Phố Wall tuột dốc mạnh phiên đầu tháng
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và năng lượng giảm mạnh nhất, do có liên quan tới yếu tố tăng trưởng
Các chỉ số chính trên thị trường Mỹ giảm rất sâu trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, sau khi các số liệu mới nhất cho thấy đà tăng trưởng và hồi phục của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc đang trở nên chậm chạp hơn.
Hôm qua, tổ chức ADP công bố báo cáo cho thấy, trong tháng 4, khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tạo được 119.000 việc làm mới, thấp hơn kỳ vọng của giới kinh tế. Một báo cáo riêng rẽ khác của Viện Quản lý nguồn cung cũng cho thấy khu vực sản xuất Mỹ tăng trưởng với nhịp độ gần như không đáng kể trong tháng 4 vừa qua.
Tại Trung Quốc, mức tăng trưởng tại khu vực nhà máy của nền kinh tế lớn thứ hai đã trở nên chậm hơn trong tháng 4, khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu suy giảm. Thông tin này đã gây ra những nghi ngờ mới về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau khi đã tăng trưởng với tốc độ chậm đáng thất vọng trong quý đầu tiên năm 2013.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và năng lượng giảm mạnh nhất, do có liên quan tới yếu tố tăng trưởng. Chỉ số hàng hóa giảm mạnh 1,7%, trong khi chỉ số S&P lĩnh vực năng lượng trượt 1,6%, chỉ số S&P nguyên vật liệu giảm 1,8%. Giá đồng hạ 3,6%, mức giảm giá sâu nhất kể từ phiên giao dịch đầu tháng 4/2012 cho tới nay.
Đà đi xuống của thị trường bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tuyên bố sẽ tiếp tục các chính sách kích thích nền kinh tế tăng trưởng. FED cho biết, những thắt chặt ngân sách gần đây của Washington có thể là một nguy cơ đối với đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ, thậm chí là sự hồi phục trên thị trường lao động và việc làm.
Khoảng 70% cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch New York đóng cửa giảm điểm, trong khi có đến 3/4 cổ phiếu tại sàn Nasdaq đỏ sàn vào cuối phiên. Dẫu vậy, so với mức giảm mạnh vào đầu phiên, thì tuyên bố chính sách kinh tế của FED cũng đã cứu vãn được phần nào, khi hạn chế dần mức giảm điểm vào những phút cuối.
Phiên giao dịch liền trước, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đóng cửa ở mức rất cao, trong đó đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500. Chỉ số này đã chạm ngưỡng cao nhất trong phiên và đóng cửa ở mức cao kỷ lục mọi thời đại. Mức giảm đêm qua đã khiến chỉ số quan trọng này mất khá nhiều điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm sốc tới 138,85 điểm, tương ứng với mức 0,94%, xuống còn 14.700,95 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm mạnh tới 14,87 điểm, tương ứng với 0,93%, xuống còn 1.582,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 29,66 điểm, tương ứng 0,89%, còn 3.299,13 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức khá cao, với khoảng 6,53 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu trong năm.
Hôm qua, tổ chức ADP công bố báo cáo cho thấy, trong tháng 4, khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tạo được 119.000 việc làm mới, thấp hơn kỳ vọng của giới kinh tế. Một báo cáo riêng rẽ khác của Viện Quản lý nguồn cung cũng cho thấy khu vực sản xuất Mỹ tăng trưởng với nhịp độ gần như không đáng kể trong tháng 4 vừa qua.
Tại Trung Quốc, mức tăng trưởng tại khu vực nhà máy của nền kinh tế lớn thứ hai đã trở nên chậm hơn trong tháng 4, khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu suy giảm. Thông tin này đã gây ra những nghi ngờ mới về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau khi đã tăng trưởng với tốc độ chậm đáng thất vọng trong quý đầu tiên năm 2013.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và năng lượng giảm mạnh nhất, do có liên quan tới yếu tố tăng trưởng. Chỉ số hàng hóa giảm mạnh 1,7%, trong khi chỉ số S&P lĩnh vực năng lượng trượt 1,6%, chỉ số S&P nguyên vật liệu giảm 1,8%. Giá đồng hạ 3,6%, mức giảm giá sâu nhất kể từ phiên giao dịch đầu tháng 4/2012 cho tới nay.
Đà đi xuống của thị trường bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) tuyên bố sẽ tiếp tục các chính sách kích thích nền kinh tế tăng trưởng. FED cho biết, những thắt chặt ngân sách gần đây của Washington có thể là một nguy cơ đối với đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ, thậm chí là sự hồi phục trên thị trường lao động và việc làm.
Khoảng 70% cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch New York đóng cửa giảm điểm, trong khi có đến 3/4 cổ phiếu tại sàn Nasdaq đỏ sàn vào cuối phiên. Dẫu vậy, so với mức giảm mạnh vào đầu phiên, thì tuyên bố chính sách kinh tế của FED cũng đã cứu vãn được phần nào, khi hạn chế dần mức giảm điểm vào những phút cuối.
Phiên giao dịch liền trước, mặc dù chỉ tăng nhẹ nhưng các chỉ số chứng khoán Mỹ đã đóng cửa ở mức rất cao, trong đó đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500. Chỉ số này đã chạm ngưỡng cao nhất trong phiên và đóng cửa ở mức cao kỷ lục mọi thời đại. Mức giảm đêm qua đã khiến chỉ số quan trọng này mất khá nhiều điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm sốc tới 138,85 điểm, tương ứng với mức 0,94%, xuống còn 14.700,95 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm mạnh tới 14,87 điểm, tương ứng với 0,93%, xuống còn 1.582,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 29,66 điểm, tương ứng 0,89%, còn 3.299,13 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức khá cao, với khoảng 6,53 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,36 tỷ cổ phiếu trong năm.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 14.700,95 | -138,85 | -0,94 |
S&P 500 | 1.582,70 | -14,87 | -0,93 | |
Nasdaq | 3.299,13 | -29,66 | -0,89 | |
Anh | FTSE 100 | 6.451,29 | +21,17 | +0,33 |
Pháp | CAC 40 | 3.856,75 | -11,93 | -0,31 |
Đức | DAX | 7.913,71 | +40,21 | +0,51 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 13.799,35 | -61,51 | -0,44 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.737,01 | +156,24 | +0,69 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.177,91 | -21,30 | -0,97 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.093,66 | +63,92 | +0,80 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.963,95 | +23,25 | +1,20 |
Singapore | Straits Times | 3.368,18 | +6,26 | +0,19 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |