Quân đội Thái Lan bất ngờ thiết quân luật
Mục đích của việc thiết quân luật này là thiết lập lại trật tự tại đất nước
Sáng sớm hôm nay (20/5), quân đội Thái Lan bất ngờ tuyên bố tình trạng thiết quân luật trên toàn quốc, nhưng nói rằng sẽ không có đảo chính. Thay vào đó, mục đích của việc thiết quân luật này là thiết lập lại trật tự tại đất nước, nơi các cuộc biểu tình dai dẳng chống chính phủ đã kéo dài suốt 6 tháng.
Hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Winthai Suvari của quân đội Thái Lan cho biết, Chính phủ tạm quyền của nước này vẫn sẽ duy trì hoạt động. Thông tin về việc thiết quân luật được công bố đầy bất ngờ trên truyền hình vào lúc 3 giờ sáng nay theo giờ Bangkok.
“Thiết quân luật chỉ nhằm lập lại hòa bình và ổn định, và không liên quan gì tới Chính phủ. Chính phủ vẫn sẽ hoạt động bình thường”, ông Winthai nói với phóng viên Reuters.
Thái Lan đã rơi vào thế bế tắc chính trị kể từ khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng 9 bộ trưởng trong nội các của bà bị buộc phải từ nhiệm hôm 7/5 sau khi bị Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết cáo buộc tội lạm dụng quyền lực.
Kể từ khi Thái Lan trở thành một nước quân chủ lập hiến vào năm 1932 tới nay, quân đội nước này đã nhiều lần thực hiện đảo chính. Cuộc đảo chính gần đây nhất do quân đội Thái Lan thực hiện là vào năm 2006, lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck.
Giới chức Mỹ đánh giá, lần này, quân đội Thái Lan có thể sẽ kiềm chế và không thực hiện đảo chính. Trên thực tế, sau cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ Thaksin, Mỹ đã cắt giảm các khoản hỗ trợ cho Thái Lan.
Một viên tướng trong quân đội Thái Lan cho biết, sáng nay, quân lính đã đi tuần ở Bangkok và nắm quyền kiểm soát các đài truyền hình. “Chúng tôi công bố tình trạng khẩn cấp. Đây không phải là đảo chính. Nếu không làm thế này, ngày nào cũng có người bị giết”, vị tướng này nói.
Hôm qua, quyền Thủ tướng Thái Lan Niwatthamrong Boonsongphaisan loại bỏ khả năng từ nhiệm, bất chấp áp lực của người biểu tình chống Chính phủ. Người biểu tình muốn xóa bỏ toàn bộ các nhân vật chính trị có liên quan đến nhà Shinawatra và thành lập một chính phủ “trung lập”, thúc đẩy cải cách. Trước khi trở thành quyền Thủ tướng, ông Boonsongphaisan là Bộ trưởng Bộ Thương mại trong nội các của bà Yingluck.
Bất ổn chính trị kéo dài đã khiến nền kinh tế Thái Lan thiệt hại nặng nề. GDP nước này suy giảm 2,1% trong quý 1 năm nay. Theo dự báo, kinh tế Thái chỉ tăng trưởng 1,5-2,5% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 1,5%-2,5% đưa ra trước đó.
Hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Winthai Suvari của quân đội Thái Lan cho biết, Chính phủ tạm quyền của nước này vẫn sẽ duy trì hoạt động. Thông tin về việc thiết quân luật được công bố đầy bất ngờ trên truyền hình vào lúc 3 giờ sáng nay theo giờ Bangkok.
“Thiết quân luật chỉ nhằm lập lại hòa bình và ổn định, và không liên quan gì tới Chính phủ. Chính phủ vẫn sẽ hoạt động bình thường”, ông Winthai nói với phóng viên Reuters.
Thái Lan đã rơi vào thế bế tắc chính trị kể từ khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng 9 bộ trưởng trong nội các của bà bị buộc phải từ nhiệm hôm 7/5 sau khi bị Tòa án Hiến pháp nước này ra phán quyết cáo buộc tội lạm dụng quyền lực.
Kể từ khi Thái Lan trở thành một nước quân chủ lập hiến vào năm 1932 tới nay, quân đội nước này đã nhiều lần thực hiện đảo chính. Cuộc đảo chính gần đây nhất do quân đội Thái Lan thực hiện là vào năm 2006, lật đổ Thủ tướng Thaksin Shinawatra, anh trai bà Yingluck.
Giới chức Mỹ đánh giá, lần này, quân đội Thái Lan có thể sẽ kiềm chế và không thực hiện đảo chính. Trên thực tế, sau cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ Thaksin, Mỹ đã cắt giảm các khoản hỗ trợ cho Thái Lan.
Một viên tướng trong quân đội Thái Lan cho biết, sáng nay, quân lính đã đi tuần ở Bangkok và nắm quyền kiểm soát các đài truyền hình. “Chúng tôi công bố tình trạng khẩn cấp. Đây không phải là đảo chính. Nếu không làm thế này, ngày nào cũng có người bị giết”, vị tướng này nói.
Hôm qua, quyền Thủ tướng Thái Lan Niwatthamrong Boonsongphaisan loại bỏ khả năng từ nhiệm, bất chấp áp lực của người biểu tình chống Chính phủ. Người biểu tình muốn xóa bỏ toàn bộ các nhân vật chính trị có liên quan đến nhà Shinawatra và thành lập một chính phủ “trung lập”, thúc đẩy cải cách. Trước khi trở thành quyền Thủ tướng, ông Boonsongphaisan là Bộ trưởng Bộ Thương mại trong nội các của bà Yingluck.
Bất ổn chính trị kéo dài đã khiến nền kinh tế Thái Lan thiệt hại nặng nề. GDP nước này suy giảm 2,1% trong quý 1 năm nay. Theo dự báo, kinh tế Thái chỉ tăng trưởng 1,5-2,5% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 1,5%-2,5% đưa ra trước đó.