Quan chức Đức từ chức vì khủng hoảng người di cư
Nhiều nước châu Âu cách đây không lâu còn chào đón người di cư, thì nay đã thay đổi thái độ
Người đứng đầu văn phòng quản lý di cư và người tị nạn Đức vừa chính thức nộp đơn xin từ chức.
Quyết định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông này thừa nhận, đã không thể tính toán và chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận số lượng người di cư tăng đột biến.
Theo Financial Times, trong cuộc phỏng vấn với một kênh radio tại Đức, ông Manfred Schmidt, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Đức chịu trách nhiệm quản lý di cư và người tị nạn, tuyên bố: “Công chúng có thể khẳng định là tôi đã thất bại bởi không dự báo trước được về diễn biến của những đợt di cư lần này.”
Trước đó, đại diện của 16 bang tại Đức đã lên tiếng chỉ trích văn phòng này, khi khẳng định đã cảnh báo về vấn đề di cư tăng mạnh, nhưng Chính phủ đã không đưa ra chính sách chuẩn bị cũng như phân bổ ngân sách kịp thời.
Chính phủ Đức từng tuyên bố năm nay họ sẽ tiếp nhận khoảng 800 nghìn người di cư, gấp đôi so với con số 450 nghìn theo một tính toán trước đó. Mới đây, một đại diện Chính phủ nói con số này có thể chạm mức 1 triệu trong năm nay.
Tuy nhiên, thành viên các đảng đối lập khẳng định không chỉ riêng văn phòng của ông Manfred Schmidt phải chịu trách nhiệm về dự báo sai mà Bộ Nội vụ Đức, đặc biệt là Bộ trưởng Nội vụ - vốn là một người thân tín với Thủ tướng Đức Angela Merkel - cũng phải thừa nhận sai sót về việc này.
Trong một diễn biến khác, nhiều nước châu Âu cách đây không lâu còn chào đón người di cư, thì nay đã thay đổi thái độ.
Chính phủ Đức đang cân nhắc giảm trợ cấp tiền mặt hàng tháng, phát đi tín hiệu họ sẽ thay đổi hệ thống phúc lợi dành cho người di cư vốn được coi như khá rộng rãi. Chính yếu tố này đã khiến phần lớn người di cư từ Trung Đông, châu Phi khi vào được châu Âu đều muốn đến Đức.
Bộ Nội vụ Đức thì công bố sẽ đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn của người di cư, giảm trợ cấp tiền mặt, tiến hành trục xuất và trừng phạt những người di cư khai gian lý lịch.
Cách đây không lâu, Chính phủ Croatia còn tuyên bố sẽ mở rộng vòng tay đón người di cư, thì nay họ đã thay đổi hoàn toàn lập trường. Croatia vừa thông báo đóng cửa các tuyến đường nối với Serbia vô thời hạn.
Việc Croatia đóng cửa các tuyến đường bộ nhiều khả năng sẽ khiến người di cư tràn vào các cánh rừng của nước này, vốn có rất nhiều mìn còn sót lại từ cuộc chiến trên bán đảo Balkan thập niên 1990.
Quyết định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông này thừa nhận, đã không thể tính toán và chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận số lượng người di cư tăng đột biến.
Theo Financial Times, trong cuộc phỏng vấn với một kênh radio tại Đức, ông Manfred Schmidt, Chủ tịch Văn phòng Liên bang Đức chịu trách nhiệm quản lý di cư và người tị nạn, tuyên bố: “Công chúng có thể khẳng định là tôi đã thất bại bởi không dự báo trước được về diễn biến của những đợt di cư lần này.”
Trước đó, đại diện của 16 bang tại Đức đã lên tiếng chỉ trích văn phòng này, khi khẳng định đã cảnh báo về vấn đề di cư tăng mạnh, nhưng Chính phủ đã không đưa ra chính sách chuẩn bị cũng như phân bổ ngân sách kịp thời.
Chính phủ Đức từng tuyên bố năm nay họ sẽ tiếp nhận khoảng 800 nghìn người di cư, gấp đôi so với con số 450 nghìn theo một tính toán trước đó. Mới đây, một đại diện Chính phủ nói con số này có thể chạm mức 1 triệu trong năm nay.
Tuy nhiên, thành viên các đảng đối lập khẳng định không chỉ riêng văn phòng của ông Manfred Schmidt phải chịu trách nhiệm về dự báo sai mà Bộ Nội vụ Đức, đặc biệt là Bộ trưởng Nội vụ - vốn là một người thân tín với Thủ tướng Đức Angela Merkel - cũng phải thừa nhận sai sót về việc này.
Trong một diễn biến khác, nhiều nước châu Âu cách đây không lâu còn chào đón người di cư, thì nay đã thay đổi thái độ.
Chính phủ Đức đang cân nhắc giảm trợ cấp tiền mặt hàng tháng, phát đi tín hiệu họ sẽ thay đổi hệ thống phúc lợi dành cho người di cư vốn được coi như khá rộng rãi. Chính yếu tố này đã khiến phần lớn người di cư từ Trung Đông, châu Phi khi vào được châu Âu đều muốn đến Đức.
Bộ Nội vụ Đức thì công bố sẽ đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn của người di cư, giảm trợ cấp tiền mặt, tiến hành trục xuất và trừng phạt những người di cư khai gian lý lịch.
Cách đây không lâu, Chính phủ Croatia còn tuyên bố sẽ mở rộng vòng tay đón người di cư, thì nay họ đã thay đổi hoàn toàn lập trường. Croatia vừa thông báo đóng cửa các tuyến đường nối với Serbia vô thời hạn.
Việc Croatia đóng cửa các tuyến đường bộ nhiều khả năng sẽ khiến người di cư tràn vào các cánh rừng của nước này, vốn có rất nhiều mìn còn sót lại từ cuộc chiến trên bán đảo Balkan thập niên 1990.