“Râu ông nọ cắm cằm bà kia” trong dự thảo Luật Doanh nghiệp
Vẫn còn nhiều băn khoăn về quy định về quyền và con dấu của doanh nghiệp tại dự thảo Luật Doanh nghiệp
Thế này là ”râu ông nọ cắm cằm bà kia” mất rồi, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc ví von khi góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp tại phiên thảo luận chiều 10/11 của Quốc hội.
Cũng như phiên thảo luận sáng cùng ngày về dự án Luật Đầu tư, đại biểu Vũ Tiến Lộc đăng ký phát biểu rất sớm.
Đánh giá cao nỗ lực của ban soạn thảo dự án luật, song Chủ tịch VCCI cho biết ông vẫn còn lăn tăn ở chỗ làm sao để hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác trong một môi trường được tạo khung khổ bởi cả Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp suôn sẻ, nhịp nhàng.
Bởi, nếu không có một nguyên tắc trong Luật Doanh nghiệp về việc ưu tiên áp dụng luật này so với các luật chuyên ngành về các vấn đề về tổ chức, quản trị doanh nghiệp thì sẽ có nguy cơ “trăm hoa đua nở” các ngoại lệ trong pháp luật chuyên ngành dẫn tới vô hiệu hóa các nguyên tắc cơ bản trong Luật Doanh nghiệp.
Vậy nhưng lần này, dự thảo Luật Doanh nghiệp vẫn quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”.
Trong khi đó, dự thảo Luật Đầu tư lại quy định: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và luật khác ... thì thực hiện theo quy định của luật này, trừ ... Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Dầu khí”.
Thế này là ”râu ông nọ cắm cằm bà kia” mất rồi, ông Lộc nói.
Chủ tịch VCCI cho rằng quy định tại Luật Đầu tư này lẽ ra phải đặt trong Luật Doanh nghiệp. Theo đó liên quan đến thành lập, quản trị, tổ chức doanh nghiệp thìLuật Doanh nghiệp phải là văn bản được ưu tiên áp dụng. Và những ngoại lệ chấp nhận được trong pháp luật chứng khoán, tổ chức tín dụng, bảo hiểm, dầu khí là ngoại lệ về mô hình tổ chức, quản trị của các doanh nghiệp.
Còn với Luật Đầu tư thì việc ưu tiên áp dụng Luật Đầu tư so với luật chuyên ngành (đặc biệt về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư kinh doanh có điều kiện) là nguyên tắc chung không cần có ngoại lệ nào cả.
Bởi Luật Đầu tư chỉ đề cập tới danh mục, còn nội dung các điều kiện kinh doanh thì vẫn thuộc phạm vi của các luật chuyên ngành trong tất cả các lĩnh vực liên quan.
Bên cạnh nội dung trên, Chủ tịch VCCI cùng còn lăn tăn khi dự thảo Luật Doanh nghiệp rút toàn bộ các quy định rất tốt về các quyền cơ bản này của doanh nghiệp.
Như quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động phân bổ vốn; quyền chủ động tìm kiếm thị trường, lựa chọn đối tác; quyền kinh doanh xuất nhập khẩu; quyền tuyển dụng, sử dụng lao động... chỉ còn giữ lại quy định về quyền rất chung là ”tự chủ kinh doanh”.
"Mà chúng ta cũng biết rất rõ rồi, ở nước khác có thể một nguyên tắc chung tối thượng về ”tự chủ kinh doanh” là quá đủ, nhưng ở nước ta mà quyền chung chung thế này tức là chả có quyền gì cả, doanh nghiệp đâu có thể bê cái quyền này đi mà kêu mà trình với ai được", ông Lộc nói.
Đại biểu Lộc đề nghị ban soạn thảo thiết lập lại quy định đầy đủ về các quyền kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp như hiện nay đang có.
Cũng đăng đàn cả hai phiên sáng và chiều là đại biểu Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.
Nhìn nhận quy định doanh nghiệp có quyền tự chủ hơn về con dấu tại dự thảo luật là quy định mới, song đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng con dấu doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp và có rất nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng.
Dự thảo lần này cần có các quy định cụ thể để giải quyết các vướng mắc đã tồn tại, điển hình là vấn đề giá trị pháp lý của giao dịch, hợp đồng do doanh nghiệp ký kết khi không có con dấu, đại biểu Đồng góp ý.
Câu hỏi cần có lời giải, theo vị đại biểu này là nếu như một doanh nghiệp ký kết hợp đồng có người đại diện đủ thẩm quyền ký kết, nhưng không đóng dấu thì có làm phát sinh giao dịch cho doanh nghiệp đó không? Hoặc ngược lại, có con dấu đóng trên các văn bản của doanh nghiệp nhưng người ký không đúng thẩm quyền?
Theo dự thảo luật, con dấu do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, tuy nhiên với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì việc quản lý được quy định thế nào?
Trường hợp có sự tranh chấp, lạm quyền của một người đại diện theo pháp luật thì các người đại diện theo pháp luật khác có quyền chủ động yêu cầu chuyển giao việc quản lý con dấu hay không, đại biểu Đồng đặt vấn đề.
Cũng như phiên thảo luận sáng cùng ngày về dự án Luật Đầu tư, đại biểu Vũ Tiến Lộc đăng ký phát biểu rất sớm.
Đánh giá cao nỗ lực của ban soạn thảo dự án luật, song Chủ tịch VCCI cho biết ông vẫn còn lăn tăn ở chỗ làm sao để hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác trong một môi trường được tạo khung khổ bởi cả Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp suôn sẻ, nhịp nhàng.
Bởi, nếu không có một nguyên tắc trong Luật Doanh nghiệp về việc ưu tiên áp dụng luật này so với các luật chuyên ngành về các vấn đề về tổ chức, quản trị doanh nghiệp thì sẽ có nguy cơ “trăm hoa đua nở” các ngoại lệ trong pháp luật chuyên ngành dẫn tới vô hiệu hóa các nguyên tắc cơ bản trong Luật Doanh nghiệp.
Vậy nhưng lần này, dự thảo Luật Doanh nghiệp vẫn quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”.
Trong khi đó, dự thảo Luật Đầu tư lại quy định: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và luật khác ... thì thực hiện theo quy định của luật này, trừ ... Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Dầu khí”.
Thế này là ”râu ông nọ cắm cằm bà kia” mất rồi, ông Lộc nói.
Chủ tịch VCCI cho rằng quy định tại Luật Đầu tư này lẽ ra phải đặt trong Luật Doanh nghiệp. Theo đó liên quan đến thành lập, quản trị, tổ chức doanh nghiệp thìLuật Doanh nghiệp phải là văn bản được ưu tiên áp dụng. Và những ngoại lệ chấp nhận được trong pháp luật chứng khoán, tổ chức tín dụng, bảo hiểm, dầu khí là ngoại lệ về mô hình tổ chức, quản trị của các doanh nghiệp.
Còn với Luật Đầu tư thì việc ưu tiên áp dụng Luật Đầu tư so với luật chuyên ngành (đặc biệt về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư kinh doanh có điều kiện) là nguyên tắc chung không cần có ngoại lệ nào cả.
Bởi Luật Đầu tư chỉ đề cập tới danh mục, còn nội dung các điều kiện kinh doanh thì vẫn thuộc phạm vi của các luật chuyên ngành trong tất cả các lĩnh vực liên quan.
Bên cạnh nội dung trên, Chủ tịch VCCI cùng còn lăn tăn khi dự thảo Luật Doanh nghiệp rút toàn bộ các quy định rất tốt về các quyền cơ bản này của doanh nghiệp.
Như quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động phân bổ vốn; quyền chủ động tìm kiếm thị trường, lựa chọn đối tác; quyền kinh doanh xuất nhập khẩu; quyền tuyển dụng, sử dụng lao động... chỉ còn giữ lại quy định về quyền rất chung là ”tự chủ kinh doanh”.
"Mà chúng ta cũng biết rất rõ rồi, ở nước khác có thể một nguyên tắc chung tối thượng về ”tự chủ kinh doanh” là quá đủ, nhưng ở nước ta mà quyền chung chung thế này tức là chả có quyền gì cả, doanh nghiệp đâu có thể bê cái quyền này đi mà kêu mà trình với ai được", ông Lộc nói.
Đại biểu Lộc đề nghị ban soạn thảo thiết lập lại quy định đầy đủ về các quyền kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp như hiện nay đang có.
Cũng đăng đàn cả hai phiên sáng và chiều là đại biểu Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.
Nhìn nhận quy định doanh nghiệp có quyền tự chủ hơn về con dấu tại dự thảo luật là quy định mới, song đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng con dấu doanh nghiệp là vấn đề hết sức phức tạp và có rất nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng.
Dự thảo lần này cần có các quy định cụ thể để giải quyết các vướng mắc đã tồn tại, điển hình là vấn đề giá trị pháp lý của giao dịch, hợp đồng do doanh nghiệp ký kết khi không có con dấu, đại biểu Đồng góp ý.
Câu hỏi cần có lời giải, theo vị đại biểu này là nếu như một doanh nghiệp ký kết hợp đồng có người đại diện đủ thẩm quyền ký kết, nhưng không đóng dấu thì có làm phát sinh giao dịch cho doanh nghiệp đó không? Hoặc ngược lại, có con dấu đóng trên các văn bản của doanh nghiệp nhưng người ký không đúng thẩm quyền?
Theo dự thảo luật, con dấu do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý, tuy nhiên với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì việc quản lý được quy định thế nào?
Trường hợp có sự tranh chấp, lạm quyền của một người đại diện theo pháp luật thì các người đại diện theo pháp luật khác có quyền chủ động yêu cầu chuyển giao việc quản lý con dấu hay không, đại biểu Đồng đặt vấn đề.