Quỹ VFA đã bắt đầu giải ngân
Quỹ đầu tư năng động Việt Nam (VFA) vừa ra mắt và đã bắt đầu giải ngân chỉ sau 10 ngày nhận giấy phép
Quỹ đầu tư năng động Việt Nam (VFA) vừa ra mắt và đã bắt đầu giải ngân chỉ sau 10 ngày nhận giấy phép.
Ngày 15/4, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đã chính thức tổ chức đại hội thành lập Quỹ đầu tư năng động Việt Nam (VFA).
Đây là quỹ đầu tư dạng đóng thứ ba của VFM sau quỹ VF1 và VF4, được Ủy ban Chứng khoán cấp phép thành lập ngày 2/4/2010. VFA có vốn điều lệ 240.437.600.000 đồng (tương đương 24.043.760 đơn vị quỹ), thời gian hoạt động 5 năm.
Tại đại hội, Ban đại diện VFA đã chính thức ra mắt, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, Công ty Tài chính Cổ phần Xi Măng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương…
Quỹ có tổng cộng có 138 nhà đầu tư, trong đó cá nhân trong nước chiếm 27,41%, tổ chức trong nước chiếm 55,92%, cá nhân nước ngoài chiếm 0,02% và tổ chức nước ngoài chiếm 16,3%.
Theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Đầu tư của VFA, quỹ VFA thừa hưởng các ưu điểm của các sản phẩm quỹ trước đó nổi bật là chiến lược chia cổ tức hiệu quả ở mức ít nhất 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm cho nhà đầu tư. VFA hiện sử dụng 5 chỉ báo mua/bán dựa trên giá, độ biến động của thị trường, chỉ báo kinh tế lượng và chênh lệch lãi suất.
Các chỉ báo mua/bán có thể cho ra tín hiệu không trùng nhau nhằm tận dụng khả năng nắm bắt xu thế ngắn hạn và xu thế trung hạn. Khi chỉ báo mua/bán cho ra tín hiệu, quỹ VFA thực hiện giải ngân hay bán theo tỷ trọng phân bổ tài sản cho chỉ báo mua/bán đó.
Chiến lược đầu tư của quỹ là sử dụng mô hình đầu tư theo xu hướng thị trường; giải ngân khi thị trường đã xuất hiện xu thế tăng rõ ràng và thoát khỏi thị trường khi các xu thế trên đã kế thúc hoặc đảo chiều.
Được biết, chỉ sau 10 ngày nhận giấy phép, quỹ đã giải ngân được 134 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của VFA bao gồm chứng khoán niêm yết, trái phiếu niêm yết, công cụ tiền tệ và các loại tài sản khác.
Năm 2010, VFA tập trung đầu tư từ 25 - 30 cổ phiếu có khả năng theo sát mức biến động của VN-Index, HNX-Index. Ngành nghề chính dự kiến: vật liệu khai khoáng (17,8%); cơ sở hạ tầng – bất động sản (16,3%); ngân hàng (15,7%); năng lượng (11,7%); thực phẩm nước giải khát (11,3%).
Dự kiến, VFA sẽ niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 5/2010.
Ngày 15/4, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đã chính thức tổ chức đại hội thành lập Quỹ đầu tư năng động Việt Nam (VFA).
Đây là quỹ đầu tư dạng đóng thứ ba của VFM sau quỹ VF1 và VF4, được Ủy ban Chứng khoán cấp phép thành lập ngày 2/4/2010. VFA có vốn điều lệ 240.437.600.000 đồng (tương đương 24.043.760 đơn vị quỹ), thời gian hoạt động 5 năm.
Tại đại hội, Ban đại diện VFA đã chính thức ra mắt, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, Công ty Tài chính Cổ phần Xi Măng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương…
Quỹ có tổng cộng có 138 nhà đầu tư, trong đó cá nhân trong nước chiếm 27,41%, tổ chức trong nước chiếm 55,92%, cá nhân nước ngoài chiếm 0,02% và tổ chức nước ngoài chiếm 16,3%.
Theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Đầu tư của VFA, quỹ VFA thừa hưởng các ưu điểm của các sản phẩm quỹ trước đó nổi bật là chiến lược chia cổ tức hiệu quả ở mức ít nhất 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm cho nhà đầu tư. VFA hiện sử dụng 5 chỉ báo mua/bán dựa trên giá, độ biến động của thị trường, chỉ báo kinh tế lượng và chênh lệch lãi suất.
Các chỉ báo mua/bán có thể cho ra tín hiệu không trùng nhau nhằm tận dụng khả năng nắm bắt xu thế ngắn hạn và xu thế trung hạn. Khi chỉ báo mua/bán cho ra tín hiệu, quỹ VFA thực hiện giải ngân hay bán theo tỷ trọng phân bổ tài sản cho chỉ báo mua/bán đó.
Chiến lược đầu tư của quỹ là sử dụng mô hình đầu tư theo xu hướng thị trường; giải ngân khi thị trường đã xuất hiện xu thế tăng rõ ràng và thoát khỏi thị trường khi các xu thế trên đã kế thúc hoặc đảo chiều.
Được biết, chỉ sau 10 ngày nhận giấy phép, quỹ đã giải ngân được 134 tỷ đồng. Danh mục đầu tư của VFA bao gồm chứng khoán niêm yết, trái phiếu niêm yết, công cụ tiền tệ và các loại tài sản khác.
Năm 2010, VFA tập trung đầu tư từ 25 - 30 cổ phiếu có khả năng theo sát mức biến động của VN-Index, HNX-Index. Ngành nghề chính dự kiến: vật liệu khai khoáng (17,8%); cơ sở hạ tầng – bất động sản (16,3%); ngân hàng (15,7%); năng lượng (11,7%); thực phẩm nước giải khát (11,3%).
Dự kiến, VFA sẽ niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 5/2010.