16:32 12/07/2018

Phụ nữ dễ mắc rối loạn tiền đình hơn nam giới

Hoài Phương

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, bạn thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn.

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn tiền đình?Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí có những nguyên nhân mà chúng ta ít ngờ đến nhưng lại là tác nhân chủ yếu gây bệnh.
Phụ nữ dễ mắc rối loạn tiền đình hơn nam giới - Ảnh 1.
Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.Ngoài ra, hội chứng stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…)  là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hormone Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. "Con đường" truyền dẫn truyền thông tin này bị "hư hại" khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn tiền đình.Hội chứng tiền đình cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, …Với nguyên nhân này, người bệnh cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại.Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…
Phụ nữ dễ mắc rối loạn tiền đình hơn nam giới - Ảnh 2.
Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn?
"Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở phụ nữ, hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ. Ngoài ra, mỗi lần có kinh nguyệt phụ nữ cũng dễ bị rối loạn tiền đình với triệu chứng chủ yếu là chóng mặt. Trong khi nam giới ít bị bệnh hơn do tâm lý vững vàng hơn," PGS.TS Đặng Xuân Hùng, phó chủ tịch Hội Tai mũi họng TP.HCM cho biết.Ngoài ra, theo PGS Xuân Hùng, rối loạn tiền đình còn hay gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh (trên dưới 45 tuổi). Những người về hưu cũng bị rối loạn tiền đình rất nhiều, đặc biệt là những người có chức vụ hoặc công việc bận rộn khi còn đang làm việc. Nguyên nhân là do đang từ môi trường làm việc sôi động, năng nổ sang môi trường về hưu buồn tẻ, đơn điệu nhưng chưa kịp chuẩn bị tâm lý nên người về hưu rất dễ bị stress (căng thẳng thần kinh), chóng mặt, ù tai, nghe kém và có biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, mặt tái mét, lo âu, hoảng hốt, sợ hãi.
Phụ nữ dễ mắc rối loạn tiền đình hơn nam giới - Ảnh 3.
Cần lưu ý, với người bị rối loạn tiền đình không nên cách ly môi trường làm việc vì càng cách ly môi trường làm việc thì càng chóng mặt nhiều hơn, thậm chí còn bị ù tai, hoa mắt, lảo đảo, tâm trí rối loạn. Cách tốt nhất là tránh làm việc quá sức để tránh bị rơi vào stress.Hiện nay trên thị trường cũng có 1 số sản phẩm dành cho người mắc rối loạn tiền đình, nhưng cũng đều đi theo lối mòn giảm triệu chứng bệnh, không có công dụng phòng tránh tái phát bệnh cũng như giảm stress, một nguyên nhân rất lớn khiến bệnh rối loạn tiền đình nặng hơn.
Món ăn nên chọnTheo kinh nghiệm điều trị của Đông y, các món ăn sau đây rất có tác dụng cho việc điều trị Rối loạn tiền đình:- Nấm mộc nhĩ trắng (15 - 20 gr) nấu canh với thịt heo nạc (50 gr) và 1 quả táo đỏ, ăn lúc đói.- Trà xanh hoặc đen (5 gr) nấu với vỏ quýt (10 gr) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5 - 10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.- Gừng khô nướng sơ (6 - 8 gr), cam thảo tẩm mật nướng (4 gr), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.- Xác ve sầu (30 gr) tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2 - 3 g với nước pha ít rượu.- Hoa cúc trắng (6 - 8 gr) tán bột ngâm với nước sôi 5 - 10 phút, uống sau bữa ăn.