Phố Wall trượt dốc vì ôtô và ngân hàng
Ngày 30/3, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh trước những lo ngại mới về các ngành ôtô và ngân hàng của nước này
Ngày 30/3, chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh trước những lo ngại mới về các ngành ôtô và ngân hàng của nước này.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama đã bác kế hoạch cho General Motors và Chrysler vay thêm vốn để cải tổ hoạt động vì cho rằng điều này không mang lại nhiều hiệu quả.
Bên cạnh đó, giám đốc điều hành của General Motors - ông Rick Wagoner bị yêu cầu từ nhiệm và hãng được gia hạn thêm 2 tháng để tái cơ cấu hoạt động.
Trong khi đó, nhà sản xuất xe ôtô - Chrysler cũng được cho thêm 30 ngày để hoàn thành kế hoạch liên kết với Tập đoàn Fiat của Italia hoặc sẽ đối mặt với việc bị cắt hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Trước đó, vào tháng 2/2009, General Motors và Chrysler xin hỗ trợ khoản tiền lần lượt là 16,6 tỷ USD và 5 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ để có thể tái cấu trúc hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, quyết định cứng rắn của chính quyền Tổng thống Obama được xem là một “liều thuốc” gây sốc đối với hai hãng này và cả Phố Wall.
Thậm chí, Tổng thống Obama còn cho rằng, nếu việc cải tổ của General Motors và Chrysler không thành công, thì phương án bảo hộ phá sản có thể lại là lựa chọn thích hợp nhất đối với hai hãng này.
Thông tin mới nhất liên quan đến Chrysler, hãng này đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc đối với việc lập liên minh toàn cầu với nhà sản xuất xe hơi Fiat để có thể tiết kiệm chi phí. Bộ Tài chính Mỹ cho biết đang cân nhắc việc cho Chrysler được vay thêm 6 tỷ USD nếu liên minh này được thiết lập thành công.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tổng thống Obama cho biết sẽ có thêm một vài ngân hàng Mỹ sẽ cần phải nhận thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Tuyên bố này đi cùng với động thái của Bộ Tài chính Mỹ khi sẽ dành nguồn quỹ 135 tỷ USD để sẵn sàng cho việc giải cứu ngành ngân hàng Mỹ từ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP”. Tuy nhiên, Bộ này chưa cho biết liệu họ có đệ trình thêm nguồn quỹ từ Quốc hội trong chương trình này hay không.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha cũng buộc phải giải cứu ngân hàng đầu tiên trước nguy cơ phá sản và Chính phủ Đức, Anh cũng đã có động thái mới nhằm hỗ trợ khối ngân hàng.
Các chỉ số giảm từ 2,8-3,5% giá trị
Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh hôm thứ Hai sau khi kế hoạch vay thêm vốn để phục hồi hoạt động của General Motors và Chrysler bị Chính phủ Tổng thống Obama bác bỏ. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng ra “tối hậu thư” cho hai hãng này phải hoàn thành những yêu cầu theo lộ trình được vạch ra.
Ngoài ra, việc chuẩn bị ngân sách để giải cứu khối ngân hàng cũng làm gia tăng những lo ngại về diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Điều này đã làm giới đầu tư lo ngại về “sức khỏe” của không ít ngân hàng trong cuộc kiểm tra toàn ngành mà giới chức Mỹ đang thực hiện.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch đầu tuần thấp hơn 2% giá trị so với phiên giao dịch trước đó. Trong cả ngày giao dịch, các chỉ số không có các đợt bất ngờ sụt giảm, lao dốc hay tăng vọt.
Xu hướng giảm điểm liên tục được duy trì trong phiên buổi sáng đã sớm đưa cả ba chỉ số giảm gần 4% vào lúc 11h30 (giờ địa phương).
Một đợt phục hồi nhẹ - mang tính kỹ thuật - diễn ra sau đó chỉ có thể giúp ba chỉ số tăng thêm hơn 0,5% giá trị. Nhưng thị trường lại tiếp tục quay đầu đi xuống và các chỉ số đã chính thức giảm 4% giá trị vào lúc 14 giờ chiều. Một giờ sau đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã giảm hơn 4,3%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đã có diễn biến tích cực hơn trong 1 giờ giao dịch cuối cùng trong ngày khi các chỉ số đã phục hồi thêm 1%.
Cổ phiếu của ngành ôtô đã đồng loạt giảm điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu General Motors mất 25,41%, cổ phiếu Ford hạ 2,82%, cổ phiếu của hãng sản xuất linh kiện ôtô - American Axle giảm 22,16%...
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Bank of America mất 17,85%, cổ phiếu Citigroup trượt 11,83%, cổ phiếu JPMorgan giảm 9,31%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 30/3: chỉ số Dow Jones mất 254,16 điểm, tương đương -3,27%, chốt ở mức 7.522,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 43,4 điểm, tương đương -2,81%, chốt ở mức 1.501,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 28,41 điểm, tương đương -3,48%, đóng cửa ở mức 787,53.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,51 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm mạnh vì khối ngân hàng, ôtô
Hôm Chủ nhật, Tây Ban Nha cho biết sẽ nắm quyền điều hành Ngân hàng tiết kiệm Caja Castilla la Mancha (CCM) và cung cấp 9 tỷ Euro (12,1 tỷ USD) để đảm bảo cho ngân hàng này tránh bị rút vốn ồ ạt.
Trong khi đó, Chính phủ Anh đã phải chi 1,6 tỷ Bảng (2,27 tỷ USD) để giải cứu Ngân hàng Dunfermline của Scotland.
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm mạnh vì Tây Ban Nha phải giải cứu CCM và cổ phiếu ngành ôtô sụt giảm mạnh sau những diễn biến xấu phát đi từ hai hãng xe lớn nhất ở Mỹ là General Motors và Chrysler.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm trước loạt tin xấu. Cổ phiếu Ngân hàng Barclays mất 14,2%; cổ phiếu UBS giảm 10,8% sau khi có tin hãng sẽ phải bơm thêm 2 tỷ USD để bù lỗ và phải cắt giảm thêm 8.000 việc làm; cổ phiếu Banco Santander, Banco Popular và BBVA đã giảm từ 4,4 -7,7%.
Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô cũng sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BMW, Daimler, Fiat, Peugeot, Renault và Volkswagen mất từ 5,4 -10,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 135,94 điểm, tương đương -3,49%, chốt ở mức 3.762,91. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 5,1%, khối lượng giao dịch đạt 27 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 4,27%, khối lượng giao dịch đạt 172 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trước “tin dữ” từ Mỹ
Chứng khoán châu Á đã sụt giảm mạnh sau khi chính phủ Tổng thống Obama cảnh báo một vài ngân hàng Mỹ sẽ cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ và bảo hộ phá sản có thể là lựa chọn tốt nhất đối với General Motors và Chrysler.
Cảnh báo của Chính phủ Mỹ được đưa ra làm thị trường chứng khoán khu vực sụt giảm phiên buổi chiều. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 3,7% xuống 82,29 điểm.
Hôm thứ Hai, chứng khoán Nhật đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do những tin liên quan đến hoạt động tái cấu trúc của hai nhà sản xuất ôtô - General Motors và Chrysler.
Thông tin này cũng đẩy đồng USD giảm 0,8% so với đồng Yên khiến cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, góp phần đẩy thị trường giảm sâu.
Cổ phiếu Honda Motor giảm 6,7%, cổ phiếu Mazda Motor hạ 11,9%, cổ phiếu Toyota mất 3,7%, cổ phiếu Canon trượt 4%, cổ phiếu Sony xuống 7,4%.
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Mizuho mất 8,8%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group hạ 8,3%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 7,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 390,89 điểm, tương đương 4,53%, chốt ở mức 8.236,08. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa cho biết, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 2/2009 đã đạt 4,24 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 2/1998, sau khi thâm hụt 1,44 tỷ USD trong tháng 1/2009.
Trong đó, thặng dư từ xuất khẩu hàng hóa đạt 3,59 tỷ USD, nhưng thâm hụt từ xuất khẩu khối dịch vụ là 0,02 tỷ USD.
Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong năm 2009 đạt 22 tỷ USD, từ mức thâm hụt 6,41 tỷ USD trong năm 2008.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên này giảm 40,05 điểm, tương đương 3,24%, chốt ở mức 1.197,46.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,43%. Chỉ số ASX của Australia hạ 1,7%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 4,7%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 4,17%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,69%. Chỉ số Straits Times của Singapore sụt giảm 4,32%.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama đã bác kế hoạch cho General Motors và Chrysler vay thêm vốn để cải tổ hoạt động vì cho rằng điều này không mang lại nhiều hiệu quả.
Bên cạnh đó, giám đốc điều hành của General Motors - ông Rick Wagoner bị yêu cầu từ nhiệm và hãng được gia hạn thêm 2 tháng để tái cơ cấu hoạt động.
Trong khi đó, nhà sản xuất xe ôtô - Chrysler cũng được cho thêm 30 ngày để hoàn thành kế hoạch liên kết với Tập đoàn Fiat của Italia hoặc sẽ đối mặt với việc bị cắt hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Trước đó, vào tháng 2/2009, General Motors và Chrysler xin hỗ trợ khoản tiền lần lượt là 16,6 tỷ USD và 5 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ để có thể tái cấu trúc hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, quyết định cứng rắn của chính quyền Tổng thống Obama được xem là một “liều thuốc” gây sốc đối với hai hãng này và cả Phố Wall.
Thậm chí, Tổng thống Obama còn cho rằng, nếu việc cải tổ của General Motors và Chrysler không thành công, thì phương án bảo hộ phá sản có thể lại là lựa chọn thích hợp nhất đối với hai hãng này.
Thông tin mới nhất liên quan đến Chrysler, hãng này đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc đối với việc lập liên minh toàn cầu với nhà sản xuất xe hơi Fiat để có thể tiết kiệm chi phí. Bộ Tài chính Mỹ cho biết đang cân nhắc việc cho Chrysler được vay thêm 6 tỷ USD nếu liên minh này được thiết lập thành công.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Tổng thống Obama cho biết sẽ có thêm một vài ngân hàng Mỹ sẽ cần phải nhận thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ Mỹ.
Tuyên bố này đi cùng với động thái của Bộ Tài chính Mỹ khi sẽ dành nguồn quỹ 135 tỷ USD để sẵn sàng cho việc giải cứu ngành ngân hàng Mỹ từ “Chương trình giải trừ các tài sản xấu – TARP”. Tuy nhiên, Bộ này chưa cho biết liệu họ có đệ trình thêm nguồn quỹ từ Quốc hội trong chương trình này hay không.
Tại châu Âu, Tây Ban Nha cũng buộc phải giải cứu ngân hàng đầu tiên trước nguy cơ phá sản và Chính phủ Đức, Anh cũng đã có động thái mới nhằm hỗ trợ khối ngân hàng.
Các chỉ số giảm từ 2,8-3,5% giá trị
Chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh hôm thứ Hai sau khi kế hoạch vay thêm vốn để phục hồi hoạt động của General Motors và Chrysler bị Chính phủ Tổng thống Obama bác bỏ. Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ cũng ra “tối hậu thư” cho hai hãng này phải hoàn thành những yêu cầu theo lộ trình được vạch ra.
Ngoài ra, việc chuẩn bị ngân sách để giải cứu khối ngân hàng cũng làm gia tăng những lo ngại về diễn biến mới nhất liên quan đến ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Điều này đã làm giới đầu tư lo ngại về “sức khỏe” của không ít ngân hàng trong cuộc kiểm tra toàn ngành mà giới chức Mỹ đang thực hiện.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch đầu tuần thấp hơn 2% giá trị so với phiên giao dịch trước đó. Trong cả ngày giao dịch, các chỉ số không có các đợt bất ngờ sụt giảm, lao dốc hay tăng vọt.
Xu hướng giảm điểm liên tục được duy trì trong phiên buổi sáng đã sớm đưa cả ba chỉ số giảm gần 4% vào lúc 11h30 (giờ địa phương).
Một đợt phục hồi nhẹ - mang tính kỹ thuật - diễn ra sau đó chỉ có thể giúp ba chỉ số tăng thêm hơn 0,5% giá trị. Nhưng thị trường lại tiếp tục quay đầu đi xuống và các chỉ số đã chính thức giảm 4% giá trị vào lúc 14 giờ chiều. Một giờ sau đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã giảm hơn 4,3%.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đã có diễn biến tích cực hơn trong 1 giờ giao dịch cuối cùng trong ngày khi các chỉ số đã phục hồi thêm 1%.
Cổ phiếu của ngành ôtô đã đồng loạt giảm điểm trong ngày, trong đó cổ phiếu General Motors mất 25,41%, cổ phiếu Ford hạ 2,82%, cổ phiếu của hãng sản xuất linh kiện ôtô - American Axle giảm 22,16%...
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Bank of America mất 17,85%, cổ phiếu Citigroup trượt 11,83%, cổ phiếu JPMorgan giảm 9,31%...
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ trong ngày 30/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 30/3: chỉ số Dow Jones mất 254,16 điểm, tương đương -3,27%, chốt ở mức 7.522,02.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 43,4 điểm, tương đương -2,81%, chốt ở mức 1.501,8.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 28,41 điểm, tương đương -3,48%, đóng cửa ở mức 787,53.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,51 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,04 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm mạnh vì khối ngân hàng, ôtô
Hôm Chủ nhật, Tây Ban Nha cho biết sẽ nắm quyền điều hành Ngân hàng tiết kiệm Caja Castilla la Mancha (CCM) và cung cấp 9 tỷ Euro (12,1 tỷ USD) để đảm bảo cho ngân hàng này tránh bị rút vốn ồ ạt.
Trong khi đó, Chính phủ Anh đã phải chi 1,6 tỷ Bảng (2,27 tỷ USD) để giải cứu Ngân hàng Dunfermline của Scotland.
Chứng khoán châu Âu đã giảm điểm mạnh vì Tây Ban Nha phải giải cứu CCM và cổ phiếu ngành ôtô sụt giảm mạnh sau những diễn biến xấu phát đi từ hai hãng xe lớn nhất ở Mỹ là General Motors và Chrysler.
Cổ phiếu khối ngân hàng đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm trước loạt tin xấu. Cổ phiếu Ngân hàng Barclays mất 14,2%; cổ phiếu UBS giảm 10,8% sau khi có tin hãng sẽ phải bơm thêm 2 tỷ USD để bù lỗ và phải cắt giảm thêm 8.000 việc làm; cổ phiếu Banco Santander, Banco Popular và BBVA đã giảm từ 4,4 -7,7%.
Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô cũng sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu BMW, Daimler, Fiat, Peugeot, Renault và Volkswagen mất từ 5,4 -10,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 135,94 điểm, tương đương -3,49%, chốt ở mức 3.762,91. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 5,1%, khối lượng giao dịch đạt 27 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 4,27%, khối lượng giao dịch đạt 172 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trước “tin dữ” từ Mỹ
Chứng khoán châu Á đã sụt giảm mạnh sau khi chính phủ Tổng thống Obama cảnh báo một vài ngân hàng Mỹ sẽ cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ và bảo hộ phá sản có thể là lựa chọn tốt nhất đối với General Motors và Chrysler.
Cảnh báo của Chính phủ Mỹ được đưa ra làm thị trường chứng khoán khu vực sụt giảm phiên buổi chiều. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 3,7% xuống 82,29 điểm.
Hôm thứ Hai, chứng khoán Nhật đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng hơn 2 tháng qua, do những tin liên quan đến hoạt động tái cấu trúc của hai nhà sản xuất ôtô - General Motors và Chrysler.
Thông tin này cũng đẩy đồng USD giảm 0,8% so với đồng Yên khiến cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm, góp phần đẩy thị trường giảm sâu.
Cổ phiếu Honda Motor giảm 6,7%, cổ phiếu Mazda Motor hạ 11,9%, cổ phiếu Toyota mất 3,7%, cổ phiếu Canon trượt 4%, cổ phiếu Sony xuống 7,4%.
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu Mizuho mất 8,8%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group hạ 8,3%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 7,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 390,89 điểm, tương đương 4,53%, chốt ở mức 8.236,08. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc vừa cho biết, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 2/2009 đã đạt 4,24 tỷ USD - mức cao nhất kể từ tháng 2/1998, sau khi thâm hụt 1,44 tỷ USD trong tháng 1/2009.
Trong đó, thặng dư từ xuất khẩu hàng hóa đạt 3,59 tỷ USD, nhưng thâm hụt từ xuất khẩu khối dịch vụ là 0,02 tỷ USD.
Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong năm 2009 đạt 22 tỷ USD, từ mức thâm hụt 6,41 tỷ USD trong năm 2008.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên này giảm 40,05 điểm, tương đương 3,24%, chốt ở mức 1.197,46.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,43%. Chỉ số ASX của Australia hạ 1,7%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 4,7%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ hạ 4,17%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,69%. Chỉ số Straits Times của Singapore sụt giảm 4,32%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.776,18 | 7.522,02 | 254,16 | 3,27 |
Nasdaq | 1.545,20 | 1.501,80 | 43,40 | 2,81 | |
S&P 500 | 815,94 | 787,54 | 28,40 | 3,48 | |
Anh | FTSE 100 | 3.898,85 | 3.762,91 | 135,94 | 3,49 |
Đức | DAX | 4.203,55 | 3.989,23 | 214,32 | 5,10 |
Pháp | CAC 40 | 2.840,62 | 2.719,34 | 121,28 | 4,27 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.390,70 | 5.206,05 | 184,65 | 3,43 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.626,97 | 8.236,08 | 390,89 | 4,53 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.119,50 | 13.456,33 | 663,17 | 4,70 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.237,51 | 1.197,46 | 40,05 | 3,24 |
Singapore | Straits Times | 1.745,66 | 1.668,64 | 77,02 | 4,41 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.374,44 | 2.358,04 | 16,40 | 0,69 |
Ấn Độ | BSE 30 | 10.048,49 | 9.629,51 | 418,98 | 4,17 |
Australia | ASX | 3.615,60 | 3.554,20 | 61,40 | 1,70 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |