Quỹ mở, tiềm năng còn lớn tại Việt Nam
Về cơ bản, sự phát triển của thị trường quỹ mở phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập bình quân đầu người (GDP)
Xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ 2013 và thể hiện nhiều ưu điểm so với các hình thức đầu tư thông thường, thế nhưng quỹ mở vẫn còn khá mới lạ với các nhà đầu tư Việt.
Tuy nhiên, thói quen và tâm lý đầu tư của người Việt Nam đang dần được thay đổi cộng hưởng với các yếu tố thuận lợi về vĩ mô, thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện để quỹ mở được nhìn nhận tốt hơn ở vai trò kênh đầu tư sinh lợi.
Quỹ mở, thế giới đi trước gần 100 năm
Quỹ mở có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới với sự xuất hiện lần đầu tiên của Massachusetts Investors' Trust tại Mỹ vào năm 1924. Trải qua gần một thế kỷ, thị trường quỹ mở nay đã phát triển rộng khắp thế giới, đặc biệt ở Mỹ thu hút lượng lớn số hộ gia đình đầu tư.
Về cơ bản, sự phát triển của thị trường quỹ mở phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập bình quân đầu người (GDP). Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về tiết kiệm và đầu tư cũng theo đó bắt đầu “nảy nở”. Việc thị trường đa dạng hoá hình thức đầu tư để đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu là một hệ quả tất yếu.
Tại những thị trường trong khu vực châu Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, sản phẩm này đã phổ biến 10 - 20 năm nay, với sự phát triển song hành với tăng trưởng của mức thu nhập bình quân đầu người (ví dụ Thái Lan khoảng 6.000 USD).
Tiềm năng lớn nhưng nhiều thử thách
Xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào từ 2013 và thể hiện nhiều ưu điểm so với các hình thức đầu tư thông thường, thế nhưng quỹ mở vẫn còn là hình thức đầu tư mới lạ với các nhà đầu tư Việt mặc dù thị trường Việt Nam cũng đã có 18 công ty quản lý quỹ mở đang hoạt động.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu đang trên đà tăng trưởng, đồng thời thu nhập bình quân đầu người cũng đã đạt mức hơn 2.200 USD vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản của quỹ mở trong toàn bộ nền kinh tế chỉ chiếm 0,08% GDP, một tỷ lệ rất nhỏ so với các nước trong khu vực ở mức từ 30-45%. Điều này mở ra một cánh cửa cực kỳ tiềm năng cho quỹ mở với nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên để vươn đến được mức đó, quỹ mở vẫn còn gặp những thách thức cần chinh phục.
Thứ nhất, về ý thức tiết kiệm và đầu tư, ở các nước phát triển, người dân thường làm quen với khái niệm đầu tư từ rất sớm. Ở độ tuổi khoảng 27 tuổi là họ bắt đầu việc đầu tư với nguồn vốn từ tiền tiết kiệm và lương của mình.
Lợi thế của người trẻ là họ có nhiều thời gian, nhiều cơ hội và dám đối mặt với rủi ro, thử thách. Trong khi đó, thị trường tài chính của họ đã phát triển đầy đủ với nhiều hình thức đầu tư dành cho cá nhân.
Ở Việt Nam, hiện nay ý thức đầu tư chưa phải là phổ biến do thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, và kiến thức quản lý tài chính cá nhân chưa được phổ cập rộng rãi...
Tuy nhiên, điểm tích cực là những người trẻ ở Việt Nam đang nắm bắt rất nhanh những tiến bộ của thế giới cũng như có nhiều kiến thức hơn về đầu tư do thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng đã có hơn 15 năm hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, tư duy họ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận cái mới nhờ vào việc liên tục cập nhật kiến thức nhanh và kịp thời bởi sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Thứ hai, về tư duy đầu tư ngắn hạn, quan sát cho thấy, tư duy của các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam hiện nay còn thiên về tìm lợi nhuận trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro rất cao để đầu cơ và lướt sóng chứng khoán, vàng, tiền tệ hơn là chọn những hình thức đầu tư có tính ổn định và hiệu quả trong dài hạn như quỹ mở, mặc dù lợi nhuận của loại hình này không hề thấp.
Đây cũng là tư duy điển hình của các thị trường ở các nước có nền tài chính đang chớm phát triển. Tuy nhiên theo thời gian, khi thị trường hoàn thiện hơn, các nhà đầu tư cũng sẽ trải nghiệm nhiều hơn và có nhận thức đúng đắn hơn về đầu tư vững bền, dài hạn.
Thứ ba, về sự “chưa quen” với tính minh bạch, quỹ mở là loại hình đầu tư có tính minh bạch rất cao với cơ chế kiểm soát gồm nhiều bên tham gia như ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán, ủy ban chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán, và cả Bộ Tài chính.
Các quỹ mở cũng phải thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế công bố thông tin ra thị trường để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động đầu tư và tính công bằng về mặt thông tin cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân hiện chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm và hiểu rõ về cơ chế minh bạch này do mức độ tiếp cận với sản phẩm quỹ mở còn thấp.
Hiệu quả của hình thức đầu tư vào quỹ mở
Từ 5 năm trở lại đây, mô hình quỹ mở đã có sự hoạt động và tăng trưởng tốt. Các quỹ mở trong nhóm dẫn đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay ví dụ như VF1, VF4 của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam ( VFM) có những thành quả về mặt đầu tư. Bình quân mỗi năm kể từ năm 2013, các quỹ này thường đem lại mức lợi nhuận dao động từ 16% đến hơn 18% cho nhà đầu tư, cao hơn so với gửi tiết kiệm.
Khi tham gia các hình thức đầu tư có rủi ro cao như chứng khoán, vàng, forex nhà đầu tư phải có kiến thức tốt và am hiểu thị trường, hoặc khi đầu tư bất động sản thì phải có vốn lớn.
Nhưng để tham gia quỹ mở, nhà đầu tư chỉ cần số vốn tối thiểu 1 triệu đồng. Tiền của nhà đầu tư sẽ được đội ngũ các chuyên gia quản lý quỹ giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ đầu tư quản lý và đầu tư vào thị trường chứng khoán để làm gia tăng giá trị.
Với số vốn nhỏ, gửi tiết kiệm sẽ không đáng là bao nhưng khi tham gia đầu tư quỹ mở, số vốn này có cơ hội để tăng trưởng hơn nhiều lần nhờ vào hiệu quả hoạt động của quỹ nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang hồi phục.
Gần đây một số công ty quản lý quỹ đầu tư còn thiết kế các gói sản phẩm thuận tiện hơn như chương trình đầu tư định kỳ nhằm hướng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thu nhập đều và ổn định, đem lại cho họ cơ hội đầu tư sinh lời trên chính đồng lương của mình một các hiệu quả nhất.
Theo ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lí quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), việc đầu tư vào các quỹ mở là rất phù hợp do hình thức đầu tư này giúp nhà đầu tư không mất nhiều thời gian suy nghĩ và công sức khi tham gia.
Tuy nhiên, người đầu tư nên chọn quỹ đầu tư uy tín, minh bạch thông tin về hoạt động, kết quả đầu tư, và giải thích tường tận các mức độ rủi ro ngay từ đầu để từ đó đánh giá đúng khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Minh bạch là cầu nối để người đầu tư hiểu và giảm sự e ngại khi đầu tư vào các sản phẩm quỹ.
Tuy nhiên, thói quen và tâm lý đầu tư của người Việt Nam đang dần được thay đổi cộng hưởng với các yếu tố thuận lợi về vĩ mô, thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện để quỹ mở được nhìn nhận tốt hơn ở vai trò kênh đầu tư sinh lợi.
Quỹ mở, thế giới đi trước gần 100 năm
Quỹ mở có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới với sự xuất hiện lần đầu tiên của Massachusetts Investors' Trust tại Mỹ vào năm 1924. Trải qua gần một thế kỷ, thị trường quỹ mở nay đã phát triển rộng khắp thế giới, đặc biệt ở Mỹ thu hút lượng lớn số hộ gia đình đầu tư.
Về cơ bản, sự phát triển của thị trường quỹ mở phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập bình quân đầu người (GDP). Khi thu nhập tăng lên, nhu cầu về tiết kiệm và đầu tư cũng theo đó bắt đầu “nảy nở”. Việc thị trường đa dạng hoá hình thức đầu tư để đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu là một hệ quả tất yếu.
Tại những thị trường trong khu vực châu Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, sản phẩm này đã phổ biến 10 - 20 năm nay, với sự phát triển song hành với tăng trưởng của mức thu nhập bình quân đầu người (ví dụ Thái Lan khoảng 6.000 USD).
Tiềm năng lớn nhưng nhiều thử thách
Xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào từ 2013 và thể hiện nhiều ưu điểm so với các hình thức đầu tư thông thường, thế nhưng quỹ mở vẫn còn là hình thức đầu tư mới lạ với các nhà đầu tư Việt mặc dù thị trường Việt Nam cũng đã có 18 công ty quản lý quỹ mở đang hoạt động.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu đang trên đà tăng trưởng, đồng thời thu nhập bình quân đầu người cũng đã đạt mức hơn 2.200 USD vào cuối năm 2016.
Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản của quỹ mở trong toàn bộ nền kinh tế chỉ chiếm 0,08% GDP, một tỷ lệ rất nhỏ so với các nước trong khu vực ở mức từ 30-45%. Điều này mở ra một cánh cửa cực kỳ tiềm năng cho quỹ mở với nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên để vươn đến được mức đó, quỹ mở vẫn còn gặp những thách thức cần chinh phục.
Thứ nhất, về ý thức tiết kiệm và đầu tư, ở các nước phát triển, người dân thường làm quen với khái niệm đầu tư từ rất sớm. Ở độ tuổi khoảng 27 tuổi là họ bắt đầu việc đầu tư với nguồn vốn từ tiền tiết kiệm và lương của mình.
Lợi thế của người trẻ là họ có nhiều thời gian, nhiều cơ hội và dám đối mặt với rủi ro, thử thách. Trong khi đó, thị trường tài chính của họ đã phát triển đầy đủ với nhiều hình thức đầu tư dành cho cá nhân.
Ở Việt Nam, hiện nay ý thức đầu tư chưa phải là phổ biến do thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, và kiến thức quản lý tài chính cá nhân chưa được phổ cập rộng rãi...
Tuy nhiên, điểm tích cực là những người trẻ ở Việt Nam đang nắm bắt rất nhanh những tiến bộ của thế giới cũng như có nhiều kiến thức hơn về đầu tư do thị trường chứng khoán của Việt Nam cũng đã có hơn 15 năm hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, tư duy họ cởi mở hơn trong việc tiếp nhận cái mới nhờ vào việc liên tục cập nhật kiến thức nhanh và kịp thời bởi sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Thứ hai, về tư duy đầu tư ngắn hạn, quan sát cho thấy, tư duy của các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam hiện nay còn thiên về tìm lợi nhuận trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro rất cao để đầu cơ và lướt sóng chứng khoán, vàng, tiền tệ hơn là chọn những hình thức đầu tư có tính ổn định và hiệu quả trong dài hạn như quỹ mở, mặc dù lợi nhuận của loại hình này không hề thấp.
Đây cũng là tư duy điển hình của các thị trường ở các nước có nền tài chính đang chớm phát triển. Tuy nhiên theo thời gian, khi thị trường hoàn thiện hơn, các nhà đầu tư cũng sẽ trải nghiệm nhiều hơn và có nhận thức đúng đắn hơn về đầu tư vững bền, dài hạn.
Thứ ba, về sự “chưa quen” với tính minh bạch, quỹ mở là loại hình đầu tư có tính minh bạch rất cao với cơ chế kiểm soát gồm nhiều bên tham gia như ngân hàng giám sát, công ty kiểm toán, ủy ban chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán, và cả Bộ Tài chính.
Các quỹ mở cũng phải thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế công bố thông tin ra thị trường để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động đầu tư và tính công bằng về mặt thông tin cho các nhà đầu tư trên thị trường.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cá nhân hiện chưa có nhiều cơ hội để trải nghiệm và hiểu rõ về cơ chế minh bạch này do mức độ tiếp cận với sản phẩm quỹ mở còn thấp.
Hiệu quả của hình thức đầu tư vào quỹ mở
Từ 5 năm trở lại đây, mô hình quỹ mở đã có sự hoạt động và tăng trưởng tốt. Các quỹ mở trong nhóm dẫn đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay ví dụ như VF1, VF4 của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam ( VFM) có những thành quả về mặt đầu tư. Bình quân mỗi năm kể từ năm 2013, các quỹ này thường đem lại mức lợi nhuận dao động từ 16% đến hơn 18% cho nhà đầu tư, cao hơn so với gửi tiết kiệm.
Khi tham gia các hình thức đầu tư có rủi ro cao như chứng khoán, vàng, forex nhà đầu tư phải có kiến thức tốt và am hiểu thị trường, hoặc khi đầu tư bất động sản thì phải có vốn lớn.
Nhưng để tham gia quỹ mở, nhà đầu tư chỉ cần số vốn tối thiểu 1 triệu đồng. Tiền của nhà đầu tư sẽ được đội ngũ các chuyên gia quản lý quỹ giàu kinh nghiệm và có nghiệp vụ đầu tư quản lý và đầu tư vào thị trường chứng khoán để làm gia tăng giá trị.
Với số vốn nhỏ, gửi tiết kiệm sẽ không đáng là bao nhưng khi tham gia đầu tư quỹ mở, số vốn này có cơ hội để tăng trưởng hơn nhiều lần nhờ vào hiệu quả hoạt động của quỹ nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang hồi phục.
Gần đây một số công ty quản lý quỹ đầu tư còn thiết kế các gói sản phẩm thuận tiện hơn như chương trình đầu tư định kỳ nhằm hướng đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thu nhập đều và ổn định, đem lại cho họ cơ hội đầu tư sinh lời trên chính đồng lương của mình một các hiệu quả nhất.
Theo ông Trần Thanh Tân, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lí quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), việc đầu tư vào các quỹ mở là rất phù hợp do hình thức đầu tư này giúp nhà đầu tư không mất nhiều thời gian suy nghĩ và công sức khi tham gia.
Tuy nhiên, người đầu tư nên chọn quỹ đầu tư uy tín, minh bạch thông tin về hoạt động, kết quả đầu tư, và giải thích tường tận các mức độ rủi ro ngay từ đầu để từ đó đánh giá đúng khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Minh bạch là cầu nối để người đầu tư hiểu và giảm sự e ngại khi đầu tư vào các sản phẩm quỹ.