Trật tự mới ở Phố Wall?
Một trật tự mới đang nổi lên ở trung tâm tài chính của nước Mỹ, từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
Một trật tự mới đang nổi lên ở trung tâm tài chính của nước Mỹ, từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Hai “đại gia” ngân hàng JPMorgan Chase và Goldman Sachs bắt đầu vượt lên những định chế tài chính khổng lồ khác từng một thời thống trị Phố Wall. Ngày 16/7 vừa qua, JPMorgan Chase gây ấn tượng bằng mức lợi nhuận 2,7 tỷ USD trong quý 2. Trước đó hai ngày, Goldman Sachs khiến cả thế giới phải sửng sốt với khoản lãi 3,4 tỷ USD, lớn kỷ lục trong lịch sử ngân hàng này.
Theo nhận định của giới chuyên môn, những con số này cho thấy, nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính đã khởi động cho sự tập trung quyền lực ở Phố Wall. “Goldman Sachs và JPMorgan đã thực sự nổi lên như những kẻ chiến thắng”, Giáo sư Robert Reich, thuộc Đại học California, nhận định.
Biết tận dụng thời cơ
Với hàng tỷ USD tiền thuế của dân mà Chính phủ Mỹ tung ra để trợ lực và những khoản vay lãi suất thấp được các cơ quan chức năng bảo lãnh, Goldman và JPMorgan đã “bật dậy” sau “trận ốm” mà khủng hoảng tài chính gây ra, ngay giữa lúc các đối thủ khác vẫn đang vật lộn để tồn tại. Đồng thời, tận dụng cơn sóng gió trên thị trường và điểm yếu của các đối thủ khác, hai “đại gia” này đã gặt hái về hàng tỷ USD lợi nhuận, chủ yếu từ mảng giao dịch.
Giống như ở Goldman, sức mạnh mới của JPMorgan xuất phát phần nhiều từ lĩnh vực ngân hàng đầu tư, bao gồm các hoạt động giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trước đây, ở thời hoàng kim ở Phố Wall, Goldman và JPMorgan còn phải cạnh tranh với hàng loạt đối thủ to con khác như Bear Stearns hay Lehman Brothers, nhưng giờ đây, những cái tên đó đều đã trở thành dĩ vãng. Mà Bear Stearns thì cũng đã bị chính JPMorgan thâu tóm.
Các nhà giao dịch của Goldman và JPMorgan tranh thủ sự lên xuống mạnh mẽ của thị trường và mức độ cạnh tranh giảm bớt để thu những khoản lợi nhuận lớn trong hoạt động giao dịch. Theo hãng nghiên cứu Dealogic, JPMorgan hiện đang là ngân hàng số 1 toàn cầu trong mảng giao dịch cổ phiếu và trái phiếu.
Ở lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và cho vay cầm cố nhà, Goldman và JPMorgan cũng nhân sự suy yếu và đổ vỡ của các đối thủ khác để tăng thị phần. Doanh thu từ ngân hàng bán lẻ Washington Mutual mà JPMorgan mua lại vào năm ngoái cũng đã giúp cải thiện lợi nhuận.
Về phần mình, hai ngân hàng hàng đầu nước Mỹ khác Bank of America (BoA) và Citigroup cũng đạt lợi nhuận khả quan trong quý 2 năm nay. Tuy nhiên, những điều chỉnh liên tục thành phần ban lãnh đạo tại BoA và Citigroup thời gian qua, cộng thêm với những khoản thua lỗ tiềm tàng ở lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay các dự án bất động sản thương mại, vẫn đang đe dọa sự phục hồi bền vững ở hai ngân hàng này.
Cùng lúc, số ngân hàng khu vực và ngân hàng có quy mô nhỏ trên khắp nước Mỹ bị đóng cửa ngày càng tăng. Từ đầu năm tới cuối tuần vừa rồi, đã có 57 ngân hàng Mỹ bị các nhà chức trách nước này giải thể.
Theo giới phân tích, từ trước tới giờ, có rất ít ngân hàng có được sự chuyển mình ấn tượng như JPMorgan. Mới vài năm trước, ngân hàng này còn trong tình trạng vật lộn sau một thời kỳ dài nằm dưới sự quản lý yếu kém và không thể “tiêu hóa” nổi một loạt vụ mua lại lớn. Dưới sự lãnh đạo của CEO Dimon, JPMorgan đã cắt giảm chi phí và tăng cường sức mạnh cho bảng cân đối kế toán của mình. Kết quả tích cực bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái khi khủng hoảng xuất hiện tạo thời cơ cho sự vươn lên của ngân hàng này.
Cùng với sự mạnh lên của JPMorgan, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng này là Jamie Dimon củng cố thêm chỗ đứng của ông là một trong những giám đốc nhà băng quyền lực nhất và dám lên tiếng nhất ở Mỹ. Chính Dimon đã tuyên bố JPMorgan không muốn giữ lâu khoản tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ và sẽ nhanh chóng trả lại món tiền này, cùng với Goldman và Morgan Stanley. Tháng trước, các ba ngân hàng đã thực hiện được lời hứa trả lại tiền của họ.
Bên cạnh đó, CEO Dimon cũng là một trong những gương mặt đi đầu trong việc phản đối Chính phủ Mỹ siết quy định giám sát ngành tài chính và những khoản tiền thưởng ở Phố Wall.
Thế thượng phong mong manh?
Tuy vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho rằng, tình hình kinh tế còn bấp bênh đồng nghĩa với thế thượng phong của Goldman và JPMorgan chưa hẳn sẽ bền vững.
Cùng với việc công bố mức lãi ấn tượng quý 2, JPMorgan cũng cho hay, lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng của tập đoàn đã suy giảm mạnh mẽ. JPMorgan cũng đã phải thiết lập khoản dự phòng lên tới 30 tỷ USD cho những khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai từ mảng thẻ tín dụng và cho vay địa ốc.
“Chưa ngân hàng nào có thể thoát khỏi tình trạng này trước khi tình hình thất nghiệp được cải thiện”, nhà phân tích Moshe Orenbuch thuộc ngân hàng Credit Suisse nhận định.
Thêm vào đó, nếu dự luật thắt chặt giám sát ngành tài chính của Mỹ được Quốc hội nước này thông qua, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những quy định mới về mức vốn chủ sở hữu có thể đem ra giao dịch. Những quy định như vậy có thể hạn chế những khoản lợi nhuận mà các ngân hàng như Goldman và JPMorgan thu về từ bộ phận giao dịch.
Mặt khác, một “ngôi sao” nữa trước đây của Phố Wall là Morgan Stanley - một ngân hàng chịu tác động nặng nề hơn từ khủng hoảng và đã cố né tránh những mảng kinh doanh có độ rủi ro cao trong thời gian qua - cũng có thể sẽ “bừng tỉnh” và vượt lên các đối thủ khác. Kết quả kinh doanh quý 2 của Morgan Stanley sẽ được công bố trong tuần này.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, ở thời điểm hiện tại, Goldman và JPMorgan vẫn đang là những ngân hàng đi đầu. “Những ngân hàng mạnh hơn có khả năng tận dụng cuộc khủng hoảng và rõ ràng là họ sẽ nắm địa vị thống lĩnh trong ngắn hạn”, ông James Reichbach, người đứng đầu bộ phận tài chính tại Mỹ của hãng tư vấn và kiểm toán Deloitte, nhận định.
(Theo New York Times)
Hai “đại gia” ngân hàng JPMorgan Chase và Goldman Sachs bắt đầu vượt lên những định chế tài chính khổng lồ khác từng một thời thống trị Phố Wall. Ngày 16/7 vừa qua, JPMorgan Chase gây ấn tượng bằng mức lợi nhuận 2,7 tỷ USD trong quý 2. Trước đó hai ngày, Goldman Sachs khiến cả thế giới phải sửng sốt với khoản lãi 3,4 tỷ USD, lớn kỷ lục trong lịch sử ngân hàng này.
Theo nhận định của giới chuyên môn, những con số này cho thấy, nỗ lực của Chính phủ Mỹ trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính đã khởi động cho sự tập trung quyền lực ở Phố Wall. “Goldman Sachs và JPMorgan đã thực sự nổi lên như những kẻ chiến thắng”, Giáo sư Robert Reich, thuộc Đại học California, nhận định.
Biết tận dụng thời cơ
Với hàng tỷ USD tiền thuế của dân mà Chính phủ Mỹ tung ra để trợ lực và những khoản vay lãi suất thấp được các cơ quan chức năng bảo lãnh, Goldman và JPMorgan đã “bật dậy” sau “trận ốm” mà khủng hoảng tài chính gây ra, ngay giữa lúc các đối thủ khác vẫn đang vật lộn để tồn tại. Đồng thời, tận dụng cơn sóng gió trên thị trường và điểm yếu của các đối thủ khác, hai “đại gia” này đã gặt hái về hàng tỷ USD lợi nhuận, chủ yếu từ mảng giao dịch.
Giống như ở Goldman, sức mạnh mới của JPMorgan xuất phát phần nhiều từ lĩnh vực ngân hàng đầu tư, bao gồm các hoạt động giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trước đây, ở thời hoàng kim ở Phố Wall, Goldman và JPMorgan còn phải cạnh tranh với hàng loạt đối thủ to con khác như Bear Stearns hay Lehman Brothers, nhưng giờ đây, những cái tên đó đều đã trở thành dĩ vãng. Mà Bear Stearns thì cũng đã bị chính JPMorgan thâu tóm.
Các nhà giao dịch của Goldman và JPMorgan tranh thủ sự lên xuống mạnh mẽ của thị trường và mức độ cạnh tranh giảm bớt để thu những khoản lợi nhuận lớn trong hoạt động giao dịch. Theo hãng nghiên cứu Dealogic, JPMorgan hiện đang là ngân hàng số 1 toàn cầu trong mảng giao dịch cổ phiếu và trái phiếu.
Ở lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và cho vay cầm cố nhà, Goldman và JPMorgan cũng nhân sự suy yếu và đổ vỡ của các đối thủ khác để tăng thị phần. Doanh thu từ ngân hàng bán lẻ Washington Mutual mà JPMorgan mua lại vào năm ngoái cũng đã giúp cải thiện lợi nhuận.
Về phần mình, hai ngân hàng hàng đầu nước Mỹ khác Bank of America (BoA) và Citigroup cũng đạt lợi nhuận khả quan trong quý 2 năm nay. Tuy nhiên, những điều chỉnh liên tục thành phần ban lãnh đạo tại BoA và Citigroup thời gian qua, cộng thêm với những khoản thua lỗ tiềm tàng ở lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay các dự án bất động sản thương mại, vẫn đang đe dọa sự phục hồi bền vững ở hai ngân hàng này.
Cùng lúc, số ngân hàng khu vực và ngân hàng có quy mô nhỏ trên khắp nước Mỹ bị đóng cửa ngày càng tăng. Từ đầu năm tới cuối tuần vừa rồi, đã có 57 ngân hàng Mỹ bị các nhà chức trách nước này giải thể.
Theo giới phân tích, từ trước tới giờ, có rất ít ngân hàng có được sự chuyển mình ấn tượng như JPMorgan. Mới vài năm trước, ngân hàng này còn trong tình trạng vật lộn sau một thời kỳ dài nằm dưới sự quản lý yếu kém và không thể “tiêu hóa” nổi một loạt vụ mua lại lớn. Dưới sự lãnh đạo của CEO Dimon, JPMorgan đã cắt giảm chi phí và tăng cường sức mạnh cho bảng cân đối kế toán của mình. Kết quả tích cực bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái khi khủng hoảng xuất hiện tạo thời cơ cho sự vươn lên của ngân hàng này.
Cùng với sự mạnh lên của JPMorgan, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng này là Jamie Dimon củng cố thêm chỗ đứng của ông là một trong những giám đốc nhà băng quyền lực nhất và dám lên tiếng nhất ở Mỹ. Chính Dimon đã tuyên bố JPMorgan không muốn giữ lâu khoản tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ và sẽ nhanh chóng trả lại món tiền này, cùng với Goldman và Morgan Stanley. Tháng trước, các ba ngân hàng đã thực hiện được lời hứa trả lại tiền của họ.
Bên cạnh đó, CEO Dimon cũng là một trong những gương mặt đi đầu trong việc phản đối Chính phủ Mỹ siết quy định giám sát ngành tài chính và những khoản tiền thưởng ở Phố Wall.
Thế thượng phong mong manh?
Tuy vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho rằng, tình hình kinh tế còn bấp bênh đồng nghĩa với thế thượng phong của Goldman và JPMorgan chưa hẳn sẽ bền vững.
Cùng với việc công bố mức lãi ấn tượng quý 2, JPMorgan cũng cho hay, lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng của tập đoàn đã suy giảm mạnh mẽ. JPMorgan cũng đã phải thiết lập khoản dự phòng lên tới 30 tỷ USD cho những khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai từ mảng thẻ tín dụng và cho vay địa ốc.
“Chưa ngân hàng nào có thể thoát khỏi tình trạng này trước khi tình hình thất nghiệp được cải thiện”, nhà phân tích Moshe Orenbuch thuộc ngân hàng Credit Suisse nhận định.
Thêm vào đó, nếu dự luật thắt chặt giám sát ngành tài chính của Mỹ được Quốc hội nước này thông qua, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những quy định mới về mức vốn chủ sở hữu có thể đem ra giao dịch. Những quy định như vậy có thể hạn chế những khoản lợi nhuận mà các ngân hàng như Goldman và JPMorgan thu về từ bộ phận giao dịch.
Mặt khác, một “ngôi sao” nữa trước đây của Phố Wall là Morgan Stanley - một ngân hàng chịu tác động nặng nề hơn từ khủng hoảng và đã cố né tránh những mảng kinh doanh có độ rủi ro cao trong thời gian qua - cũng có thể sẽ “bừng tỉnh” và vượt lên các đối thủ khác. Kết quả kinh doanh quý 2 của Morgan Stanley sẽ được công bố trong tuần này.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, ở thời điểm hiện tại, Goldman và JPMorgan vẫn đang là những ngân hàng đi đầu. “Những ngân hàng mạnh hơn có khả năng tận dụng cuộc khủng hoảng và rõ ràng là họ sẽ nắm địa vị thống lĩnh trong ngắn hạn”, ông James Reichbach, người đứng đầu bộ phận tài chính tại Mỹ của hãng tư vấn và kiểm toán Deloitte, nhận định.
(Theo New York Times)