Phố Wall vọt cao sau tuyên bố từ IMF
Phố Wall chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2011, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi giúp đỡ các nước bị khủng hoảng nợ tác động
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chạm mức cao nhất kể từ tháng 7/2011, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi giúp đỡ các quốc gia đang chịu tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu. Thêm vào đó, lợi nhuận khả quan của Goldman Sachs đã làm giảm những lo lắng của nhà đầu tư về cổ phiếu ngân hàng.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 96,88 điểm, tương ứng 0,78%, lên mức 12.578,95 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,37 điểm, tương ứng 1,11%, đóng cửa ở mức 1.308,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 41,63 điểm, tương ứng 1,53%, lên chốt ở mức 2.769,71 điểm.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đóng góp thêm 600 tỷ USD vào nguồn vốn của quỹ để chống chọi với các cú sốc tài chính của thế giới. Tổng giám đốc Christine Lagarde dự báo nhu cầu các khoản vay giải cứu trên toàn cầu có thể lên tới 1.000 tỷ USD trong vòng hai năm tới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, sở dĩ tổ chức này cần tới 600 tỷ USD là để hỗ trợ các quốc gia đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu. Trong đó, 500 tỷ USD sẽ được dùng để cho các quốc gia thành viên vay trong trường hợp cần thiết và thêm 100 tỷ USD như là “nguồn vốn dự phòng”.
Ngoài yếu tố trên, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua còn nhận được tín hiệu lạc quan từ báo cáo lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng của Goldman Sachs, sau khi Citigroup và JPMorgan Chase liên tục làm nhà đầu tư thất vọng. Chốt phiên 18/1, giá cổ phiếu của Goldman tăng 6,8%, trong khi chỉ số S&P tài chính tăng 1,7%.
Nhóm cổ phiếu của các công ty xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh, sau khi Mỹ công bố số liệu cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm này trong tháng 1/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong 4,5 năm. Chỉ số PHLX lĩnh vực nhà ở tăng 3,1%, trong khi chỉ số Dow Jones xây dựng nhà ở tăng mạnh tới 4,4%.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng mạnh, với khoảng 7,3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,68 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 cho tới nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/ giảm điểm tại sàn New York là 4/1, còn ở sàn Nasdaq là 3/1.
Trong khi đó, các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cho kết quả trái chiều trong phiên 18/1. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng nhẹ 0,15% lên 5.702,37 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,34% lên mức 6.354,57 điểm. Ngược dòng, chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 0,15% xuống còn 3.264,93 điểm.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 96,88 điểm, tương ứng 0,78%, lên mức 12.578,95 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 14,37 điểm, tương ứng 1,11%, đóng cửa ở mức 1.308,04 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 41,63 điểm, tương ứng 1,53%, lên chốt ở mức 2.769,71 điểm.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đóng góp thêm 600 tỷ USD vào nguồn vốn của quỹ để chống chọi với các cú sốc tài chính của thế giới. Tổng giám đốc Christine Lagarde dự báo nhu cầu các khoản vay giải cứu trên toàn cầu có thể lên tới 1.000 tỷ USD trong vòng hai năm tới.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết, sở dĩ tổ chức này cần tới 600 tỷ USD là để hỗ trợ các quốc gia đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu. Trong đó, 500 tỷ USD sẽ được dùng để cho các quốc gia thành viên vay trong trường hợp cần thiết và thêm 100 tỷ USD như là “nguồn vốn dự phòng”.
Ngoài yếu tố trên, thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua còn nhận được tín hiệu lạc quan từ báo cáo lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng của Goldman Sachs, sau khi Citigroup và JPMorgan Chase liên tục làm nhà đầu tư thất vọng. Chốt phiên 18/1, giá cổ phiếu của Goldman tăng 6,8%, trong khi chỉ số S&P tài chính tăng 1,7%.
Nhóm cổ phiếu của các công ty xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh, sau khi Mỹ công bố số liệu cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp thuộc nhóm này trong tháng 1/2012 đã tăng lên mức cao nhất trong 4,5 năm. Chỉ số PHLX lĩnh vực nhà ở tăng 3,1%, trong khi chỉ số Dow Jones xây dựng nhà ở tăng mạnh tới 4,4%.
Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng mạnh, với khoảng 7,3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,68 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 cho tới nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/ giảm điểm tại sàn New York là 4/1, còn ở sàn Nasdaq là 3/1.
Trong khi đó, các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cho kết quả trái chiều trong phiên 18/1. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh tăng nhẹ 0,15% lên 5.702,37 điểm. Chỉ số DAX của thị trường Đức tăng 0,34% lên mức 6.354,57 điểm. Ngược dòng, chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 0,15% xuống còn 3.264,93 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.482,10 | 12.579,00 | 96,88 | 0,78 |
S&P 500 | 1.293,67 | 1.308,04 | 14,37 | 1,11 | |
Nasdaq | 2.728,08 | 2.769,71 | 41,63 | 1,53 | |
Anh | FTSE 100 | 5.693,95 | 5.702,37 | 8,42 | 0,15 |
Pháp | CAC 40 | 3.269,99 | 3.264,93 | 5,06 | 0,15 |
Đức | DAX | 6.332,93 | 6.354,57 | 21,64 | 0,34 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.466,40 | 8.550,58 | 84,18 | 0,99 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.627,80 | 19.686,90 | 59,17 | 0,30 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.298,38 | 2.266,38 | 31,99 | 1,39 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.221,08 | 7.233,69 | 12,61 | 0,17 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.892,74 | 1.892,39 | 0,35 | 0,02 |
Singapore | Straits Times | 2.815,85 | 2.795,40 | 20,45 | 0,73 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |