 0,75%.
Đồng USD tiếp tục suy yếu so với rổ 6 ngoại tệ đã giúp cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn tăng điểm. Cổ phiếu của nhà sản xuất máy móc thiết bị công nghiệp Caterpillar đã tăng 3,07. Cổ phiếu của Boeing lên 2,1%, cổ phiếu General Electric tiến thêm 2,6%.
Nhờ biên độ tăng cao của các cổ phiếu blue-chip nên đã giúp chỉ số S&P khối công nghiệp tăng 1,55% và giúp Dow Jones duy trì lợi thế tăng điểm.
Ngoài cổ phiếu khối công nghiệp tăng điểm mạnh, cổ phiếu khối công nghệ cũng có mức tăng khá, góp phần quan trọng vào phiên tăng điểm này của thị trường. Chỉ số Nasdaq bật tăng hơn 1% và dẫn đầu về biên độ so với hai chỉ số chính còn lại. Cổ phiếu của Google lên 1,2%, cổ phiếu Ebay nhích 3,9%, cổ phiếu Texas Instruments tăng 1,24%.
Trước khi phiên giao dịch ngày 9/9 xảy ra, thị trường chứng khoán Mỹ đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp nên việc thị trường tiếp tục tăng điểm được giới phân tích nhìn nhận khá tích cực. Hai phiên cuối tuần này, nhiều thông tin vĩ mô quan trọng sẽ được công bố, do đó mạch tăng của thị trường cơ bản sẽ phụ thuộc vào mức độ tích cực hay tiêu cực của các thông tin.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/9: chỉ số Dow Jones tăng 49,88 điểm, tương đương 0,53%, chốt ở mức 9.547,22.
Chỉ số Nasdaq lên 22,62 điểm, tương đương 1,11%, chốt ở mức 2.060,39.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 7,98 điểm, tương đương 0,78%, đóng cửa ở mức 1.033,37.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 21 cổ phiếu tăng điểm thì có 8 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,51 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 18 cổ phiếu tăng điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7/2009; Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ có buổi điều trần về chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP).
Thứ Sáu: Công bố thông tin về trữ lượng hàng tồn kho tháng 7/2009; Công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Reuters và trường Đại học Michigan.
Chứng khoán châu Âu lên cao nhất trong 11 tháng
Giá dầu tăng mạnh do USD yếu đi đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng cao, qua đó góp phần giúp thị trường chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 11 tháng qua.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của khối ngân hàng cũng đã giúp thị trường có động lực lên điểm. Trong đó cổ phiếu Commerzbank tăng 11,6%, cổ phiếu Standard Chartered, HSBC, Barclays, Societe Generale, Credit Agricole và Swedbank cũng tăng từ 1% đến 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 56,96 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 5.004,3. Khối lượng giao dịch đạt 2,43 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,69%, khối lượng giao dịch đạt 33,25 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,28%, khối lượng giao dịch đạt 181,24 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Sau hai ngày tăng điểm đầu tuần, chứng khoán châu Á đã quay đầu giảm điểm vào ngày 9/9.
Dù vậy, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Ấn Độ đã thoát khỏi xu hướng giảm điểm của chứng khoán khu vực để có thể duy trì phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 1 năm phiên này đã đi xuống. Thông tin tiêu cực xuất hiện trên thị trường là việc Chủ tịch mạng thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc bán cổ phiếu và cổ đông của Lenovo Group giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,8% xuống 115,02 điểm, hiện giá cổ phiếu trong chỉ số này đang giảm dịch gấp khoảng 23 lần thu nhập của công ty, từ mức 14 lần hồi đầu năm nay.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã quay đầu giảm điểm hôm thứ Tư do nhiều cổ phiếu blue-chip có ảnh hưởng tới thị trường như Canon, Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group… đồng loạt đi xuống.
J.P. Morgan đã cắt giảm triển vọng đối với Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group xuống “ổn định”, từ mức “triển vọng”. Điều này khổng chỉ làm hai cổ phiếu này giảm xấp xỉ 3% mà còn kéo theo cổ phiếu khối ngân hàng đi xuống.
Đồng Yên tiếp tục xu hướng lên giá nên đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon giảm 2,8%, cổ phiếu Honda mất 2,4%, cổ phiếu Toyota mất 1,8%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 81,09 điểm, tương đương - 0,78%, chốt ở mức 10.312,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,01 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,87%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 0,32%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,02%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,58%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,04%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 0,43%. Chỉ số KOSPI mất 0,74%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,54%.
Cả ba chỉ số chứng khoán mở cửa với mức tăng không đáng kể, sau đó lại giảm điểm trong khoảng 20 phút. Tuy nhiên, nhờ lực cẩu ổn định trở lại nên các chỉ số bắt đầu phục hồi và duy trì xu thế tăng điểm đến hết ngày giao dịch. Trong đầu phiên buổi chiều, chỉ số Nasdaq có lúc đã tăng được hơn 1,25%, S&P nhích hơn 1% và Dow Jones tăng trên 0,75%.
Đồng USD tiếp tục suy yếu so với rổ 6 ngoại tệ đã giúp cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn tăng điểm. Cổ phiếu của nhà sản xuất máy móc thiết bị công nghiệp Caterpillar đã tăng 3,07. Cổ phiếu của Boeing lên 2,1%, cổ phiếu General Electric tiến thêm 2,6%.
Nhờ biên độ tăng cao của các cổ phiếu blue-chip nên đã giúp chỉ số S&P khối công nghiệp tăng 1,55% và giúp Dow Jones duy trì lợi thế tăng điểm.
Ngoài cổ phiếu khối công nghiệp tăng điểm mạnh, cổ phiếu khối công nghệ cũng có mức tăng khá, góp phần quan trọng vào phiên tăng điểm này của thị trường. Chỉ số Nasdaq bật tăng hơn 1% và dẫn đầu về biên độ so với hai chỉ số chính còn lại. Cổ phiếu của Google lên 1,2%, cổ phiếu Ebay nhích 3,9%, cổ phiếu Texas Instruments tăng 1,24%.
Trước khi phiên giao dịch ngày 9/9 xảy ra, thị trường chứng khoán Mỹ đã có 3 phiên tăng điểm liên tiếp nên việc thị trường tiếp tục tăng điểm được giới phân tích nhìn nhận khá tích cực. Hai phiên cuối tuần này, nhiều thông tin vĩ mô quan trọng sẽ được công bố, do đó mạch tăng của thị trường cơ bản sẽ phụ thuộc vào mức độ tích cực hay tiêu cực của các thông tin.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 9/9 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 9/9: chỉ số Dow Jones tăng 49,88 điểm, tương đương 0,53%, chốt ở mức 9.547,22.
Chỉ số Nasdaq lên 22,62 điểm, tương đương 1,11%, chốt ở mức 2.060,39.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 7,98 điểm, tương đương 0,78%, đóng cửa ở mức 1.033,37.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 21 cổ phiếu tăng điểm thì có 8 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,51 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 18 cổ phiếu tăng điểm thì có 7 cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7/2009; Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ có buổi điều trần về chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP).
Thứ Sáu: Công bố thông tin về trữ lượng hàng tồn kho tháng 7/2009; Công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Reuters và trường Đại học Michigan.
Chứng khoán châu Âu lên cao nhất trong 11 tháng
Giá dầu tăng mạnh do USD yếu đi đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng cao, qua đó góp phần giúp thị trường chứng khoán châu Âu lên mức cao nhất trong 11 tháng qua.
Bên cạnh đó, sự khởi sắc của khối ngân hàng cũng đã giúp thị trường có động lực lên điểm. Trong đó cổ phiếu Commerzbank tăng 11,6%, cổ phiếu Standard Chartered, HSBC, Barclays, Societe Generale, Credit Agricole và Swedbank cũng tăng từ 1% đến 3,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 56,96 điểm, tương đương 1,15%, chốt ở mức 5.004,3. Khối lượng giao dịch đạt 2,43 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức lên 1,69%, khối lượng giao dịch đạt 33,25 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,28%, khối lượng giao dịch đạt 181,24 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á đón phiên điều chỉnh giảm
Sau hai ngày tăng điểm đầu tuần, chứng khoán châu Á đã quay đầu giảm điểm vào ngày 9/9.
Dù vậy, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Ấn Độ đã thoát khỏi xu hướng giảm điểm của chứng khoán khu vực để có thể duy trì phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp trong tuần.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 1 năm phiên này đã đi xuống. Thông tin tiêu cực xuất hiện trên thị trường là việc Chủ tịch mạng thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc bán cổ phiếu và cổ đông của Lenovo Group giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,8% xuống 115,02 điểm, hiện giá cổ phiếu trong chỉ số này đang giảm dịch gấp khoảng 23 lần thu nhập của công ty, từ mức 14 lần hồi đầu năm nay.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã quay đầu giảm điểm hôm thứ Tư do nhiều cổ phiếu blue-chip có ảnh hưởng tới thị trường như Canon, Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group… đồng loạt đi xuống.
J.P. Morgan đã cắt giảm triển vọng đối với Mitsubishi UFJ Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group xuống “ổn định”, từ mức “triển vọng”. Điều này khổng chỉ làm hai cổ phiếu này giảm xấp xỉ 3% mà còn kéo theo cổ phiếu khối ngân hàng đi xuống.
Đồng Yên tiếp tục xu hướng lên giá nên đẩy cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, trong đó cổ phiếu Canon giảm 2,8%, cổ phiếu Honda mất 2,4%, cổ phiếu Toyota mất 1,8%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 81,09 điểm, tương đương - 0,78%, chốt ở mức 10.312,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 2,01 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,87%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 0,32%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,02%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,58%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,04%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 0,43%. Chỉ số KOSPI mất 0,74%. Chỉ số Shanghai Composite tăng 0,54%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.497,34 | 9.547,22 | 49,88 | 0,53 |
Nasdaq | 2.037,77 | 2.060,39 | 22,62 | 1,11 | |
S&P 500 | 1.025,39 | 1.033,37 | 7,98 | 0,78 | |
Anh | FTSE 100 | 4.947,34 | 5.004,30 | 56,96 | 1,15 |
Đức | DAX | 5.481,73 | 5.574,26 | 92,53 | 1,69 |
Pháp | CAC 40 | 3.660,96 | 3.707,69 | 46,73 | 1,28 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.313,99 | 7.250,72 | 63,27 | 0,87 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.393,23 | 10.312,14 | 81,09 | 0,78 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.069,81 | 20.851,04 | 218,77 | 1,04 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.619,69 | 1.607,77 | 11,92 | 0,74 |
Singapore | Straits Times | 2.654,32 | 2.645,35 | 15,56 | 0,58 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.930,35 | 2.946,26 | 15,78 | 0,54 |
Ấn Độ | BSE | 16.069,89 | 16.193,77 | 70,10 | 0,43 |
Australia | ASX | 4.527,80 | 4.527,10 | 0,70 | 0,02 |
Việt Nam | VN-Index | 537,81 | 536,11 | 1,70 | 0,32 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |