Putin muốn “dạy phương Tây một bài học” ở Syria
“Đơn giản chỉ là Putin đang muốn chúng ta phải cảm thấy đau”, một quan chức Mỹ nói
Một bài viết thuộc chuyên mục Op-Ed của tờ New York Times cho rằng Putin muốn “dạy cho Mỹ và châu Âu một bài học” ở Syria.
Tuần trước, sau khi chiến đấu cơ của Nga oanh tạc lực lượng chống Chính phủ của Tổng thống Bashar Al-Assad ở thị trấn Homs, Syria, một quan chức Mỹ nói: “Những gì mà Nga đang làm ở Syria không phải là một nỗ lực chống phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Đây không phải là chính sách thực dụng (realpolitik) kiểu cũ. Thậm chí, đây cũng không phải là một âm mưu để khiến chúng ta quên đi vấn đề Ukraine”.
“Đơn giản chỉ là Putin đang muốn chúng ta phải cảm thấy đau”, ông này nói.
Ý tưởng xem Nga như một “cường quốc gây rối” mà vị quan chức trên đưa ra đang là một cách nhìn nhận phổ biến ở Washington những ngày này. Nhưng điều thực sự mà “cường quốc gây rối” này muốn là gì? Có phải Nga xuất hiện ở Syria chỉ nhằm mục đích làm Tổng thống Mỹ Barack Obama phải bẽ mặt? Liệu làm phương hại giá trị quyền lực Mỹ có phải là mục đích duy nhất trong hành động của Nga?
Bài viết trên New York Times cho rằng, Nga đang muốn dạy cho Mỹ một bài học đáng giá. Moscow muốn cho thấy: một là Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào bất kỳ cuộc nội chiến nào xảy ra sau một cuộc cách mạng “lấy cảm hứng” từ những lời đao to búa lớn của Mỹ, hai là Mỹ hãy ngừng ngay việc kích động người dân nước khác nổi dậy.
“Các ngài có nhận thức được việc các ngài đã làm hay không?” là câu nói đáng nhớ nhất trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York vừa qua.
Nhân tố chính sách thực dụng có thể là một nguyên nhân dẫn tới tình hình ở Syria hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề Syria còn liên quan tới hai quan điểm khác nhau về thế giới. Trên thực tế, sự khác biệt giữa Putin và Obama có thể xuất phát từ những lý thuyết trái chiều về nguồn gốc của sự bất ổn toàn cầu hiện nay.
Mỹ thì xem bất ổn toàn cầu chủ yếu là kết quả từ “nỗ lực tuyệt vọng” của các nhà lãnh đạo chuyên quyền muốn bấu víu quyền lực. Trong khi đó, Moscow thì đổ lỗi cho nỗi ám ảnh về dân chủ của Washington.
Và điều nằm trong tâm trí của điện Kremlin không phải là Syria, thậm chí không phải là Ukraine, mà là Trung Á - một khu vực vệ tinh của Nga thời hậu Liên Xô, nơi các nhà lãnh đạo chuyên quyền đang ngày càng già đi, nền kinh tế rơi vào trì trệ, và hàng triệu người trẻ tuổi đang trong cảnh thất nghiệp và muốn di cư, cũng như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng.
Nga vốn tự xem mình là người đảm bảo cho ổn định ở Trung Á, nhưng Nga cũng sợ rằng bất ổn đang dần đến với khu vực này.
Trung Á ngày nay khiến Moscow nhớ đến Trung Đông cách đây một thập kỷ. Bởi vậy, Nga tự hỏi liệu vấn đề Syria có dạy cho nước Mỹ phải biết cẩn trọng với lời nói và hành động của mình khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy đến ở Trung Á hay không?
Putin muốn dạy Mỹ một bài học, nhưng thông qua đó, ông chủ điện Kremlin cũng gửi thông điệp tới châu Âu vốn đang trầy trật ứng phó với hàng triệu người di cư, bị ám ảnh bởi “bóng ma” Hồi giáo cực đoan, và nỗi lo dân số già. Trước kia, Liên minh Châu Âu (EU) từng nuôi hy vọng tạo ra sự thay đổi ở các quốc gia láng giềng. Nhưng ngày nay, EU tự cảm thấy mình đang là “con tin”.
Putin muốn thuyết phục châu Âu rằng ông sẵn sàng và có thể bảo vệ biên giới của châu Âu, một việc mà các nền dân chủ mới không thể làm.
Nhưng liệu Putin có thực hiện được vai trò đó? Theo New York Times, lời kêu gọi về sự ổn định tuyệt đối mà Putin đưa ra rất hấp dẫn về mặt cảm xúc, nhưng lại không đủ thực tế.
Nếu khuôn khổ của chiến tranh lạnh là đủ để Liên Xô và phương Tây đạt thỏa thuận nhằm giảm bất ổn, thì bối cảnh hiện này không còn cho phép điều đó. Thế giới hiện nay không còn được định nghĩa bởi các lực lượng Đông-Tây. Thay vào đó, những thay đổi về xã hội, dân số, văn hóa và công nghệ đã khiến sự ổn định của thế giới trở thành một bài toán khó giải hơn nhiều.
Mặt khác, những gì mà thế giới chứng kiến ở Syria ngày nay không chỉ là cuộc xung đột giữa một chính phủ hợp pháp và đám đông những phần tử cực đoan. Có một điều cần lưu ý là phần đông những người di cư và tị nạn đổ tới châu Âu hiện nay không phải là những người chạy trốn IS, mà là chạy trốn chính quyền Assad. Do vậy, việc Assad còn nắm quyền ở Syria đồng nghĩa với việc những người Syria di cư có thể ở lại châu Âu mãi mãi.
Tuần trước, sau khi chiến đấu cơ của Nga oanh tạc lực lượng chống Chính phủ của Tổng thống Bashar Al-Assad ở thị trấn Homs, Syria, một quan chức Mỹ nói: “Những gì mà Nga đang làm ở Syria không phải là một nỗ lực chống phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Đây không phải là chính sách thực dụng (realpolitik) kiểu cũ. Thậm chí, đây cũng không phải là một âm mưu để khiến chúng ta quên đi vấn đề Ukraine”.
“Đơn giản chỉ là Putin đang muốn chúng ta phải cảm thấy đau”, ông này nói.
Ý tưởng xem Nga như một “cường quốc gây rối” mà vị quan chức trên đưa ra đang là một cách nhìn nhận phổ biến ở Washington những ngày này. Nhưng điều thực sự mà “cường quốc gây rối” này muốn là gì? Có phải Nga xuất hiện ở Syria chỉ nhằm mục đích làm Tổng thống Mỹ Barack Obama phải bẽ mặt? Liệu làm phương hại giá trị quyền lực Mỹ có phải là mục đích duy nhất trong hành động của Nga?
Bài viết trên New York Times cho rằng, Nga đang muốn dạy cho Mỹ một bài học đáng giá. Moscow muốn cho thấy: một là Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp vào bất kỳ cuộc nội chiến nào xảy ra sau một cuộc cách mạng “lấy cảm hứng” từ những lời đao to búa lớn của Mỹ, hai là Mỹ hãy ngừng ngay việc kích động người dân nước khác nổi dậy.
“Các ngài có nhận thức được việc các ngài đã làm hay không?” là câu nói đáng nhớ nhất trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York vừa qua.
Nhân tố chính sách thực dụng có thể là một nguyên nhân dẫn tới tình hình ở Syria hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề Syria còn liên quan tới hai quan điểm khác nhau về thế giới. Trên thực tế, sự khác biệt giữa Putin và Obama có thể xuất phát từ những lý thuyết trái chiều về nguồn gốc của sự bất ổn toàn cầu hiện nay.
Mỹ thì xem bất ổn toàn cầu chủ yếu là kết quả từ “nỗ lực tuyệt vọng” của các nhà lãnh đạo chuyên quyền muốn bấu víu quyền lực. Trong khi đó, Moscow thì đổ lỗi cho nỗi ám ảnh về dân chủ của Washington.
Và điều nằm trong tâm trí của điện Kremlin không phải là Syria, thậm chí không phải là Ukraine, mà là Trung Á - một khu vực vệ tinh của Nga thời hậu Liên Xô, nơi các nhà lãnh đạo chuyên quyền đang ngày càng già đi, nền kinh tế rơi vào trì trệ, và hàng triệu người trẻ tuổi đang trong cảnh thất nghiệp và muốn di cư, cũng như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang gia tăng.
Nga vốn tự xem mình là người đảm bảo cho ổn định ở Trung Á, nhưng Nga cũng sợ rằng bất ổn đang dần đến với khu vực này.
Trung Á ngày nay khiến Moscow nhớ đến Trung Đông cách đây một thập kỷ. Bởi vậy, Nga tự hỏi liệu vấn đề Syria có dạy cho nước Mỹ phải biết cẩn trọng với lời nói và hành động của mình khi cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy đến ở Trung Á hay không?
Putin muốn dạy Mỹ một bài học, nhưng thông qua đó, ông chủ điện Kremlin cũng gửi thông điệp tới châu Âu vốn đang trầy trật ứng phó với hàng triệu người di cư, bị ám ảnh bởi “bóng ma” Hồi giáo cực đoan, và nỗi lo dân số già. Trước kia, Liên minh Châu Âu (EU) từng nuôi hy vọng tạo ra sự thay đổi ở các quốc gia láng giềng. Nhưng ngày nay, EU tự cảm thấy mình đang là “con tin”.
Putin muốn thuyết phục châu Âu rằng ông sẵn sàng và có thể bảo vệ biên giới của châu Âu, một việc mà các nền dân chủ mới không thể làm.
Nhưng liệu Putin có thực hiện được vai trò đó? Theo New York Times, lời kêu gọi về sự ổn định tuyệt đối mà Putin đưa ra rất hấp dẫn về mặt cảm xúc, nhưng lại không đủ thực tế.
Nếu khuôn khổ của chiến tranh lạnh là đủ để Liên Xô và phương Tây đạt thỏa thuận nhằm giảm bất ổn, thì bối cảnh hiện này không còn cho phép điều đó. Thế giới hiện nay không còn được định nghĩa bởi các lực lượng Đông-Tây. Thay vào đó, những thay đổi về xã hội, dân số, văn hóa và công nghệ đã khiến sự ổn định của thế giới trở thành một bài toán khó giải hơn nhiều.
Mặt khác, những gì mà thế giới chứng kiến ở Syria ngày nay không chỉ là cuộc xung đột giữa một chính phủ hợp pháp và đám đông những phần tử cực đoan. Có một điều cần lưu ý là phần đông những người di cư và tị nạn đổ tới châu Âu hiện nay không phải là những người chạy trốn IS, mà là chạy trốn chính quyền Assad. Do vậy, việc Assad còn nắm quyền ở Syria đồng nghĩa với việc những người Syria di cư có thể ở lại châu Âu mãi mãi.