Phố Wall thua lỗ vẫn đua trả thưởng
5.000 lãnh đạo và nhân viên ngành ngân hàng Mỹ được hưởng mức tiền thưởng trên 1 triệu USD trong năm 2008
9 định chế tài chính lớn nhất trong số những ngân hàng Mỹ được chính phủ nước này “giải cứu” đã trả thưởng trên 1 triệu USD mỗi người cho khoảng 5.000 lãnh đạo và nhân viên trong năm 2008.
Đây là thông tin mà Tổng chưởng lý bang New York Andrew M. Cuomo công bố ngày 30/7. Ông Cuomo nhận định, trong bối cảnh làm ăn thua lỗ và phải sống nhờ tiền thuế của ngành ngân hàng Mỹ năm 2008, những khoản thưởng này là không có lý do chính đáng.
Theo báo cáo trên, tại Goldman Sachs, những khoản tiền thưởng trên 1 triệu USD đã được phát cho 953 nhân viên và lãnh đạo. Tại Morgan Stanley, có 428 người được hưởng mức tiền thưởng này. Thậm chí tại những ngân hàng gặp nhiều khó khăn về tài chính hơn như Citigroup và Bank of America cũng có vài trăm người được nhận khoản tiền thưởng 7 chữ số.
Báo cáo này càng làm nóng thêm cuộc chiến về việc những người làm việc ở Phố Wall nên được hưởng mức thù lao như thế nào cho xứng đáng. Tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng gọi hành động trả thưởng hàng tỷ USD của các định chế tài chính của nước này là “đáng xấu hổ”, khi kinh tế Mỹ chao đảo và Chính phủ phải dùng tới tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng. Ông Obama cũng đã đề xuất một dự luật nhằm giám sát chặt chẽ chuyện lương thưởng tại các nhà băng được hưởng tiền cứu trợ.
Tổng chưởng lý Cuomo thì đã liên tục lên tiếng chỉ trích vấn đề bổng lộc tại các tập đoàn tài chính trong khủng hoảng. “Nếu đã thua lỗ thì các ngân hàng lấy đâu ra tiền mà trả thưởng?”, ông đặt câu hỏi.
Quan điểm của ông Cuomo là lương thưởng cho mỗi nhân viên và lãnh đạo trong một tập đoàn tài chính phải được điều chỉnh theo kết quả kinh doanh chung của công ty. Nhưng quan điểm này không được áp dụng ở Phố Wall, nơi tiền thưởng của mỗi người tùy thuộc vào kết quả công việc của cá nhân người đó. Phố Wall cho rằng, nếu không đãi ngộ như vậy, người tài sẽ bỏ họ mà đi.
Trường hợp Morgan Stanley là một ví dụ điển hình. Tiền lương thưởng tại ngân hàng này năm ngoái lớn gấp hơn 7 lần lợi nhuận. Vào năm 2004-2005, tiền lương thưởng chỉ nhiều gấp đôi lợi nhuận.
Báo cáo của Tổng chưởng lý Cuomo cho thấy, 5.000 người - một bộ phận nhỏ trong ngành tài chính Mỹ - được thưởng tổng số tiền ít nhất 5 tỷ USD trong năm 2008. Tại Goldman Sachs, 200 người được hưởng khoản tiền thưởng tổng số 1 tỷ USD. Tại Morgan Stanley, số tiền 577 triệu USD được dùng để thưởng cho 101 người.
Tổng số tiền thưởng trong 9 ngân hàng trong danh sách này là 32,6 tỷ USD, trong khi tổng mức lỗ của các ngân hàng này trong năm 2008 là 81 tỷ USD.
Năm nay, các ngân hàng Mỹ đã bắt đầu làm ăn có lãi trở lại, nên tiền thưởng chắc chắn sẽ còn tăng thêm nhiều. Một số ngân hàng đã tăng lương cứng cho những nhân viên thu nhập cao để họ không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào tiền thưởng.
Tới thời điểm này, Morgan Stanley đã dành riêng 7 tỷ USD cho vấn đề lương thưởng năm nay, mặc dù ngân hàng này vừa báo lỗ trong quý 2 vừa qua. Tại Citigroup, doanh thu năm 2008 ở mức thấp nhất từ năm 2002 tới nay, nhưng tiền lương thưởng vẫn nhiều hơn bất kỳ năm nào trong thời kỳ 2003-2006.
Tại Bank of America, lợi nhuận năm 2008 chỉ bằng 1/5 so với năm 2006, nhưng tiền lương thưởng cho lãnh đạo và nhân viên vẫn không thay đổi so với năm 2006.
(Theo New York Times)
Đây là thông tin mà Tổng chưởng lý bang New York Andrew M. Cuomo công bố ngày 30/7. Ông Cuomo nhận định, trong bối cảnh làm ăn thua lỗ và phải sống nhờ tiền thuế của ngành ngân hàng Mỹ năm 2008, những khoản thưởng này là không có lý do chính đáng.
Theo báo cáo trên, tại Goldman Sachs, những khoản tiền thưởng trên 1 triệu USD đã được phát cho 953 nhân viên và lãnh đạo. Tại Morgan Stanley, có 428 người được hưởng mức tiền thưởng này. Thậm chí tại những ngân hàng gặp nhiều khó khăn về tài chính hơn như Citigroup và Bank of America cũng có vài trăm người được nhận khoản tiền thưởng 7 chữ số.
Báo cáo này càng làm nóng thêm cuộc chiến về việc những người làm việc ở Phố Wall nên được hưởng mức thù lao như thế nào cho xứng đáng. Tháng 1 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng gọi hành động trả thưởng hàng tỷ USD của các định chế tài chính của nước này là “đáng xấu hổ”, khi kinh tế Mỹ chao đảo và Chính phủ phải dùng tới tiền thuế của dân để cứu các ngân hàng. Ông Obama cũng đã đề xuất một dự luật nhằm giám sát chặt chẽ chuyện lương thưởng tại các nhà băng được hưởng tiền cứu trợ.
Tổng chưởng lý Cuomo thì đã liên tục lên tiếng chỉ trích vấn đề bổng lộc tại các tập đoàn tài chính trong khủng hoảng. “Nếu đã thua lỗ thì các ngân hàng lấy đâu ra tiền mà trả thưởng?”, ông đặt câu hỏi.
Quan điểm của ông Cuomo là lương thưởng cho mỗi nhân viên và lãnh đạo trong một tập đoàn tài chính phải được điều chỉnh theo kết quả kinh doanh chung của công ty. Nhưng quan điểm này không được áp dụng ở Phố Wall, nơi tiền thưởng của mỗi người tùy thuộc vào kết quả công việc của cá nhân người đó. Phố Wall cho rằng, nếu không đãi ngộ như vậy, người tài sẽ bỏ họ mà đi.
Trường hợp Morgan Stanley là một ví dụ điển hình. Tiền lương thưởng tại ngân hàng này năm ngoái lớn gấp hơn 7 lần lợi nhuận. Vào năm 2004-2005, tiền lương thưởng chỉ nhiều gấp đôi lợi nhuận.
Báo cáo của Tổng chưởng lý Cuomo cho thấy, 5.000 người - một bộ phận nhỏ trong ngành tài chính Mỹ - được thưởng tổng số tiền ít nhất 5 tỷ USD trong năm 2008. Tại Goldman Sachs, 200 người được hưởng khoản tiền thưởng tổng số 1 tỷ USD. Tại Morgan Stanley, số tiền 577 triệu USD được dùng để thưởng cho 101 người.
Tổng số tiền thưởng trong 9 ngân hàng trong danh sách này là 32,6 tỷ USD, trong khi tổng mức lỗ của các ngân hàng này trong năm 2008 là 81 tỷ USD.
Năm nay, các ngân hàng Mỹ đã bắt đầu làm ăn có lãi trở lại, nên tiền thưởng chắc chắn sẽ còn tăng thêm nhiều. Một số ngân hàng đã tăng lương cứng cho những nhân viên thu nhập cao để họ không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào tiền thưởng.
Tới thời điểm này, Morgan Stanley đã dành riêng 7 tỷ USD cho vấn đề lương thưởng năm nay, mặc dù ngân hàng này vừa báo lỗ trong quý 2 vừa qua. Tại Citigroup, doanh thu năm 2008 ở mức thấp nhất từ năm 2002 tới nay, nhưng tiền lương thưởng vẫn nhiều hơn bất kỳ năm nào trong thời kỳ 2003-2006.
Tại Bank of America, lợi nhuận năm 2008 chỉ bằng 1/5 so với năm 2006, nhưng tiền lương thưởng cho lãnh đạo và nhân viên vẫn không thay đổi so với năm 2006.
(Theo New York Times)