Putin - Obama điện đàm về Ukraine
Cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Nga - Mỹ kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm qua (28/3) đã có cuộc điện đàm kéo dài 1 giờ đồng hồ nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hãng tin Bloomberg cho biết, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí cử ngoại trường hai nước đàm phán thêm về vấn đề này.
Tài liệu do Nhà Trắng cung cấp cho biết, trong cuộc điện đàm, Obama đã đề nghị Putin đưa ra một đề xuất dưới dạng văn bản để giải quyết khủng hoảng, như một sự trả lời cho kế hoạch mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở The Hague, Hà Lan hồi đầu tuần này.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói với người đứng đầu điện Kremlin rằng, một giải pháp ngoại giao “chỉ có thể đạt được nếu Nga rút quân và không có thêm bất kỳ động thái nào xâm phạm thêm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.
Về phần mình, Tổng thống Nga nhấn mạnh “sự hung bạo của các phần tử cực đoan” đe dọa các quan chức và cư dân “tại nhiều khu vực” - theo nội dung một tuyên bố từ văn phòng điện Kremlin sau cuộc gặp. Ông Putin cũng nêu trong cuộc điện đàm này tình hình ở Transnistria, một nước cộng hòa tự tách riêng nằm giữa Moldova và Ukraine, nơi có quân đội Nga hiện diện và cũng đã lên tiếng xin gia nhập Nga như Crimea.
Tuyên bố của Putin cho thấy, nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng xem xét “những giải pháp mà cộng đồng thế giới có thể thực hiện” để đưa tình hình Ukraine trở lại ổn định.
Cuộc điện đàm Putin - Obama diễn ra khi Tổng thống Mỹ đang ở Saudi Arabia, trạm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 6 ngày với nội dung chính là tình hình ở Ukraine.
Tuyên bố của Nhà Trắng về cuộc điện đàm không công bố chi tiết cụ thể về kế hoạch mà hai ngoại trưởng Kerry và Lavrov bàn thảo. Trong các cuộc gặp đã diễn ra, ông Kerry kêu gọi Nga và Chính phủ Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với sự tham gia của quốc tế, đồng thời đề nghị cử giám sát viên quốc tế tới Ukraine, bao gồm Crimea. Chưa rõ cuộc gặp tiếp theo giữa ông Kerry với ông Lavrov khi nào sẽ diễn ra.
Những ngày qua, giới chức Mỹ đã liên tục cảnh báo về việc quân Nga tập trung gần biên giới phía Đông Ukraine. Mỹ cho rằng, việc tập trung quân như vậy là một dấu hiệu cho thấy Nga muốn chiếm thêm các vùng đất ở phía Đông và phía Nam của Ukraine. Tổng thống Obama đã kêu gọi người đồng cấp Nga rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, sau cuộc điện đàm Putin - Obama hôm qua, một số quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng, việc ông Putin bất ngờ đề cập đến Transnistria có thể báo hiệu cho một động thái hoàn toàn khác của Moscow.
Hai quan chức đề nghị giấu tên nói rằng, chuyển động quân sự rõ nét của Nga ở khu vực phía Đông có thể nhằm gây mất tập trung của phương Tây, chuẩn bị cho việc tiến vào khu vực ly khai Transnistria thông qua cảng Odessa nằm trên Biển Đen của Ukraine. Tuần này, các lực lượng Nga đã tổ chức một cuộc tập trận gọi là chống khủng bố ở đây.
Một khả năng khác được Thống tướng không lực Mỹ kiêm Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu Philip Breedlove đưa ra hôm 23/3 ở Brussels là, Nga có thể di chuyển quân từ biên giới phía Đông của Ukraine qua Crimea tới Odessa và Transnistria.
Với một động thái như vậy, Nga sẽ khiến Ukraine bị “khóa” trong đất liền. Ông Breedlove cho rằng, khu vực này có thể là nơi tiếp theo mà người nói tiếng Nga muốn sáp nhập vào Nga.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Mỹ đồng tình với quan điểm này. Theo ông McCain, Moldova không phải là một thành viên NATO, nên Mỹ khó có thể dẫn đầu NATO để phản ứng khi Nga có động thái ở đây.
Tài liệu do Nhà Trắng cung cấp cho biết, trong cuộc điện đàm, Obama đã đề nghị Putin đưa ra một đề xuất dưới dạng văn bản để giải quyết khủng hoảng, như một sự trả lời cho kế hoạch mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở The Hague, Hà Lan hồi đầu tuần này.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói với người đứng đầu điện Kremlin rằng, một giải pháp ngoại giao “chỉ có thể đạt được nếu Nga rút quân và không có thêm bất kỳ động thái nào xâm phạm thêm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”.
Về phần mình, Tổng thống Nga nhấn mạnh “sự hung bạo của các phần tử cực đoan” đe dọa các quan chức và cư dân “tại nhiều khu vực” - theo nội dung một tuyên bố từ văn phòng điện Kremlin sau cuộc gặp. Ông Putin cũng nêu trong cuộc điện đàm này tình hình ở Transnistria, một nước cộng hòa tự tách riêng nằm giữa Moldova và Ukraine, nơi có quân đội Nga hiện diện và cũng đã lên tiếng xin gia nhập Nga như Crimea.
Tuyên bố của Putin cho thấy, nhà lãnh đạo Nga sẵn sàng xem xét “những giải pháp mà cộng đồng thế giới có thể thực hiện” để đưa tình hình Ukraine trở lại ổn định.
Cuộc điện đàm Putin - Obama diễn ra khi Tổng thống Mỹ đang ở Saudi Arabia, trạm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 6 ngày với nội dung chính là tình hình ở Ukraine.
Tuyên bố của Nhà Trắng về cuộc điện đàm không công bố chi tiết cụ thể về kế hoạch mà hai ngoại trưởng Kerry và Lavrov bàn thảo. Trong các cuộc gặp đã diễn ra, ông Kerry kêu gọi Nga và Chính phủ Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với sự tham gia của quốc tế, đồng thời đề nghị cử giám sát viên quốc tế tới Ukraine, bao gồm Crimea. Chưa rõ cuộc gặp tiếp theo giữa ông Kerry với ông Lavrov khi nào sẽ diễn ra.
Những ngày qua, giới chức Mỹ đã liên tục cảnh báo về việc quân Nga tập trung gần biên giới phía Đông Ukraine. Mỹ cho rằng, việc tập trung quân như vậy là một dấu hiệu cho thấy Nga muốn chiếm thêm các vùng đất ở phía Đông và phía Nam của Ukraine. Tổng thống Obama đã kêu gọi người đồng cấp Nga rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine.
Tuy nhiên, sau cuộc điện đàm Putin - Obama hôm qua, một số quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng, việc ông Putin bất ngờ đề cập đến Transnistria có thể báo hiệu cho một động thái hoàn toàn khác của Moscow.
Hai quan chức đề nghị giấu tên nói rằng, chuyển động quân sự rõ nét của Nga ở khu vực phía Đông có thể nhằm gây mất tập trung của phương Tây, chuẩn bị cho việc tiến vào khu vực ly khai Transnistria thông qua cảng Odessa nằm trên Biển Đen của Ukraine. Tuần này, các lực lượng Nga đã tổ chức một cuộc tập trận gọi là chống khủng bố ở đây.
Một khả năng khác được Thống tướng không lực Mỹ kiêm Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu Philip Breedlove đưa ra hôm 23/3 ở Brussels là, Nga có thể di chuyển quân từ biên giới phía Đông của Ukraine qua Crimea tới Odessa và Transnistria.
Với một động thái như vậy, Nga sẽ khiến Ukraine bị “khóa” trong đất liền. Ông Breedlove cho rằng, khu vực này có thể là nơi tiếp theo mà người nói tiếng Nga muốn sáp nhập vào Nga.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Mỹ đồng tình với quan điểm này. Theo ông McCain, Moldova không phải là một thành viên NATO, nên Mỹ khó có thể dẫn đầu NATO để phản ứng khi Nga có động thái ở đây.