Phố Wall trượt mạnh sau báo cáo từ FED
Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall đã tăng 19,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11/2011
Phiên giao dịch ngày 20/2, thị trường chứng khoán Mỹ giảm sâu nhất trong 3 tháng qua, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho hay có thể phải ngừng mua trái phiếu sớm hơn dự định.
Biên bản cuộc họp hồi tháng Giêng của FED được công bố hôm qua cho biết, nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, vốn được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE), đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi tăng trưởng âm trong quý 4/2012.
Thị trường chứng khoán Mỹ vốn rất nhạy cảm với những thông tin về chương trình nới lỏng định lượng, bởi đây được xem là chất xúc tác lớn cho thị trường. Do đó, trước khả năng FED phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall đã tăng 19,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Đồng thời, đứng trước khả năng thị trường sẽ bị suy yếu trong một thời gian dài sắp tới, tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm đã tăng vượt xa số tăng điểm với tỷ lệ trên 3 so với 1 trên cả hai sàn giao dịch New York và Nasdaq trong phiên giao dịch cùng ngày. Khối lượng giao dịch toàn thị trường lên 7,49 tỷ cổ phiếu, nhiều thứ hai trong năm.
Cả ba chỉ số chính đều giảm sâu. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 108,13 điểm, tương ứng 0,77%, xuống còn 13.927,54 điểm. S&P 500 giảm 18,99 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 1.511,95 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 14/11/2012. Chỉ số Nasdaq mất 49,19 điểm, tương ứng 1,53%, còn 3.164,41 điểm.
Hiện tại, chỉ số S&P 500 vẫn đang tăng được khoảng 6% kể từ đầu năm tới nay. Nhiều nhà phân tích trước đó dự báo rằng, thị trường sẽ trở nên thanh khoản hơn sau khi cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 chạm tới các mốc cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, với mức giảm đêm qua, "giấc mơ" này lại trở nên xa thực tế.
Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho tới khi nào triển vọng của thị trường lao động nước này có được sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với biên bản được công bố hôm qua, nhiều nhà phân tích cho rằng, đã xuất hiện những lo lắng rõ ràng về chiến lược dài hạn này.
Cũng trong phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ còn chịu tác động mạnh khi giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, trong khi giá đồng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng và giá dầu thô giao sau tại sàn giao dịch hàng hóa New York đã trượt giảm hơn 2 USD mỗi thùng.
Biên bản cuộc họp hồi tháng Giêng của FED được công bố hôm qua cho biết, nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, vốn được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE), đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi tăng trưởng âm trong quý 4/2012.
Thị trường chứng khoán Mỹ vốn rất nhạy cảm với những thông tin về chương trình nới lỏng định lượng, bởi đây được xem là chất xúc tác lớn cho thị trường. Do đó, trước khả năng FED phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư tại Phố Wall đã tăng 19,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Đồng thời, đứng trước khả năng thị trường sẽ bị suy yếu trong một thời gian dài sắp tới, tỷ lệ cổ phiếu giảm điểm đã tăng vượt xa số tăng điểm với tỷ lệ trên 3 so với 1 trên cả hai sàn giao dịch New York và Nasdaq trong phiên giao dịch cùng ngày. Khối lượng giao dịch toàn thị trường lên 7,49 tỷ cổ phiếu, nhiều thứ hai trong năm.
Cả ba chỉ số chính đều giảm sâu. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 108,13 điểm, tương ứng 0,77%, xuống còn 13.927,54 điểm. S&P 500 giảm 18,99 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 1.511,95 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 14/11/2012. Chỉ số Nasdaq mất 49,19 điểm, tương ứng 1,53%, còn 3.164,41 điểm.
Hiện tại, chỉ số S&P 500 vẫn đang tăng được khoảng 6% kể từ đầu năm tới nay. Nhiều nhà phân tích trước đó dự báo rằng, thị trường sẽ trở nên thanh khoản hơn sau khi cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 chạm tới các mốc cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, với mức giảm đêm qua, "giấc mơ" này lại trở nên xa thực tế.
Tháng trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định tiếp tục mua vào 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho tới khi nào triển vọng của thị trường lao động nước này có được sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với biên bản được công bố hôm qua, nhiều nhà phân tích cho rằng, đã xuất hiện những lo lắng rõ ràng về chiến lược dài hạn này.
Cũng trong phiên hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ còn chịu tác động mạnh khi giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái, trong khi giá đồng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng và giá dầu thô giao sau tại sàn giao dịch hàng hóa New York đã trượt giảm hơn 2 USD mỗi thùng.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.927,54 | -108,13 | -0,77 |
S&P 500 | 1.511,95 | -18,99 | -1,24 | |
Nasdaq | 3.164,41 | -49,19 | -1,53 | |
Anh | FTSE 100 | 6.395,37 | +16,30 | +0,26 |
Pháp | CAC 40 | 3.709,88 | -25,94 | -0,69 |
Đức | DAX | 7.728,90 | -23,55 | -0,30 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 11.468,28 | +95,94 | +0,84 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.307,41 | +163,50 | +0,71 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.397,18 | +14,26 | +0,60 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.029,10 | +68,22 | +0,86 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.024,64 | +38,81 | +1,95 |
Singapore | Straits Times | 3.308,89 | +13,12 | +0,40 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |