Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thị trường vàng, ngoại tệ
Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 đã bế mạc chiều 29/3, sau 8 ngày làm việc
Kiên quyết thiết lập và thực hiện các biện pháp hữu hiệu quản lý thị trường chính thức về vàng và ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành, là yêu cầu được nêu rõ tại nghị quyết kỳ họp thứ 9, vừa được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc, chiều 29/3.
Quản lý chặt chẽ thị trường vàng, việc lưu hành ngoại tệ cũng là yêu cầu được nhấn mạnh tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 được thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Quốc hội, hai tháng cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá, lạm phát ở mức cao, lãi suất, tỷ giá biến động mạnh, thị trường vàng, ngoại tệ diễn biến phức tạp, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân…
Tại nghị quyết, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đó, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh mới bất lợi về kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện để bổ sung, điều chỉnh giải pháp, cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Quốc hội cũng yêu cầu cắt giảm hợp lý đầu tư công, quản lý chặt chẽ các nguồn chi có nguồn gốc ngân sách, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hạn chế thấp nhất những rào cản, tác động bất lợi đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Áp dụng mạnh mẽ các biện pháp quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng buôn lậu vàng, ngoại tệ, xăng dầu, gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ khẩn trương thực hiện định hướng, xác định rõ lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công khai minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Cũng theo nghị quyết, Quốc hội nhất trí với phương án phân bổ 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ - trọng tâm của kỳ họp này- Quốc hội thống nhất đánh giá “ Thủ tướng Chính phủ có nhiều cố gắng thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao, về cơ bản đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đảm bảo hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới”.
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 9, cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Chủ tịch cũng cho biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 sẽ được khai mạc chậm nhất vào ngày 22/7/2011. Kỳ họp này có nhiều nội dung quan trọng như bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của Nhà nước và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
“Dù còn những băn khoăn, trăn trở về những việc chưa làm được, nhưng với kết quả trong nhiệm kỳ qua, mỗi đại biểu có quyền tự hào là đã cố gắng phấn đấu, đóng góp sức lực, trí tuệ của mình, thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nhân dân”, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phát biểu.
Quản lý chặt chẽ thị trường vàng, việc lưu hành ngoại tệ cũng là yêu cầu được nhấn mạnh tại nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 được thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2010.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Quốc hội, hai tháng cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá, lạm phát ở mức cao, lãi suất, tỷ giá biến động mạnh, thị trường vàng, ngoại tệ diễn biến phức tạp, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân…
Tại nghị quyết, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đó, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh mới bất lợi về kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện để bổ sung, điều chỉnh giải pháp, cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Quốc hội cũng yêu cầu cắt giảm hợp lý đầu tư công, quản lý chặt chẽ các nguồn chi có nguồn gốc ngân sách, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hạn chế thấp nhất những rào cản, tác động bất lợi đối với đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Áp dụng mạnh mẽ các biện pháp quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng buôn lậu vàng, ngoại tệ, xăng dầu, gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nghị quyết nêu rõ.
Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ khẩn trương thực hiện định hướng, xác định rõ lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công khai minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Cũng theo nghị quyết, Quốc hội nhất trí với phương án phân bổ 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Về các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ - trọng tâm của kỳ họp này- Quốc hội thống nhất đánh giá “ Thủ tướng Chính phủ có nhiều cố gắng thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao, về cơ bản đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đảm bảo hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong tình hình mới”.
Phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 9, cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Chủ tịch cũng cho biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 sẽ được khai mạc chậm nhất vào ngày 22/7/2011. Kỳ họp này có nhiều nội dung quan trọng như bầu, phê chuẩn nhân sự cấp cao của Nhà nước và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
“Dù còn những băn khoăn, trăn trở về những việc chưa làm được, nhưng với kết quả trong nhiệm kỳ qua, mỗi đại biểu có quyền tự hào là đã cố gắng phấn đấu, đóng góp sức lực, trí tuệ của mình, thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nhân dân”, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phát biểu.