Quốc hội Mỹ có thể không thông qua FTA Mỹ - Hàn
Ngày 30/6, Mỹ và Hàn Quốc đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington
Ngày 30/6, Mỹ và Hàn Quốc đã ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington. Đây là thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất kể từ khi Mỹ ký Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993.
Theo FTA Mỹ-Hàn Quốc, trong vòng ba năm, hai nước cam kết xóa bỏ gần 95% các khoản thuế cũng như cắt giảm thuế và các hàng rào cản thương mại khác đối với hàng hóa công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, gần 2/3 lượng nông phẩm Mỹ xuất sang thị trường Hàn Quốc cũng sẽ được miễn thuế khi FTA có hiệu lực.
FTA ký vào thời hạn chót
FTA Mỹ-Hàn Quốc được ký chỉ vài giờ trước khi Quyền đàm phán thương mại đặc biệt của Tổng thống (TPA) hết hiệu lực và Quốc hội quyết định không gia hạn quyền này cho Tổng thống G.W.Bush. TPA cho phép Nhà Trắng được quyền đàm phán các thỏa thuận thương mại mà Quốc hội chỉ có thể tán thành hoặc bác bỏ chứ không được sửa đổi.
Mỹ và Hàn Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán về hiệp định này ngày 1/4 vừa qua sau 10 tháng thương lượng. Càng về cuối, các cuộc đàm phán càng căng thẳng khi Hàn Quốc kiên quyết duy trì hàng rào buôn bán đối với gạo, thịt bò nhập từ Mỹ trong khi Mỹ lại đòi hỏi giảm thuế và các trở ngại khác đối với ôtô của Mỹ xuất sang Hàn Quốc.
Hai bên đạt Hiệp định khung hồi đầu tháng 4 nhưng ngày 16/4, Mỹ chính thức đề nghị Hàn Quốc sửa đổi lại hiệp định này nhằm tạo cơ hội cho hiệp định được Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ cầm quyền phê chuẩn. Mỹ muốn sửa đổi là quyền sở hữu trí tuệ và dược phẩm. Hàn Quốc và Mỹ nhất trí hoãn lại những đề nghị về doanh thu của các loại thuốc men trong 18 tháng sau khi hiệp định này có hiệu lực.
Kim ngạch buôn bán Mỹ-Hàn Quốc đạt 78 tỉ USD trong năm 2006 và FTA này được kỳ vọng sẽ tăng thêm cho nền kinh tế Mỹ từ 17-44 tỉ USD/năm. Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, trong khi Mỹ chỉ xếp thứ ba trong số các đối tác thương mại và nước có lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất vào quốc gia châu Á này.
Washington tin rằng việc FTA Mỹ-Hàn Quốc được thông qua có thể tạo ra làn sóng tự do hóa thương mại và cải cách kinh tế trên toàn châu Á, nơi hiện Mỹ chỉ mới ký hiệp định tương tự với Singapore.
Tuy nhiên, nhiều khả năng FTA Mỹ-Hàn Quốc sẽ không được Quốc hội Mỹ, hiện do đảng Dân chủ kiểm soát, thông qua với lý do văn kiện này cần phải sửa đổi một số điều khoản liên quan tới các hàng rào phi thuế quan của Hàn Quốc, đặc biệt trong ngành sản xuất ôtô, cũng như các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Các nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thượng nghị sĩ Hillary Clinton cùng một số nghị sĩ Cộng hòa cho rằng FTA Mỹ-Hàn Quốc sẽ làm tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và khiến hàng hóa Mỹ giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Hàn Quốc nới lỏng chính sách nông nghiệp
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hơn 100.000 người sẽ mất việc làm trong vòng 10 năm sau khi nước này ký các FTA với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN. Lĩnh vực bị tác động nhiều nhất là nông nghiệp, trong đó có những mặt hàng nhạy cảm như gạo, thịt bò và Chính phủ Hàn Quốc đã phải chuẩn bị kế hoạch "hậu FTA" cho nền kinh tế và các doanh nghiệp nước này.
Một nghiên cứu của Viện nhiên cứu kinh tế nông thôn Hàn Quốc đã dự đoán nông dân Hàn Quốc sẽ mất khoảng 130.000 việc làm và thiệt hại 2 tỷ USD trong 15 năm đầu tiên khi FTA được ký kết. Trong năm đầu tiên sau khi Hiệp định FTA có hiệu lực, dự đoán ngành nông nghiệp sẽ bị lỗ khoảng 155,7 triệu USD.
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch nới lỏng chính sách nông nghiệp để nông dân hoàn toàn chủ động khi FTA này có hiệu lực. Theo đó, sẽ cho phép các nông dân có toàn quyền sử dụng đất để kinh doanh hoặc đầu tư như thực hiện các dự án sân golf, cải tiến nông nghiệp hoặc xây dựng công viên.
Ngoài ra Chính phủ cũng thành lập quỹ hỗ trợ giúp nông dân an tâm hơn khi giá thuế nhập khẩu giảm sau khi FTA có hiệu lực.
Theo đó, Chính phủ sẽ cung cấp cho nông dân tiền mặt trị giá 85% thiệt hại thu nhập do hiệp định gây ra. Với Hàn Quốc, khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ tăng 20%, giúp Hàn Quốc có thể tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu sang Mỹ tăng 15%. Ký được FTA với Mỹ, các cuộc đàm phán về tự do thương mại giữa Hàn Quốc với các đối tác khác sẽ tiến triển tích cực hơn.
Theo FTA Mỹ-Hàn Quốc, trong vòng ba năm, hai nước cam kết xóa bỏ gần 95% các khoản thuế cũng như cắt giảm thuế và các hàng rào cản thương mại khác đối với hàng hóa công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, gần 2/3 lượng nông phẩm Mỹ xuất sang thị trường Hàn Quốc cũng sẽ được miễn thuế khi FTA có hiệu lực.
FTA ký vào thời hạn chót
FTA Mỹ-Hàn Quốc được ký chỉ vài giờ trước khi Quyền đàm phán thương mại đặc biệt của Tổng thống (TPA) hết hiệu lực và Quốc hội quyết định không gia hạn quyền này cho Tổng thống G.W.Bush. TPA cho phép Nhà Trắng được quyền đàm phán các thỏa thuận thương mại mà Quốc hội chỉ có thể tán thành hoặc bác bỏ chứ không được sửa đổi.
Mỹ và Hàn Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán về hiệp định này ngày 1/4 vừa qua sau 10 tháng thương lượng. Càng về cuối, các cuộc đàm phán càng căng thẳng khi Hàn Quốc kiên quyết duy trì hàng rào buôn bán đối với gạo, thịt bò nhập từ Mỹ trong khi Mỹ lại đòi hỏi giảm thuế và các trở ngại khác đối với ôtô của Mỹ xuất sang Hàn Quốc.
Hai bên đạt Hiệp định khung hồi đầu tháng 4 nhưng ngày 16/4, Mỹ chính thức đề nghị Hàn Quốc sửa đổi lại hiệp định này nhằm tạo cơ hội cho hiệp định được Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ cầm quyền phê chuẩn. Mỹ muốn sửa đổi là quyền sở hữu trí tuệ và dược phẩm. Hàn Quốc và Mỹ nhất trí hoãn lại những đề nghị về doanh thu của các loại thuốc men trong 18 tháng sau khi hiệp định này có hiệu lực.
Kim ngạch buôn bán Mỹ-Hàn Quốc đạt 78 tỉ USD trong năm 2006 và FTA này được kỳ vọng sẽ tăng thêm cho nền kinh tế Mỹ từ 17-44 tỉ USD/năm. Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ, trong khi Mỹ chỉ xếp thứ ba trong số các đối tác thương mại và nước có lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất vào quốc gia châu Á này.
Washington tin rằng việc FTA Mỹ-Hàn Quốc được thông qua có thể tạo ra làn sóng tự do hóa thương mại và cải cách kinh tế trên toàn châu Á, nơi hiện Mỹ chỉ mới ký hiệp định tương tự với Singapore.
Tuy nhiên, nhiều khả năng FTA Mỹ-Hàn Quốc sẽ không được Quốc hội Mỹ, hiện do đảng Dân chủ kiểm soát, thông qua với lý do văn kiện này cần phải sửa đổi một số điều khoản liên quan tới các hàng rào phi thuế quan của Hàn Quốc, đặc biệt trong ngành sản xuất ôtô, cũng như các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.
Các nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Thượng nghị sĩ Hillary Clinton cùng một số nghị sĩ Cộng hòa cho rằng FTA Mỹ-Hàn Quốc sẽ làm tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và khiến hàng hóa Mỹ giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Hàn Quốc nới lỏng chính sách nông nghiệp
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, hơn 100.000 người sẽ mất việc làm trong vòng 10 năm sau khi nước này ký các FTA với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN. Lĩnh vực bị tác động nhiều nhất là nông nghiệp, trong đó có những mặt hàng nhạy cảm như gạo, thịt bò và Chính phủ Hàn Quốc đã phải chuẩn bị kế hoạch "hậu FTA" cho nền kinh tế và các doanh nghiệp nước này.
Một nghiên cứu của Viện nhiên cứu kinh tế nông thôn Hàn Quốc đã dự đoán nông dân Hàn Quốc sẽ mất khoảng 130.000 việc làm và thiệt hại 2 tỷ USD trong 15 năm đầu tiên khi FTA được ký kết. Trong năm đầu tiên sau khi Hiệp định FTA có hiệu lực, dự đoán ngành nông nghiệp sẽ bị lỗ khoảng 155,7 triệu USD.
Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch nới lỏng chính sách nông nghiệp để nông dân hoàn toàn chủ động khi FTA này có hiệu lực. Theo đó, sẽ cho phép các nông dân có toàn quyền sử dụng đất để kinh doanh hoặc đầu tư như thực hiện các dự án sân golf, cải tiến nông nghiệp hoặc xây dựng công viên.
Ngoài ra Chính phủ cũng thành lập quỹ hỗ trợ giúp nông dân an tâm hơn khi giá thuế nhập khẩu giảm sau khi FTA có hiệu lực.
Theo đó, Chính phủ sẽ cung cấp cho nông dân tiền mặt trị giá 85% thiệt hại thu nhập do hiệp định gây ra. Với Hàn Quốc, khi FTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ tăng 20%, giúp Hàn Quốc có thể tăng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu sang Mỹ tăng 15%. Ký được FTA với Mỹ, các cuộc đàm phán về tự do thương mại giữa Hàn Quốc với các đối tác khác sẽ tiến triển tích cực hơn.