Putin ngầm công kích Mỹ trong Ngày Chiến thắng
“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm tạo ra một thế giới đơn cực. Chúng ta chứng kiến tư tưởng chia khối ngày càng gia tăng”
Trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít vào hôm thứ Bảy (9/5) vừa rồi, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi một hệ thống an ninh toàn cầu không chia khối. Lời kêu gọi này của ông chủ điện Kremlin được cho là nhằm vào Mỹ, sau khi Washington “tẩy chay” buổi duyệt binh hoành tráng diễn ra ở Moscow.
“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm tạo ra một thế giới đơn cực. Chúng ta chứng kiến tư tưởng chia khối ngày càng gia tăng”, ông Putin phát biểu trước các nhà lãnh đạo nước ngoài, cựu chiến binh, và hàng nghìn binh sỹ có mặt tại Quảng trường Đỏ, nhân kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Theo tờ Financial Times, kể từ khi Liên Xô tan rã, Nga đã nhiều lần nói về việc Mỹ nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới đơn cực và phát triển khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong những năm gần đây, Tổng thống Putin cũng đã không ít lần đề cập tới vấn đề này.
Tuy vậy, đề xuất một trật tư an ninh toàn cầu không chia khối mà ông Putin vừa đưa ra là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy quan điểm của người đứng đầu điện Kremlin về an ninh quốc tế. Ông Putin vốn cho rằng an ninh toàn cầu đang bị rạn nứt.
Bài phát biểu của Tổng thống Putin mở màn cho một cuộc diễu binh của 16.000 binh sỹ trên Quảng trường Đỏ, chiến đấu cơ bay lượn trên bầu trời, và nhiều vũ khí quân sự hiện đại bậc nhất của Nga chầm chậm đi ngang qua điện Kremlin.
Trên khán đài, người dân Nga reo hò và vỗ tay khi xe tăng Armata, loại xe tăng chiến đấu thế hệ mới nhất được coi là niềm tự hào của Moscow, xuất hiện. Đây là lần đầu tiên Armata chính thức ra mắt và theo dự kiến, loại xe tăng này sẽ được Nga đưa vào sử dụng từ năm tới.
Trong buổi diễn tập vào hôm thứ Năm vừa rồi, xe tăng Armata bị dừng đột ngột trước lăng Lenin. Một chiếc xe tăng khác đã được đưa tới để kéo Amarta nhưng không thành công. Vụ việc đã được bình luận khá sôi nổi trên các mạng xã hội ở Nga. Về sau, một chiếc xe tăng khác đã kéo thành công Amarta ra khỏi vị trí chết máy. Hôm thứ Bảy, Armata đã tham gia lễ diễu binh trơn tru, không xảy ra sự cố nào.
Người dân Moscow đổ ra đường vào ngày thứ Bảy để ăn mừng Ngày Chiến thắng. Họ mang theo cờ, mũ beret của các binh sỹ xưa, và ruy băng Saint George - một biểu tượng cho lòng yêu nước của người Nga.
Có gần 30 nhà lãnh đạo nước ngoài tới tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga năm nay.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây từ chối lời mời tham dự buổi lễ của Tổng thống Putin. Financial Times cho rằng, các nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại Putin sẽ sử dụng buổi lễ này để biện minh cho việc Nga sáp nhập Crimea và vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Ngồi bên Tổng thống Putin trên khán đài để theo dõi cuộc diễu binh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong bài phát biểu của mình, Putin nhắc lại sự hy sinh và những đóng góp to lớn của nhân dân và Hồng quân Liên Xô trong việc đánh bại phát xít Đức và giải phóng châu Âu. Ông cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc là quốc gia có tổn thất lớn thứ nhì sau Nga trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Phát biểu này của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và sự cô lập chính trị của phương Tây đưa Moscow xích lại gần hơn với Bắc Kinh.
Tuy vậy, ông Putin cũng đề cao những đóng góp của các nước đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông nói, cuộc gặp giữa Liên Xô với Mỹ bên bờ sông Elbe của Đức vào năm 1945 phản ánh sự tin tưởng, đoàn kết và nỗ lực chung vì hòa bình và ổn định của các dân tộc khác nhau và giá trị khác nhau - những điều trở thành nền tảng cho trật tự thế giới sau cuộc chiến tranh. Ông cho rằng đó là những nguyên tắc đang dần bị phớt lờ trong thời đại ngày nay.
“Chúng ta đã chứng kiến những nỗ lực nhằm tạo ra một thế giới đơn cực. Chúng ta chứng kiến tư tưởng chia khối ngày càng gia tăng”, ông Putin phát biểu trước các nhà lãnh đạo nước ngoài, cựu chiến binh, và hàng nghìn binh sỹ có mặt tại Quảng trường Đỏ, nhân kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.
Theo tờ Financial Times, kể từ khi Liên Xô tan rã, Nga đã nhiều lần nói về việc Mỹ nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới đơn cực và phát triển khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong những năm gần đây, Tổng thống Putin cũng đã không ít lần đề cập tới vấn đề này.
Tuy vậy, đề xuất một trật tư an ninh toàn cầu không chia khối mà ông Putin vừa đưa ra là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất cho thấy quan điểm của người đứng đầu điện Kremlin về an ninh quốc tế. Ông Putin vốn cho rằng an ninh toàn cầu đang bị rạn nứt.
Bài phát biểu của Tổng thống Putin mở màn cho một cuộc diễu binh của 16.000 binh sỹ trên Quảng trường Đỏ, chiến đấu cơ bay lượn trên bầu trời, và nhiều vũ khí quân sự hiện đại bậc nhất của Nga chầm chậm đi ngang qua điện Kremlin.
Trên khán đài, người dân Nga reo hò và vỗ tay khi xe tăng Armata, loại xe tăng chiến đấu thế hệ mới nhất được coi là niềm tự hào của Moscow, xuất hiện. Đây là lần đầu tiên Armata chính thức ra mắt và theo dự kiến, loại xe tăng này sẽ được Nga đưa vào sử dụng từ năm tới.
Trong buổi diễn tập vào hôm thứ Năm vừa rồi, xe tăng Armata bị dừng đột ngột trước lăng Lenin. Một chiếc xe tăng khác đã được đưa tới để kéo Amarta nhưng không thành công. Vụ việc đã được bình luận khá sôi nổi trên các mạng xã hội ở Nga. Về sau, một chiếc xe tăng khác đã kéo thành công Amarta ra khỏi vị trí chết máy. Hôm thứ Bảy, Armata đã tham gia lễ diễu binh trơn tru, không xảy ra sự cố nào.
Người dân Moscow đổ ra đường vào ngày thứ Bảy để ăn mừng Ngày Chiến thắng. Họ mang theo cờ, mũ beret của các binh sỹ xưa, và ruy băng Saint George - một biểu tượng cho lòng yêu nước của người Nga.
Có gần 30 nhà lãnh đạo nước ngoài tới tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga năm nay.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây từ chối lời mời tham dự buổi lễ của Tổng thống Putin. Financial Times cho rằng, các nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại Putin sẽ sử dụng buổi lễ này để biện minh cho việc Nga sáp nhập Crimea và vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Ngồi bên Tổng thống Putin trên khán đài để theo dõi cuộc diễu binh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trong bài phát biểu của mình, Putin nhắc lại sự hy sinh và những đóng góp to lớn của nhân dân và Hồng quân Liên Xô trong việc đánh bại phát xít Đức và giải phóng châu Âu. Ông cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc là quốc gia có tổn thất lớn thứ nhì sau Nga trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Phát biểu này của ông Putin được đưa ra trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và sự cô lập chính trị của phương Tây đưa Moscow xích lại gần hơn với Bắc Kinh.
Tuy vậy, ông Putin cũng đề cao những đóng góp của các nước đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ông nói, cuộc gặp giữa Liên Xô với Mỹ bên bờ sông Elbe của Đức vào năm 1945 phản ánh sự tin tưởng, đoàn kết và nỗ lực chung vì hòa bình và ổn định của các dân tộc khác nhau và giá trị khác nhau - những điều trở thành nền tảng cho trật tự thế giới sau cuộc chiến tranh. Ông cho rằng đó là những nguyên tắc đang dần bị phớt lờ trong thời đại ngày nay.