Quốc hội thông qua Luật Biển trước khi bế mạc kỳ họp thứ ba
Chỉ còn 4 ngày làm việc, kể từ hôm nay (18/6) Quốc hội sẽ kết thúc kỳ họp thứ ba,
Chỉ còn 4 ngày làm việc, kể từ hôm nay (18/6) Quốc hội sẽ kết thúc kỳ họp thứ ba, được khai mạc từ ngày 21/5.
Có tới trên 10 dự án luật sẽ được biểu quyết thông qua trong tuần này, gồm Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Giá, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quảng cáo, Luật tài nguyên nước (sửa đổi).
Đặc biệt, vào ngày cuối cùng của kỳ họp, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi tiếp thu các ý kiến thảo luận tại phiên họp vào chiều thứ Sáu tuần trước.
Ba dự án luật tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại các phiên họp toàn thể gồm Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Nhiều nghị quyết quan trọng cũng sẽ được nhấn nút trong tuần này. Đó là nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Nghị quyết về bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015, về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012, về chất vấn và trả lời chất vấn cũng sẽ được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc vào ngày 21/6.
Vào cuối tuần qua, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã đặt ra không ít vấn đề bức xúc của cuộc sống cần có cả giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ở cả cơ quan hành pháp và lập pháp.
Riêng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, đến nay Chính phủ, Quốc hội chưa có chủ trương điều chỉnh các mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tăng trưởng hợp lý của năm 2012.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, Chính phủ chủ trương quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8% và đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết của Quốc hội.
Có tới trên 10 dự án luật sẽ được biểu quyết thông qua trong tuần này, gồm Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Giá, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quảng cáo, Luật tài nguyên nước (sửa đổi).
Đặc biệt, vào ngày cuối cùng của kỳ họp, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi tiếp thu các ý kiến thảo luận tại phiên họp vào chiều thứ Sáu tuần trước.
Ba dự án luật tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại các phiên họp toàn thể gồm Luật Xuất bản (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Nhiều nghị quyết quan trọng cũng sẽ được nhấn nút trong tuần này. Đó là nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Nghị quyết về bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015, về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012, về chất vấn và trả lời chất vấn cũng sẽ được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc vào ngày 21/6.
Vào cuối tuần qua, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã đặt ra không ít vấn đề bức xúc của cuộc sống cần có cả giải pháp trước mắt cũng như lâu dài ở cả cơ quan hành pháp và lập pháp.
Riêng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh, đến nay Chính phủ, Quốc hội chưa có chủ trương điều chỉnh các mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tăng trưởng hợp lý của năm 2012.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, Chính phủ chủ trương quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8% và đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết của Quốc hội.