“Rất cần người tham gia bán hàng đa cấp tố cáo”
“Bộ Công Thương rất cần những tố cáo, khiếu nại cụ thể của người tham gia bán hàng đa cấp để có thể can thiệp, xử lý kịp thời”
“Bộ Công Thương và Cục Quản lý Cạnh tranh rất cần những tố cáo, khiếu nại cụ thể của người tham gia bán hàng đa cấp để có thể can thiệp, xử lý kịp thời”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới ngay sau cuộc họp giữa Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Ban chỉ đạo 389 về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp, diễn ra chiều 6/4.
Trao đổi về tiến trình kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, ông Khánh cho biết Bộ Công Thương đang phối hợp với Ban chỉ đạo 389 và Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam để quản lý hoạt động này tốt hơn. Gần đây, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực vào cuộc kiểm tra.
Thông tin với báo chí, ông Khánh khẳng định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là xây dựng và vận hành theo khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, có thể nói, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đâu đó vẫn có vấn đề hoặc chúng ta chưa chắc đã vận hành đúng.
Nhưng ông cũng thẳng thắn cho rằng “Bộ Công Thương không bao giờ từ chối trách nhiệm của mình. Chúng tôi đã phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Liên Kết Việt và mong muốn các lực lượng chức năng của các tỉnh, thành trên cả nước cùng vào cuộc”.
Thứ trưởng Khánh cho rằng, bán hàng đa cấp là bán hàng trực tiếp qua mạng lưới, xảy ra nhiều địa bàn, địa điểm khác nhau nên nếu mong đợi Bộ Công Thương theo sát các hoạt động này thì dường như chưa hợp lý.
Không một cơ quan quản lý Nhà nước nào đi theo hoạt động của doanh nghiệp 24/24 giờ, hơn nữa hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp có đặc điểm riêng, họ đi chào hàng, bán hàng diễn ra ở nhà riêng nên vai trò của người dân và nhất là những người tham gia mạng lưới là rất quan trọng.
“Chính vì vậy, Bộ Công Thương và Cục quản lý cạnh tranh rất cần những tố cáo, khiếu nại cụ thể của người tham gia bán hàng đa cấp để có thể can thiệp, xử lý kịp thời”, ông Khánh nói.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Khánh cho biết bán hàng đa cấp là một phương thức được nhiều nước trên thế giới thừa nhận, khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết sẽ cho hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có những quy định pháp luật để cho phép đồng thời quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình đó cũng đã có một số phức tạp nảy sinh. Những phức tạp này có thể chia ra làm ba loại.
Trường hợp thứ nhất là công ty được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp nhưng trong quá trình hoạt động vi phạm các điều khoản.
Thứ hai, công ty bán hàng đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Công Thương cấp.
Thứ ba, không bán hàng mà sử dụng phương thức đa cấp để huy động tài chính như MB24,…
Liên quan đến việc lập đoàn kiểm tra 7 công ty bán hàng đa cấp, ông Khánh thông tin, tất cả những phản ánh, tố cáo của người dân đều được Bộ Công Thương ghi nhận và tiến hành kiểm tra trong đợt kiểm tra, giám sát 7 doanh nghiệp bán hàng đa cấp và sẽ cố gắng kết thúc vào nửa cuối tháng 5/2016.
Được biết, trước đó ông Trần Quốc Khánh đã ký quyết định 1052/QĐ-BCT thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại 7 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty Cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới ngay sau cuộc họp giữa Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Ban chỉ đạo 389 về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp, diễn ra chiều 6/4.
Trao đổi về tiến trình kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp, ông Khánh cho biết Bộ Công Thương đang phối hợp với Ban chỉ đạo 389 và Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam để quản lý hoạt động này tốt hơn. Gần đây, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực vào cuộc kiểm tra.
Thông tin với báo chí, ông Khánh khẳng định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là xây dựng và vận hành theo khuôn khổ pháp luật. Vì vậy, có thể nói, việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đâu đó vẫn có vấn đề hoặc chúng ta chưa chắc đã vận hành đúng.
Nhưng ông cũng thẳng thắn cho rằng “Bộ Công Thương không bao giờ từ chối trách nhiệm của mình. Chúng tôi đã phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Liên Kết Việt và mong muốn các lực lượng chức năng của các tỉnh, thành trên cả nước cùng vào cuộc”.
Thứ trưởng Khánh cho rằng, bán hàng đa cấp là bán hàng trực tiếp qua mạng lưới, xảy ra nhiều địa bàn, địa điểm khác nhau nên nếu mong đợi Bộ Công Thương theo sát các hoạt động này thì dường như chưa hợp lý.
Không một cơ quan quản lý Nhà nước nào đi theo hoạt động của doanh nghiệp 24/24 giờ, hơn nữa hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp có đặc điểm riêng, họ đi chào hàng, bán hàng diễn ra ở nhà riêng nên vai trò của người dân và nhất là những người tham gia mạng lưới là rất quan trọng.
“Chính vì vậy, Bộ Công Thương và Cục quản lý cạnh tranh rất cần những tố cáo, khiếu nại cụ thể của người tham gia bán hàng đa cấp để có thể can thiệp, xử lý kịp thời”, ông Khánh nói.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Khánh cho biết bán hàng đa cấp là một phương thức được nhiều nước trên thế giới thừa nhận, khi tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết sẽ cho hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có những quy định pháp luật để cho phép đồng thời quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình đó cũng đã có một số phức tạp nảy sinh. Những phức tạp này có thể chia ra làm ba loại.
Trường hợp thứ nhất là công ty được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp nhưng trong quá trình hoạt động vi phạm các điều khoản.
Thứ hai, công ty bán hàng đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Công Thương cấp.
Thứ ba, không bán hàng mà sử dụng phương thức đa cấp để huy động tài chính như MB24,…
Liên quan đến việc lập đoàn kiểm tra 7 công ty bán hàng đa cấp, ông Khánh thông tin, tất cả những phản ánh, tố cáo của người dân đều được Bộ Công Thương ghi nhận và tiến hành kiểm tra trong đợt kiểm tra, giám sát 7 doanh nghiệp bán hàng đa cấp và sẽ cố gắng kết thúc vào nửa cuối tháng 5/2016.
Được biết, trước đó ông Trần Quốc Khánh đã ký quyết định 1052/QĐ-BCT thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại 7 doanh nghiệp, gồm: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty Cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.