“Kinh tế Nga đang trở lại từ miệng vực”
Lãi suất được cắt giảm, giá dầu hồi phục và căng thẳng ở miền Đông Ukraine phần nào lắng dịu
Lãi suất được cắt giảm, giá dầu hồi phục và căng thẳng ở miền Đông Ukraine phần nào lắng dịu. Trang CNBC nhận định, đó là sự kết hợp không thể tốt hơn giúp nền kinh tế Nga đang dần trở lại từ “miệng vực” của một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga cắt giảm lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm, xuống còn 12,5%. Cùng với đó, đồng Rúp Nga tiếp tục phục hồi và xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tốc độ lạm phát ở nước này có thể đã đạt đỉnh.
“Đồng Rúp đã tăng giá mạnh sau khi rớt sâu và điều này có liên quan nhiều đến sự phục hồi của giá dầu”, nhà phân tích Joseph Dayan thuộc BCS Financial phát biểu trên Reuters.
“Gần 60% ngân sách của Nga phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu lửa hoặc liên quan đến dầu lửa, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đồng Rúp tăng giá cùng với dầu. Ngoài ra còn có những diễn biến tích cực khác, nhất là nhân tố địa chính trị”, ông Dayan nói thêm.
Hôm qua, giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm. Đồng Rúp Nga cũng đã phục hồi 14% kể từ đầu năm đến nay so với đồng USD, lên mức khoảng 50 Rúp đổi 1 USD, trở thành một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới.
Ông Dayan nhấn mạnh, kinh tế Nga được lợi từ việc chiến sự ở miền Đông Ukraine lắng xuống trong mấy tháng gần đây. Trước đó, phương Tây tung đòn trừng phạt lên Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014.
Sự kết hợp giữa lệnh trừng phạt và giá dầu giảm lao dốc trong mặt trong nửa cuối năm 2014 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga. Tỷ giá đồng Rúp đã “tuột dốc không phanh” và rớt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào cuối năm ngoái.
Tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói nền kinh tế nước này suy giảm 2% trong quý 1 năm nay, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên kể từ năm 2009. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga suy giảm 3,8% trong cả năm nay và tiếp tục giảm thêm 1,1% trong năm 2016.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng tình hình kinh tế Nga không xấu đi tới mức nhiều như dự báo cách đây vài tháng. Hiện đang có những dấu hiệu cho thấy sự bình ổn trở lại của nền kinh tế này.
Hôm qua, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Pháp Societe Generale (SocGen), ông Frederic Oudea, nói với CNBC rằng hoạt động của nhà băng này tại Nga đang dần bình thường trở lại, bất chấp SocGen đã chịu thua lỗ một khoản 91 triệu Euro, tương đương 102 triệu USD tại Nga trong quý 1 do nhu cầu vay vốn sụt giảm.
“Tình hình quý 1 ở Nga khó khăn hơn bởi các hộ gia đình không còn vay tiền để mua sắm xe cộ. Nhưng tôi phải nói rằng chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu cho thấy tình hình đang dần trở lại bình thường. Lãi suất đang giảm xuống và đồng Rúp phục hồi so với đồng USD.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng, đồng Rúp mạnh có thể là một rủi ro lớn đối với tiến trình bình ổn còn mong manh của nền kinh tế Nga.
So với mức thấp kỷ lục thiết lập vào tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp hiện đã phục hồi 37%. Sự phục hồi này đe dọa đẩy thâm hụt ngân sách của Nga tăng cao, bởi đồng nội tệ tăng giá làm suy giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa của Nga khi đổi từ ngoại tệ sang nội tệ.
“Năm ngoái, Nga đã phải chấp nhận ‘nỗi đau’ đồng tiền mất giá. Nay họ phải đương đầu với sự tăng giá quá nhanh của Rúp”, ông Christopher Granville, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Trusted Sources, phát biểu.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nga cắt giảm lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm, xuống còn 12,5%. Cùng với đó, đồng Rúp Nga tiếp tục phục hồi và xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tốc độ lạm phát ở nước này có thể đã đạt đỉnh.
“Đồng Rúp đã tăng giá mạnh sau khi rớt sâu và điều này có liên quan nhiều đến sự phục hồi của giá dầu”, nhà phân tích Joseph Dayan thuộc BCS Financial phát biểu trên Reuters.
“Gần 60% ngân sách của Nga phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu lửa hoặc liên quan đến dầu lửa, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đồng Rúp tăng giá cùng với dầu. Ngoài ra còn có những diễn biến tích cực khác, nhất là nhân tố địa chính trị”, ông Dayan nói thêm.
Hôm qua, giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm. Đồng Rúp Nga cũng đã phục hồi 14% kể từ đầu năm đến nay so với đồng USD, lên mức khoảng 50 Rúp đổi 1 USD, trở thành một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới.
Ông Dayan nhấn mạnh, kinh tế Nga được lợi từ việc chiến sự ở miền Đông Ukraine lắng xuống trong mấy tháng gần đây. Trước đó, phương Tây tung đòn trừng phạt lên Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng 3/2014.
Sự kết hợp giữa lệnh trừng phạt và giá dầu giảm lao dốc trong mặt trong nửa cuối năm 2014 đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nga. Tỷ giá đồng Rúp đã “tuột dốc không phanh” và rớt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào cuối năm ngoái.
Tháng trước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói nền kinh tế nước này suy giảm 2% trong quý 1 năm nay, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên kể từ năm 2009. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nga suy giảm 3,8% trong cả năm nay và tiếp tục giảm thêm 1,1% trong năm 2016.
Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng tình hình kinh tế Nga không xấu đi tới mức nhiều như dự báo cách đây vài tháng. Hiện đang có những dấu hiệu cho thấy sự bình ổn trở lại của nền kinh tế này.
Hôm qua, Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Pháp Societe Generale (SocGen), ông Frederic Oudea, nói với CNBC rằng hoạt động của nhà băng này tại Nga đang dần bình thường trở lại, bất chấp SocGen đã chịu thua lỗ một khoản 91 triệu Euro, tương đương 102 triệu USD tại Nga trong quý 1 do nhu cầu vay vốn sụt giảm.
“Tình hình quý 1 ở Nga khó khăn hơn bởi các hộ gia đình không còn vay tiền để mua sắm xe cộ. Nhưng tôi phải nói rằng chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu cho thấy tình hình đang dần trở lại bình thường. Lãi suất đang giảm xuống và đồng Rúp phục hồi so với đồng USD.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng, đồng Rúp mạnh có thể là một rủi ro lớn đối với tiến trình bình ổn còn mong manh của nền kinh tế Nga.
So với mức thấp kỷ lục thiết lập vào tháng 12 năm ngoái, đồng Rúp hiện đã phục hồi 37%. Sự phục hồi này đe dọa đẩy thâm hụt ngân sách của Nga tăng cao, bởi đồng nội tệ tăng giá làm suy giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa của Nga khi đổi từ ngoại tệ sang nội tệ.
“Năm ngoái, Nga đã phải chấp nhận ‘nỗi đau’ đồng tiền mất giá. Nay họ phải đương đầu với sự tăng giá quá nhanh của Rúp”, ông Christopher Granville, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Trusted Sources, phát biểu.