“Quốc hội phải “sống” liên tục!”
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng không thể coi nhẹ chức năng giám sát của Quốc hội
“Tinh thần phải làm quyết liệt, khó mấy
cũng làm. Đất nước phát triển sôi
động, nhân dân đang nhìn vào Quốc hội mà đến cuối khóa lại có vẻ mềm mềm
đi là không được. Quốc hội phải “sống” liên tục, hành động liên tục, như
cuộc sống đang vận động”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh tại phiên họp sáng 18/4, khi một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nên giảm bớt các chuyên đề giám sát trong năm sau.
6 nội dung được Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn 4 để giám sát trong năm 2015 liên quan đến khá nhiều vấn đề.
Chuyên đề thứ nhất là hiệu quả sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội .
Hai là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2013.
Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là chuyên đề thứ ba.
Chuyên đề thứ tư được dự kiến là việc thực hiện chính sách, pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giai đoạn 2011-2014.
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội là chuyên đề thứ năm và chuyên đề sáu là việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và một số ý kiến khác thì mỗi năm Quốc hội giám sát hai chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giám sát hai nội dung thì quá nhiều.
Ông Lý đề nghị chọn từ 6 chuyên đề nói trên một chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và một chuyên đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị không thực hiện giám sát tại ủy ban để tập trung cho tổng kết 5 năm về kinh tế xã hội và chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ cũng như chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng không thể vì nhiều việc quá mà coi nhẹ một trong ba chức năng của Quốc hội là giám sát.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng định hướng, hoạt động giám sát nên tập trung vào các nội dung đang được triển khai theo tinh thần Hiến pháp, như cải cách thể chế, quyền con người, quyền công dân… Bên cạnh đó là vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế để phục vụ tổng kết nhiệm kỳ.
Ông cũng đồng ý với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước là mỗi kỳ họp Quốc hội nên giám sát một chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chọn hai chuyên đề cho một năm, nhưng không nên đi quá rộng. Các ủy ban được giao chủ trì 4 chuyên đề này thì không giám sát chuyên đề riêng nữa mà tăng cường giải trình, theo ý kiến của Chủ tịch.
Bên cạnh một số đề xuất mới, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn kết lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất các chuyên đề hai, ba, bốn để báo cáo Quốc hội lựa chọn hai chuyên đề. Riêng chuyên đề thứ sáu thì sẽ giám sát tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ 10, cuối năm 2015, Quốc hội xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.
6 nội dung được Văn phòng Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn 4 để giám sát trong năm 2015 liên quan đến khá nhiều vấn đề.
Chuyên đề thứ nhất là hiệu quả sử dụng vốn ODA cho đầu tư phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội .
Hai là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2013.
Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là chuyên đề thứ ba.
Chuyên đề thứ tư được dự kiến là việc thực hiện chính sách, pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giai đoạn 2011-2014.
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội là chuyên đề thứ năm và chuyên đề sáu là việc thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và một số ý kiến khác thì mỗi năm Quốc hội giám sát hai chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giám sát hai nội dung thì quá nhiều.
Ông Lý đề nghị chọn từ 6 chuyên đề nói trên một chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao và một chuyên đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát.
Một số ý kiến khác cũng đề nghị không thực hiện giám sát tại ủy ban để tập trung cho tổng kết 5 năm về kinh tế xã hội và chuẩn bị tổng kết nhiệm kỳ cũng như chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng không thể vì nhiều việc quá mà coi nhẹ một trong ba chức năng của Quốc hội là giám sát.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng định hướng, hoạt động giám sát nên tập trung vào các nội dung đang được triển khai theo tinh thần Hiến pháp, như cải cách thể chế, quyền con người, quyền công dân… Bên cạnh đó là vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế để phục vụ tổng kết nhiệm kỳ.
Ông cũng đồng ý với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước là mỗi kỳ họp Quốc hội nên giám sát một chuyên đề và Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chọn hai chuyên đề cho một năm, nhưng không nên đi quá rộng. Các ủy ban được giao chủ trì 4 chuyên đề này thì không giám sát chuyên đề riêng nữa mà tăng cường giải trình, theo ý kiến của Chủ tịch.
Bên cạnh một số đề xuất mới, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn kết lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất các chuyên đề hai, ba, bốn để báo cáo Quốc hội lựa chọn hai chuyên đề. Riêng chuyên đề thứ sáu thì sẽ giám sát tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ 10, cuối năm 2015, Quốc hội xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.