Rắc rối quanh chuyện sếp Google đi Triều Tiên
Chính quyền Mỹ đã lên tiếng chỉ trích và gọi đây là một chuyến đi không đúng lúc
Cuối tuần trước, nhiều tờ báo quốc tế đưa tin, Chủ tịch Google Eric Schmidt cùng với cựu Thống đốc bang New Mexico Bill Richardson sẽ tới thăm CHDCND Triều Tiên trong ngày hôm nay (7/1) hoặc ngày mai.
Trả lời trên kênh CBS hôm 4/1, Richardson cho biết, ông và Chủ tịch Google sẽ có "chuyến thăm cá nhân vì mục đích nhân đạo" tới Triều Tiên, một phần để tìm cách giải cứu một công dân Mỹ. Trước đây, Richardson từng giúp thương lượng trả tự do cho những người Mỹ bị bắt giữ tại Triều Tiên.
Lần gần nhất Richardson tới Bình Nhưỡng là năm 2010 khi ông gặp người đứng đầu phái bộ thương lượng hạt nhân của Triều Tiên trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng liên Triều.
Cựu đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc nói rằng, ông đã mời Chủ tịch Google cùng đi và "đây không phải chuyến thăm của Google. Ông ấy (Chủ tịch Google Eric Schmidt) quan tâm đến chính sách đối ngoại, là bạn tôi và tôi cảm thấy điều quan trọng là có cái nhìn thoáng hơn về chuyến thăm của chúng tôi".
Theo lời ông Richardson, hiện Kenneth Bae, du khách người Mỹ gốc Hàn, đang bị giam giữ ở Triều Tiên vì bị cáo buộc tội chống phá nhà nước Triều Tiên. Trong chuyến đi này, hai ông sẽ nêu vấn đề trả tự do cho Bae với phía Triều Tiên, nhưng "chúng tôi không đại diện cho Chính phủ Mỹ", ông nói.
Tuy nhiên, Mỹ đã chỉ trích và gọi đây là một chuyến đi không đúng lúc bởi Bình Nhưỡng đang bị chỉ trích vì vụ phóng tên lửa tháng trước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Washington hiện không thực sự ủng hộ nỗ lực của họ và nói cả Schmidt lẫn Richardson “đều biết rõ” quan điểm này.
“Thẳng thắn mà nói chúng tôi không tin lúc này là thời điểm thích hợp… sau những hành động gần đây của Bình Nhưỡng”, phát ngôn viên Victoria Nuland nói, hàm ý nhắc tới vụ phóng tên lửa mang vệ tinh hồi tháng 12.
Tuần trước, Hạ viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nghị sỹ Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen cùng 11 nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đệ trình, lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Bà Nuland tuyên bố, hai ông Schmidt và Richardson có chuyến thăm “không chính thức” và “không mang theo thông điệp gì từ chúng tôi”. Google vẫn từ chối chính thức xác nhận về chuyến đi trên của chủ tịch điều hành.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác lại cho rằng, thực chất chuyến đi này là vì mục đích kinh doanh. Theo nhiều chuyên gia bình luận, Google đang quan tâm tới tiềm năng thị trường Internet của CHDCND Triều Tiên.
Trong thông điệp năm mới ngày 1/1/2013, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Một trong những mục tiêu được nêu ra là trang bị máy tính cho tất cả các trường học cũng như máy móc kỹ thuật số cho tất cả các nhà máy.
Vì vậy, một số nhà phân tích cho rằng chuyến thăm mang nhiều lý do chiến lược kinh tế hơn. “Tôi nghĩ đây là một phần trong tầm nhìn dài hạn của Google trong việc quảng bá Internet với thế giới và Triều Tiên chính là một điểm đến”, chuyên gia Peter Beck thuộc tổ chức Asia Foundation tại Hàn Quốc nói.
Trả lời báo chí cuối tuần qua về câu hỏi liệu Mỹ có hài lòng nếu Google giúp Triều Tiên xây dựng hạ tầng Internet, bà Nuland cho hay, mọi công ty Mỹ phải tuân thủ các lệnh cấm vận mà Mỹ đang áp đặt với Triều Tiên.
Trả lời trên kênh CBS hôm 4/1, Richardson cho biết, ông và Chủ tịch Google sẽ có "chuyến thăm cá nhân vì mục đích nhân đạo" tới Triều Tiên, một phần để tìm cách giải cứu một công dân Mỹ. Trước đây, Richardson từng giúp thương lượng trả tự do cho những người Mỹ bị bắt giữ tại Triều Tiên.
Lần gần nhất Richardson tới Bình Nhưỡng là năm 2010 khi ông gặp người đứng đầu phái bộ thương lượng hạt nhân của Triều Tiên trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng liên Triều.
Cựu đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc nói rằng, ông đã mời Chủ tịch Google cùng đi và "đây không phải chuyến thăm của Google. Ông ấy (Chủ tịch Google Eric Schmidt) quan tâm đến chính sách đối ngoại, là bạn tôi và tôi cảm thấy điều quan trọng là có cái nhìn thoáng hơn về chuyến thăm của chúng tôi".
Theo lời ông Richardson, hiện Kenneth Bae, du khách người Mỹ gốc Hàn, đang bị giam giữ ở Triều Tiên vì bị cáo buộc tội chống phá nhà nước Triều Tiên. Trong chuyến đi này, hai ông sẽ nêu vấn đề trả tự do cho Bae với phía Triều Tiên, nhưng "chúng tôi không đại diện cho Chính phủ Mỹ", ông nói.
Tuy nhiên, Mỹ đã chỉ trích và gọi đây là một chuyến đi không đúng lúc bởi Bình Nhưỡng đang bị chỉ trích vì vụ phóng tên lửa tháng trước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Washington hiện không thực sự ủng hộ nỗ lực của họ và nói cả Schmidt lẫn Richardson “đều biết rõ” quan điểm này.
“Thẳng thắn mà nói chúng tôi không tin lúc này là thời điểm thích hợp… sau những hành động gần đây của Bình Nhưỡng”, phát ngôn viên Victoria Nuland nói, hàm ý nhắc tới vụ phóng tên lửa mang vệ tinh hồi tháng 12.
Tuần trước, Hạ viện Mỹ vừa thông qua nghị quyết do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nghị sỹ Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen cùng 11 nghị sỹ thuộc Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đệ trình, lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Bà Nuland tuyên bố, hai ông Schmidt và Richardson có chuyến thăm “không chính thức” và “không mang theo thông điệp gì từ chúng tôi”. Google vẫn từ chối chính thức xác nhận về chuyến đi trên của chủ tịch điều hành.
Trong khi đó, một luồng dư luận khác lại cho rằng, thực chất chuyến đi này là vì mục đích kinh doanh. Theo nhiều chuyên gia bình luận, Google đang quan tâm tới tiềm năng thị trường Internet của CHDCND Triều Tiên.
Trong thông điệp năm mới ngày 1/1/2013, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Một trong những mục tiêu được nêu ra là trang bị máy tính cho tất cả các trường học cũng như máy móc kỹ thuật số cho tất cả các nhà máy.
Vì vậy, một số nhà phân tích cho rằng chuyến thăm mang nhiều lý do chiến lược kinh tế hơn. “Tôi nghĩ đây là một phần trong tầm nhìn dài hạn của Google trong việc quảng bá Internet với thế giới và Triều Tiên chính là một điểm đến”, chuyên gia Peter Beck thuộc tổ chức Asia Foundation tại Hàn Quốc nói.
Trả lời báo chí cuối tuần qua về câu hỏi liệu Mỹ có hài lòng nếu Google giúp Triều Tiên xây dựng hạ tầng Internet, bà Nuland cho hay, mọi công ty Mỹ phải tuân thủ các lệnh cấm vận mà Mỹ đang áp đặt với Triều Tiên.