Putin bắn tín hiệu hòa giải đến phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/8 nói rằng, Nga sẽ đứng lên bảo vệ mình, nhưng không phải trả giá bằng sự đối đầu với phần còn lại của thế giới.
Phát biểu trên được người đứng đầu điện Kremlin đưa ra tại cuộc họp với các bộ trưởng và thành viên chính phủ ở Crimea, bán đảo mà Moscow vừa tiến hành sáp nhập trong năm nay.
Phát biểu trên được người đứng đầu điện Kremlin đưa ra tại cuộc họp với các bộ trưởng và thành viên chính phủ ở Crimea, bán đảo mà Moscow vừa tiến hành sáp nhập trong năm nay.
Theo hãng tin Reuters, đây là tín hiệu hòa giải sau nhiều tháng quan hệ giữa Nga và phương Tây căng thẳng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
"Chúng ta cần xây dựng đất nước với thái độ bình tĩnh, hiệu quả, nghiêm chỉnh, không tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài", Tổng thống Nga Putin phát biểu hôm 14/8. Ông nhấn mạnh, nước Nga cần phải đoàn kết và luôn sẵn sàng, nhưng điều đó không phải là cho một cuộc chiến hay bất cứ một hình thức đối đầu nào.
Tổng thống Vladimir Putin cũng cho biết, nước Nga sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine trong thời gian sớm nhất cũng như ngăn chặn tình trạng đổ máu ở quốc gia láng giềng. Theo ông, "đất nước này (Ukraine) đã rơi vào cảnh hỗn loạn đẫm máu trong cuộc xung đột huynh đệ tương tàn".
Tổng thống Nga Putin nói thêm rằng, mỗi ngày trôi qua, tình hình Ukraine trở nên nguy hiểm hơn. "Tại khu vực đông nam của Ukraine diễn ra một thảm họa nhân đạo quy mô lớn”, người đứng đầu điện Kremlin nhấn mạnh.
Ông khẳng định học thuyết chính sách ngoại giao của Nga là yêu chuộng hòa bình, đồng thời cũng tuyên bố rằng tất cả các đối tác của Moscow trên thế giới nên hiểu rằng Nga, cũng như các nước lớn và hùng mạnh khác, có rất nhiều biện pháp và cách thức để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bao gồm cả giải pháp quân sự.
Cũng trong ngày 14/8, ông Putin cho biết đã ký quyết định lập lực lượng đặc nhiệm quân sự tại Crimea. "Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị chương trình riêng biệt về việc lập và phát triển lực lượng quân sự tại Crimea. Tôi đã phê duyệt chương trình này. Đây sẽ là chương trình không quá lớn và cũng không tốn kém", ông nói.
Theo Itar-Tass, mục tiêu của chính sách phát triển lực lượng vũ trang của Nga là xây dựng lực lượng quân đội tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Đây là động lực chính của chương trình kéo dài đến giai đoạn 2020-2021. Các hoạt động chế tạo vũ khí tấn công, phòng thủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng.
Trong khi đó, hôm 14/8, với 242 phiếu thuận so với 226 phiếu tối thiểu, Quốc hội Ukraine đã thông qua một dự luật nhằm cung cấp các công cụ pháp lý cho phép áp đặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào những công ty và cá nhân của Nga, mà phía Ukraine cho là đang hỗ trợ cho lực lượng đối lập ở miền đông Ukraine.
Theo dự luật, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine có quyền phong tỏa tài sản, hạn chế giao dịch thương mại, dừng toàn bộ hoặc một phần vận chuyển quá cảnh tài nguyên, chuyến bay và hình thức giao thông vận tải khác qua lãnh thổ Ukraine, chặn rút vốn, tạm dừng thực hiện nghĩa vụ kinh tế, tài chính, hủy giấy phép.
Dự luật còn quy định các biện pháp cấm hoặc hạn chế việc ra vào lãnh hải, cảng biển Ukraine của tàu thủy, ra vào không phận của máy bay, dừng các hợp đồng kinh tế, an ninh, quốc phòng... Ngoài ra, sự trừng phạt còn có việc chấm dứt các trao đổi văn hóa, hợp tác khoa học, từ chối cấp visa, hủy các chuyến thăm chính thức...
Ukraine nhiều lần lên tiếng cáo buộc Nga là nước đã kích động bạo lực ở khu vực miền đông của Ukraine. Trước đó, Chính phủ Ukraine đã có kế hoạch trừng phạt nhằm vào 172 công dân Nga và công dân một số quốc gia khác, cùng với 65 doanh nghiệp của Nga, trong đó bao gồm nhà xuất khẩu khí đốt khổng lồ Gazprom.
"Chúng ta cần xây dựng đất nước với thái độ bình tĩnh, hiệu quả, nghiêm chỉnh, không tự ngăn cách mình với thế giới bên ngoài", Tổng thống Nga Putin phát biểu hôm 14/8. Ông nhấn mạnh, nước Nga cần phải đoàn kết và luôn sẵn sàng, nhưng điều đó không phải là cho một cuộc chiến hay bất cứ một hình thức đối đầu nào.
Tổng thống Vladimir Putin cũng cho biết, nước Nga sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine trong thời gian sớm nhất cũng như ngăn chặn tình trạng đổ máu ở quốc gia láng giềng. Theo ông, "đất nước này (Ukraine) đã rơi vào cảnh hỗn loạn đẫm máu trong cuộc xung đột huynh đệ tương tàn".
Tổng thống Nga Putin nói thêm rằng, mỗi ngày trôi qua, tình hình Ukraine trở nên nguy hiểm hơn. "Tại khu vực đông nam của Ukraine diễn ra một thảm họa nhân đạo quy mô lớn”, người đứng đầu điện Kremlin nhấn mạnh.
Ông khẳng định học thuyết chính sách ngoại giao của Nga là yêu chuộng hòa bình, đồng thời cũng tuyên bố rằng tất cả các đối tác của Moscow trên thế giới nên hiểu rằng Nga, cũng như các nước lớn và hùng mạnh khác, có rất nhiều biện pháp và cách thức để đảm bảo quyền lợi của quốc gia, bao gồm cả giải pháp quân sự.
Cũng trong ngày 14/8, ông Putin cho biết đã ký quyết định lập lực lượng đặc nhiệm quân sự tại Crimea. "Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị chương trình riêng biệt về việc lập và phát triển lực lượng quân sự tại Crimea. Tôi đã phê duyệt chương trình này. Đây sẽ là chương trình không quá lớn và cũng không tốn kém", ông nói.
Theo Itar-Tass, mục tiêu của chính sách phát triển lực lượng vũ trang của Nga là xây dựng lực lượng quân đội tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Đây là động lực chính của chương trình kéo dài đến giai đoạn 2020-2021. Các hoạt động chế tạo vũ khí tấn công, phòng thủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng.
Trong khi đó, hôm 14/8, với 242 phiếu thuận so với 226 phiếu tối thiểu, Quốc hội Ukraine đã thông qua một dự luật nhằm cung cấp các công cụ pháp lý cho phép áp đặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào những công ty và cá nhân của Nga, mà phía Ukraine cho là đang hỗ trợ cho lực lượng đối lập ở miền đông Ukraine.
Theo dự luật, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine có quyền phong tỏa tài sản, hạn chế giao dịch thương mại, dừng toàn bộ hoặc một phần vận chuyển quá cảnh tài nguyên, chuyến bay và hình thức giao thông vận tải khác qua lãnh thổ Ukraine, chặn rút vốn, tạm dừng thực hiện nghĩa vụ kinh tế, tài chính, hủy giấy phép.
Dự luật còn quy định các biện pháp cấm hoặc hạn chế việc ra vào lãnh hải, cảng biển Ukraine của tàu thủy, ra vào không phận của máy bay, dừng các hợp đồng kinh tế, an ninh, quốc phòng... Ngoài ra, sự trừng phạt còn có việc chấm dứt các trao đổi văn hóa, hợp tác khoa học, từ chối cấp visa, hủy các chuyến thăm chính thức...
Ukraine nhiều lần lên tiếng cáo buộc Nga là nước đã kích động bạo lực ở khu vực miền đông của Ukraine. Trước đó, Chính phủ Ukraine đã có kế hoạch trừng phạt nhằm vào 172 công dân Nga và công dân một số quốc gia khác, cùng với 65 doanh nghiệp của Nga, trong đó bao gồm nhà xuất khẩu khí đốt khổng lồ Gazprom.