“Quy hoạch báo chí thời điểm này là cần thiết”
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giải thích cụ thể hơn về thông tin “mỗi địa phương tới đây có thể chỉ còn một tờ báo”
Liên quan đến thông tin “mỗi địa phương tới đây có thể chỉ còn một tờ báo, còn lại là các ấn phẩm phụ” mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son phát biểu mới đây, trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” cuối tuần vừa rồi, ông Son đã giải thích cụ thể hơn về vấn đề này.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện có tới 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, gần 200 kênh phát thanh và truyền hình và hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, thời gian qua, báo mạng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo ông Son, các cơ quan từ trung ương đến địa phương, một số các tổ chức, một số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo rằng, trong hoạt động báo chí là đang có sự lãng phí về nguồn lực.
Không nói cụ thể về việc lãng phí nguồn lực như thế nào, tuy nhiên, ông Son cho rằng, từ sự lãng phí này dẫn đến thực trạng xuất hiện nhiều tờ báo na ná giống nhau, cả về nội dung, tôn chỉ mục đích.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, trong sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các cơ quan báo chí như vậy thì không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin. Từ sự cạnh tranh về thông tin nên các báo muốn đưa thông tin thật nhanh, vì thế có những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được kiểm tra, xem xét, và vì thế có những thông tin sai sự thật, dẫn đến gây bức xúc trong xã hội.
“Chính vì vậy, quy hoạch báo chí trong thời gian này là cần thiết”, ông Son nói.
Theo ông Son, việc quy hoạch báo chí gồm nhất nhiều nhiệm vụ, không chỉ xem xét giảm số lượng báo chí, mà quan trọng hơn là phải đưa ra được hành lang pháp lý, đưa ra chính sách để xây dựng đội ngũ báo chí có đủ về số lượng (số lượng hợp lý) và đặc biệt là nâng cao chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện có tới 838 cơ quan báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình, gần 200 kênh phát thanh và truyền hình và hàng chục kênh truyền hình nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, thời gian qua, báo mạng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo ông Son, các cơ quan từ trung ương đến địa phương, một số các tổ chức, một số các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kể cả người dân cũng đã nhận thấy và cảnh báo rằng, trong hoạt động báo chí là đang có sự lãng phí về nguồn lực.
Không nói cụ thể về việc lãng phí nguồn lực như thế nào, tuy nhiên, ông Son cho rằng, từ sự lãng phí này dẫn đến thực trạng xuất hiện nhiều tờ báo na ná giống nhau, cả về nội dung, tôn chỉ mục đích.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, trong sự phát triển mạnh mẽ của số lượng các cơ quan báo chí như vậy thì không thể không tránh khỏi sự cạnh tranh về thông tin. Từ sự cạnh tranh về thông tin nên các báo muốn đưa thông tin thật nhanh, vì thế có những thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được kiểm tra, xem xét, và vì thế có những thông tin sai sự thật, dẫn đến gây bức xúc trong xã hội.
“Chính vì vậy, quy hoạch báo chí trong thời gian này là cần thiết”, ông Son nói.
Theo ông Son, việc quy hoạch báo chí gồm nhất nhiều nhiệm vụ, không chỉ xem xét giảm số lượng báo chí, mà quan trọng hơn là phải đưa ra được hành lang pháp lý, đưa ra chính sách để xây dựng đội ngũ báo chí có đủ về số lượng (số lượng hợp lý) và đặc biệt là nâng cao chất lượng.