Phố Wall tăng vọt nhờ Chủ tịch FED
Ngày 24/2, những nhận định tích cực của Chủ tịch FED đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trở lại
Ngày 24/2, những nhận định tích cực của Chủ tịch FED đã giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trở lại.
Hôm thứ Ba, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ, Sheila Bair cho biết bất kỳ những bước tiến mới trong việc hỗ trợ khối ngân hàng phải tùy thuộc vào kết quả kiểm tra thực trạng của những ngân hàng lớn.
Phát biểu của bà Sheila Bair được đưa ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện kiểm tra thực trạng của 20 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong tuần này, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về các gói giải pháp.
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình ABC trong chương trình "Good Morning America”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Robert Gibbs cho biết: “Chính quyền Tổng thống Obama sẽ giúp các ngân hàng vượt qua cuộc khủng hoảng này, nhưng không ai hình dung ra kế hoạch quốc hữu hóa ngân hàng”.
Về quan điểm có nên quốc hữu hóa ngân hàng hay không, hiện nước Mỹ đang tồn tại hai luồng quan điểm.
Phía ủng hộ quan điểm nên quốc hữu hóa ngân hàng gồm có ông Alan Greenspan (cựu Chủ tịch FED), bà Nancy Pelosi (Chủ tịch Hạ viện Mỹ), ông Paul Krugman - giáo sư kinh tế học, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008, ...
Trong khi đó, phía không ủng hộ quan điểm quốc hữu hóa ngân hàng gồm Tổng thống Mỹ Obama, Chủ tịch FED Ben Bernanke, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tim Geithner, tỷ phú George Soros,...
Cũng trong ngày 24/2, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã đưa ra cảnh báo kinh tế Mỹ có thể chưa thoát khỏi đà suy thoái cuối năm 2009 nếu như những nỗ lực của Chính phủ Mỹ không đạt được kết quả như kỳ vọng. Tuy nhiên ông nhấn mạnh, các ngân hàng Mỹ sẽ vượt qua được khó khăn mà không phải quốc hữu hóa.
“Để phá vỡ những bất lợi hiện tại, điều cần thiết là chúng ta phải tiếp tục thực thi chính sách kích thích kinh tế với hành động mạnh mẽ của Chính phủ để ổn định thị trường tài chính và các định chế tài chính”, ông Ben Bernanke nói.
Bên cạnh đó, ông Ben Bernanke cũng đưa ra dự báo, “Nếu Chính phủ Mỹ, Quốc hội và FED hành động thành công trong việc ổn định hệ thống tài chính, và chỉ có như vậy, theo quan điểm của tôi, suy thoái kinh tế sẽ kết thúc cuối năm 2009 và sẽ bắt đầu phục hồi trở lại vào năm 2010”.
Trong một điễn biến đáng chú ý khác, tổ chức Standard & Poor's vừa cho biết, chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong tháng 12/2008 đã giảm 2,5% so với tháng 11/2008 và giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với thời kỳ giá nhà đạt đỉnh trong quý 2/2006, hiện giá nhà đã giảm 26,7%.
Trong khi đó, Công ty Conference Board đưa ra báo cáo cho thấy niềm tin của người tiều dùng Mỹ trong tháng 2/2009 đã giảm xuống thấp kỷ lục, còn 25 điểm, từ 37,4 điểm trong tháng 1/2009.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh
Chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh và lấy lại những gì đã mất phiên trước đó, đưa toàn thị trường thoát khỏi ngưỡng giá trị thấp nhất trong 12 năm qua.
Thị trường chứng khoán đã có phản ứng tích cực trước nhận định của ông Ben Bernanke về việc ngân hàng sẽ sớm thoát khoải khó khăn mà không cần phải quốc hữu hóa và suy thoái kinh tế sẽ kết thúc cuối năm 2009 nếu những nỗ lực chống khủng hoảng đi đúng hướng.
Bên cạnh đó, sau nhiều phiên giảm điểm mạnh trước đó, nhiều cổ phiếu xuống khá thấp nên đã đủ hấp dẫn để nhà đầu tư tăng mua nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones có ngày giao dịch thành công nhất kể từ 21/1/2009 nhưng vẫn giảm 8,1% so với đầu tháng 2 và giảm 16,2% so với đầu năm 2009.
Trong ngày, chỉ số S&P Tài chính đã tăng 11,4%, trong đó cổ phiếu Citigroup tiến thêm 21,5% lên 2,6 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America tăng 20,97% lên 4,73 USD/cổ phiếu, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 7,75%, cổ phiếu Morgan Stanley lên 17,27%, cổ phiếu Goldman Sachs tăng 16,12%...
Cổ phiếu General Motors tăng 25,42% lên 2,22 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Ford tiến thêm 15,61% lên 2 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu khối năng lượng đã tăng 4,7%, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil 4%, cổ phiếu Chevron tiến thêm 3,7%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/2: chỉ số Dow Jones tăng 236,16 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 7.350,94.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,11 điểm, tương đương 3,9%, chốt ở mức 1.441,83.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,81 điểm, tương đương 4,01%, đóng cửa ở mức 773,14.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 6 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,35 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm phiên thứ ba trong tuần
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm phiên thứ ba trong tuần trước sự sụt giảm của cổ phiếu khối dược phẩm, tài chính, năng lượng.... Các thông tin xấu liên quan đến giá nhà giảm mạnh ở Mỹ và niềm tin người tiêu dùng nước này xuống thấp kỷ lục, cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán châu Âu.
Cổ phiếu khối dược phẩm dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu Roche mất 3,8%, cổ phiếu Novartis, Sanofi-Aventis giảm lần lượt là 1,9% và 1,6%.
Cổ phiếu khối tài chính cũng đồng loạt mất điểm, trong đó cổ phiếu hãng bảo hiểm AXA hạ 5,6%, Allianz mất 4%; cổ phiếu Ngân hàng UBS trượt 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE của Anh giảm 34,29 điểm, tương đương -0,89%, chốt ở mức 3.816,44. Khối lượng giao dịch đạt 1,82 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,03%, khối lượng giao dịch đạt 30,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,73%, khối lượng giao dịch đạt 173 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất trong 5 năm
Phiên giảm điểm mạnh của chứng khoán Mỹ xuống mức thấp nhất trong 12 năm, đã tác động mạnh tới diễn biến thị trường chứng khoán châu Á.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã mất 1,8% xuống 74,9 điểm - mức thấp nhất kể từ năm 2003.
Trong bối cảnh này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Kaoru Yosano vừa cho biết Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc việc mua lại cổ phiếu và các biện pháp khác để hỗ trợ thị trường trước việc thị trường chứng khoán nước này giảm mạnh.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên có lúc đã giảm xuống 95,35 Yên/USD, trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 95,12 “ăn” 1 USD - mức thấp nhất trong vòng 12 tuần qua.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Ba, đưa chỉ số này gần chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng 26 năm qua. Thị trường bị ảnh hưởng bởi phiên giảm điểm mạnh của chứng khoán Mỹ và sự sụt giảm hơn 9% của cổ phiếu Nomura Holdings, sau khi hãng này công bố kế hoạch tăng vốn thêm 3,3 tỷ USD.
Hiện tại giới đầu tư ở Nhật vẫn đang quan sát diễn biến của chỉ số Nikkei 225 xem liệu có xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 6.994,9 điểm, được thiết lập cách đây 26 năm hay không. Nếu diễn biến xấu và ngưỡng này bị xuyên thủng thì có thể thị trường sẽ đi quá xa so với những dự báo trước đó.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu Tokyo Electron mất 2,8%, cổ phiếu Hitachi hạ 4,5%, cổ phiếu Canon giảm 0,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 107,6 điểm, tương đương -1,46%, chốt ở mức 7.268,56, giảm 18% kể từ đầu năm tới nay. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, và thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì mới có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, đồng Won của Hàn Quốc hôm thứ Ba đã giảm 1,8% giá trị so với USD xuống mức 1.516,3 Won/ 1 USD – mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã giảm 3,24% trước làn sóng bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư. Trong ngày, cổ phiếu Shinhan Financial Group mất 6,1%, cổ phiếu Mirae Asset Securities hạ 6,53%, cổ phiếu Samsung Electronics trượt 3,6%, cổ phiếu POSCO xuống 6,78%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đã giảm mạnh nhất khu vực trước sự giảm điểm của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc mất gần 4%, cổ phiếu China Life Insurance giảm 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite hạ 105,12 điểm, tương đương -4,56%, chốt ở mức 2.200,65.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 1,06%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 1,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,86%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 0,73%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,58%.
Hôm thứ Ba, Chủ tịch Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ, Sheila Bair cho biết bất kỳ những bước tiến mới trong việc hỗ trợ khối ngân hàng phải tùy thuộc vào kết quả kiểm tra thực trạng của những ngân hàng lớn.
Phát biểu của bà Sheila Bair được đưa ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thực hiện kiểm tra thực trạng của 20 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong tuần này, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về các gói giải pháp.
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình ABC trong chương trình "Good Morning America”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Robert Gibbs cho biết: “Chính quyền Tổng thống Obama sẽ giúp các ngân hàng vượt qua cuộc khủng hoảng này, nhưng không ai hình dung ra kế hoạch quốc hữu hóa ngân hàng”.
Về quan điểm có nên quốc hữu hóa ngân hàng hay không, hiện nước Mỹ đang tồn tại hai luồng quan điểm.
Phía ủng hộ quan điểm nên quốc hữu hóa ngân hàng gồm có ông Alan Greenspan (cựu Chủ tịch FED), bà Nancy Pelosi (Chủ tịch Hạ viện Mỹ), ông Paul Krugman - giáo sư kinh tế học, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008, ...
Trong khi đó, phía không ủng hộ quan điểm quốc hữu hóa ngân hàng gồm Tổng thống Mỹ Obama, Chủ tịch FED Ben Bernanke, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tim Geithner, tỷ phú George Soros,...
Cũng trong ngày 24/2, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã đưa ra cảnh báo kinh tế Mỹ có thể chưa thoát khỏi đà suy thoái cuối năm 2009 nếu như những nỗ lực của Chính phủ Mỹ không đạt được kết quả như kỳ vọng. Tuy nhiên ông nhấn mạnh, các ngân hàng Mỹ sẽ vượt qua được khó khăn mà không phải quốc hữu hóa.
“Để phá vỡ những bất lợi hiện tại, điều cần thiết là chúng ta phải tiếp tục thực thi chính sách kích thích kinh tế với hành động mạnh mẽ của Chính phủ để ổn định thị trường tài chính và các định chế tài chính”, ông Ben Bernanke nói.
Bên cạnh đó, ông Ben Bernanke cũng đưa ra dự báo, “Nếu Chính phủ Mỹ, Quốc hội và FED hành động thành công trong việc ổn định hệ thống tài chính, và chỉ có như vậy, theo quan điểm của tôi, suy thoái kinh tế sẽ kết thúc cuối năm 2009 và sẽ bắt đầu phục hồi trở lại vào năm 2010”.
Trong một điễn biến đáng chú ý khác, tổ chức Standard & Poor's vừa cho biết, chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong tháng 12/2008 đã giảm 2,5% so với tháng 11/2008 và giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với thời kỳ giá nhà đạt đỉnh trong quý 2/2006, hiện giá nhà đã giảm 26,7%.
Trong khi đó, Công ty Conference Board đưa ra báo cáo cho thấy niềm tin của người tiều dùng Mỹ trong tháng 2/2009 đã giảm xuống thấp kỷ lục, còn 25 điểm, từ 37,4 điểm trong tháng 1/2009.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh
Chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh và lấy lại những gì đã mất phiên trước đó, đưa toàn thị trường thoát khỏi ngưỡng giá trị thấp nhất trong 12 năm qua.
Thị trường chứng khoán đã có phản ứng tích cực trước nhận định của ông Ben Bernanke về việc ngân hàng sẽ sớm thoát khoải khó khăn mà không cần phải quốc hữu hóa và suy thoái kinh tế sẽ kết thúc cuối năm 2009 nếu những nỗ lực chống khủng hoảng đi đúng hướng.
Bên cạnh đó, sau nhiều phiên giảm điểm mạnh trước đó, nhiều cổ phiếu xuống khá thấp nên đã đủ hấp dẫn để nhà đầu tư tăng mua nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số Dow Jones có ngày giao dịch thành công nhất kể từ 21/1/2009 nhưng vẫn giảm 8,1% so với đầu tháng 2 và giảm 16,2% so với đầu năm 2009.
Trong ngày, chỉ số S&P Tài chính đã tăng 11,4%, trong đó cổ phiếu Citigroup tiến thêm 21,5% lên 2,6 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Bank of America tăng 20,97% lên 4,73 USD/cổ phiếu, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 7,75%, cổ phiếu Morgan Stanley lên 17,27%, cổ phiếu Goldman Sachs tăng 16,12%...
Cổ phiếu General Motors tăng 25,42% lên 2,22 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Ford tiến thêm 15,61% lên 2 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu khối năng lượng đã tăng 4,7%, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil 4%, cổ phiếu Chevron tiến thêm 3,7%.
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 24/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/2: chỉ số Dow Jones tăng 236,16 điểm, tương đương 3,32%, chốt ở mức 7.350,94.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 54,11 điểm, tương đương 3,9%, chốt ở mức 1.441,83.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 29,81 điểm, tương đương 4,01%, đóng cửa ở mức 773,14.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,8 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 6 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,35 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm phiên thứ ba trong tuần
Chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm phiên thứ ba trong tuần trước sự sụt giảm của cổ phiếu khối dược phẩm, tài chính, năng lượng.... Các thông tin xấu liên quan đến giá nhà giảm mạnh ở Mỹ và niềm tin người tiêu dùng nước này xuống thấp kỷ lục, cũng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán châu Âu.
Cổ phiếu khối dược phẩm dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó cổ phiếu Roche mất 3,8%, cổ phiếu Novartis, Sanofi-Aventis giảm lần lượt là 1,9% và 1,6%.
Cổ phiếu khối tài chính cũng đồng loạt mất điểm, trong đó cổ phiếu hãng bảo hiểm AXA hạ 5,6%, Allianz mất 4%; cổ phiếu Ngân hàng UBS trượt 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE của Anh giảm 34,29 điểm, tương đương -0,89%, chốt ở mức 3.816,44. Khối lượng giao dịch đạt 1,82 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,03%, khối lượng giao dịch đạt 30,5 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,73%, khối lượng giao dịch đạt 173 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á xuống thấp nhất trong 5 năm
Phiên giảm điểm mạnh của chứng khoán Mỹ xuống mức thấp nhất trong 12 năm, đã tác động mạnh tới diễn biến thị trường chứng khoán châu Á.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã mất 1,8% xuống 74,9 điểm - mức thấp nhất kể từ năm 2003.
Trong bối cảnh này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Kaoru Yosano vừa cho biết Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc việc mua lại cổ phiếu và các biện pháp khác để hỗ trợ thị trường trước việc thị trường chứng khoán nước này giảm mạnh.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Yên có lúc đã giảm xuống 95,35 Yên/USD, trước khi đóng cửa ngày giao dịch ở mức 95,12 “ăn” 1 USD - mức thấp nhất trong vòng 12 tuần qua.
Chứng khoán Nhật đã giảm mạnh hôm thứ Ba, đưa chỉ số này gần chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng 26 năm qua. Thị trường bị ảnh hưởng bởi phiên giảm điểm mạnh của chứng khoán Mỹ và sự sụt giảm hơn 9% của cổ phiếu Nomura Holdings, sau khi hãng này công bố kế hoạch tăng vốn thêm 3,3 tỷ USD.
Hiện tại giới đầu tư ở Nhật vẫn đang quan sát diễn biến của chỉ số Nikkei 225 xem liệu có xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 6.994,9 điểm, được thiết lập cách đây 26 năm hay không. Nếu diễn biến xấu và ngưỡng này bị xuyên thủng thì có thể thị trường sẽ đi quá xa so với những dự báo trước đó.
Trong ngày giao dịch, cổ phiếu Tokyo Electron mất 2,8%, cổ phiếu Hitachi hạ 4,5%, cổ phiếu Canon giảm 0,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 107,6 điểm, tương đương -1,46%, chốt ở mức 7.268,56, giảm 18% kể từ đầu năm tới nay. Khối lượng giao dịch đạt 2 tỷ cổ phiếu, và thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì mới có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, đồng Won của Hàn Quốc hôm thứ Ba đã giảm 1,8% giá trị so với USD xuống mức 1.516,3 Won/ 1 USD – mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã giảm 3,24% trước làn sóng bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư. Trong ngày, cổ phiếu Shinhan Financial Group mất 6,1%, cổ phiếu Mirae Asset Securities hạ 6,53%, cổ phiếu Samsung Electronics trượt 3,6%, cổ phiếu POSCO xuống 6,78%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đã giảm mạnh nhất khu vực trước sự giảm điểm của cổ phiếu khối tài chính, trong đó cổ phiếu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc mất gần 4%, cổ phiếu China Life Insurance giảm 4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite hạ 105,12 điểm, tương đương -4,56%, chốt ở mức 2.200,65.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 1,06%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 1,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 2,86%. Chỉ số BSE của Ấn Độ xuống 0,73%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,58%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.114,78 | 7.350,94 | 236,16 | 3,32 |
Nasdaq | 1.387,72 | 1.441,83 | 54,11 | 3,90 | |
S&P 500 | 743,33 | 773,14 | 29,81 | 4,01 | |
Anh | FTSE 100 | 3.850,73 | 3.816,44 | 34,29 | 0,89 |
Đức | DAX | 3.936,45 | 3.895,75 | 40,70 | 1,03 |
Pháp | CAC 40 | 2.727,87 | 2.708,05 | 19,82 | 0,73 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.477,78 | 4.430,18 | 47,60 | 1,06 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.376,16 | 7.268,56 | 107,60 | 1,46 |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.175,10 | 12.798,52 | 376,58 | 2,86 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.099,55 | 1.063,88 | 35,67 | 3,24 |
Singapore | Straits Times | 1.632,18 | 1.612,21 | 18,48 | 1,13 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.305,78 | 2.200,65 | 105,12 | 4,56 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.843,21 | 8.778,82 | 64,39 | 0,73 |
Australia | ASX | 3.304,10 | 3.285,00 | 19,10 | 0,58 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |