Rủi ro xuất khẩu lao động sang Slovakia
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng Slovakia là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Bình quân thu nhập của lao động Slovakia chỉ đạt khoảng 17.000 USD/năm, chưa bằng một nửa mức trung bình của các nước EU, nhưng với nhiều lao động Việt Nam thì vẫn là niềm ao ước.
Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Phó cục truởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Slovakia là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Cơ hội lớn...
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, sau khi gia nhập khối EU, Slovakia là nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong các nước thành viên mới, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tăng mạnh (năm 2005 đạt 2,5 tỷ Euro, năm 2007 là 12 tỷ Euro).
Khi kinh tế phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về lao động ở đất nước này cũng tăng mạnh. Báo cáo của Bộ Lao động Slovakia cho thấy, với dân số hơn 5 triệu người, trong đó chỉ có khoảng 2,2 triệu lao động, Slovakia không thể đáp ứng được nguồn nhân lực cho sự tăng trưởng kinh tế này.
Ông Nguyễn Đức Khánh, Giám đốc Công ty Constrexim - TM, một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa lao động sang thị trường này, cho biết, việc gia nhập EU, với chính sách di cư tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng lao động tại đây.
Thực tế, so với nhiều nước trong khu vực, chế độ an sinh xã hội của Slovakia chưa đáp ứng được tiêu chuẩn EU. Cụ thể, thu nhập bình quân của Slovakia chưa cao bằng các nước trong khu vực, vì thế, nhiều lao động sở tại đã di chuyển sang các nước có thu nhập cao hơn như Italia, Áo, Đức, Anh…làm việc.
Cũng theo ông Khánh, nhiều doanh nghiệp tại Slovakia không hài lòng về chất lượng lao động sở tại, đặc biệt là với những công việc nặng nhọc như xây dựng, cơ khí, chế tạo… Vì thế, các nhà máy cơ khí lớn của Slovakia nói chung đang cần nguồn lao động nhập cư, với nhu cầu hàng trăm lao động trong lĩnh vực cơ khí như hàn, cắt gọt kim loại, tiện và công nhân xây dựng.
Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không, đối tựợng lao động mà Slovakia cần chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, rất phù hợp với Việt Nam.
Hiện, Slovakia đang tiếp nhận lao động nước ngoài chủ yếu từ các nước Đông Âu chưa phải là thành viên EU như Rumania, Ucraina, Bulgari… Tuy nhiên, lao động các nước nói trên chưa đáp ứng được những yêu cầu của giới chủ như: số lượng chưa ổn định, hay nảy sinh các vấn đề xã hội.
Ngoài ra, thủ tục xin visa cho lao động sang Slovakia không quá khó khăn như một số thị trường trong khu vực Đông Âu. “Chúng tôi vẫn có thể xin được visa cho lao động sang thị trường này”, bà Vân khẳng định.
...nhưng cũng lắm rủi ro
Mặc dù Slovakia rất thiếu và có nhu cầu sử dụng lao động nhập cư lớn, song theo ông Đào Công Hải, Phó cục truởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp khai thác.
Khác với thị trường Séc, Slovakia dễ xin thị thực nhập cảnh hơn, nhưng vấn đề cạnh tranh không lành mạnh cũng đã ít nhiều xuất hiện tại thị trường này.
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc cạnh tranh nội bộ giữa các công ty Việt Nam, đã có một số tổ chức và cá nhân thông qua con đường không chính thức đưa lao động sang Slovakia khiến cho những công ty cung ứng chính thức gặp không ít khó khăn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn bị đối tác là các doanh nghiệp môi giới nước sở tại lừa gây thiệt hại về kinh tế cho lao động cũng như bản thân doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý lao động cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp. Nguyên do là Slovakia nằm giữa trung tâm châu Âu, là nơi trung chuyển lao động sang các nước láng giềng, cộng với chính sách di cư tự do trong EU khiến nguy cơ lao động phá hợp đồng để trốn sang nước khác làm việc bất hợp pháp với thu nhập cao hơn là rất lớn.
Để hạn chế tình trạng trên, theo ông Khánh, Giám đốc Constrexim – TM, hợp đồng đưa lao động sang Slovakia làm việc phải được thảo một cách chặt chẽ, trong đó cần có những quy định ràng buộc về kinh tế cũng như ý thức dành cho người lao động.
Ngoài ra, ông Khánh cho rằng doanh nghiệp cũng không nên tuyển nhiều lao động cùng lúc. Thủ tục nhập cảnh vào nước này khá phức tạp, phải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian, nếu làm với đơn hàng lớn, thời gian bị kéo dài, gây tâm lý hoang mang cho lao động.
Một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động cũng cho rằng, so với nhiều thị trường trong khu vực, Slovakia chỉ là "chiếc bánh nhỏ bé", nếu doanh nghiệp "đổ xô" vào khai thác sẽ phát sinh nhiều tiêu cực.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, khi “làm ăn” với đối tác Slovakia, để tránh gặp rủi ro, các doanh nghiệp khai thác thị trường này cũng cần tìm kiếm hợp đồng theo kênh thông tin chính thức, tốt nhất là qua Đại sứ quán Việt Nam tại Áo kiêm nhiệm Slovakia.
Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Phó cục truởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Slovakia là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Cơ hội lớn...
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, sau khi gia nhập khối EU, Slovakia là nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong các nước thành viên mới, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tăng mạnh (năm 2005 đạt 2,5 tỷ Euro, năm 2007 là 12 tỷ Euro).
Khi kinh tế phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về lao động ở đất nước này cũng tăng mạnh. Báo cáo của Bộ Lao động Slovakia cho thấy, với dân số hơn 5 triệu người, trong đó chỉ có khoảng 2,2 triệu lao động, Slovakia không thể đáp ứng được nguồn nhân lực cho sự tăng trưởng kinh tế này.
Ông Nguyễn Đức Khánh, Giám đốc Công ty Constrexim - TM, một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa lao động sang thị trường này, cho biết, việc gia nhập EU, với chính sách di cư tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng lao động tại đây.
Thực tế, so với nhiều nước trong khu vực, chế độ an sinh xã hội của Slovakia chưa đáp ứng được tiêu chuẩn EU. Cụ thể, thu nhập bình quân của Slovakia chưa cao bằng các nước trong khu vực, vì thế, nhiều lao động sở tại đã di chuyển sang các nước có thu nhập cao hơn như Italia, Áo, Đức, Anh…làm việc.
Cũng theo ông Khánh, nhiều doanh nghiệp tại Slovakia không hài lòng về chất lượng lao động sở tại, đặc biệt là với những công việc nặng nhọc như xây dựng, cơ khí, chế tạo… Vì thế, các nhà máy cơ khí lớn của Slovakia nói chung đang cần nguồn lao động nhập cư, với nhu cầu hàng trăm lao động trong lĩnh vực cơ khí như hàn, cắt gọt kim loại, tiện và công nhân xây dựng.
Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không, đối tựợng lao động mà Slovakia cần chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, rất phù hợp với Việt Nam.
Hiện, Slovakia đang tiếp nhận lao động nước ngoài chủ yếu từ các nước Đông Âu chưa phải là thành viên EU như Rumania, Ucraina, Bulgari… Tuy nhiên, lao động các nước nói trên chưa đáp ứng được những yêu cầu của giới chủ như: số lượng chưa ổn định, hay nảy sinh các vấn đề xã hội.
Ngoài ra, thủ tục xin visa cho lao động sang Slovakia không quá khó khăn như một số thị trường trong khu vực Đông Âu. “Chúng tôi vẫn có thể xin được visa cho lao động sang thị trường này”, bà Vân khẳng định.
...nhưng cũng lắm rủi ro
Mặc dù Slovakia rất thiếu và có nhu cầu sử dụng lao động nhập cư lớn, song theo ông Đào Công Hải, Phó cục truởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đây là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp khai thác.
Khác với thị trường Séc, Slovakia dễ xin thị thực nhập cảnh hơn, nhưng vấn đề cạnh tranh không lành mạnh cũng đã ít nhiều xuất hiện tại thị trường này.
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc cạnh tranh nội bộ giữa các công ty Việt Nam, đã có một số tổ chức và cá nhân thông qua con đường không chính thức đưa lao động sang Slovakia khiến cho những công ty cung ứng chính thức gặp không ít khó khăn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn bị đối tác là các doanh nghiệp môi giới nước sở tại lừa gây thiệt hại về kinh tế cho lao động cũng như bản thân doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý lao động cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp. Nguyên do là Slovakia nằm giữa trung tâm châu Âu, là nơi trung chuyển lao động sang các nước láng giềng, cộng với chính sách di cư tự do trong EU khiến nguy cơ lao động phá hợp đồng để trốn sang nước khác làm việc bất hợp pháp với thu nhập cao hơn là rất lớn.
Để hạn chế tình trạng trên, theo ông Khánh, Giám đốc Constrexim – TM, hợp đồng đưa lao động sang Slovakia làm việc phải được thảo một cách chặt chẽ, trong đó cần có những quy định ràng buộc về kinh tế cũng như ý thức dành cho người lao động.
Ngoài ra, ông Khánh cho rằng doanh nghiệp cũng không nên tuyển nhiều lao động cùng lúc. Thủ tục nhập cảnh vào nước này khá phức tạp, phải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian, nếu làm với đơn hàng lớn, thời gian bị kéo dài, gây tâm lý hoang mang cho lao động.
Một cán bộ Hiệp hội Xuất khẩu lao động cũng cho rằng, so với nhiều thị trường trong khu vực, Slovakia chỉ là "chiếc bánh nhỏ bé", nếu doanh nghiệp "đổ xô" vào khai thác sẽ phát sinh nhiều tiêu cực.
Ông cũng nhấn mạnh rằng, khi “làm ăn” với đối tác Slovakia, để tránh gặp rủi ro, các doanh nghiệp khai thác thị trường này cũng cần tìm kiếm hợp đồng theo kênh thông tin chính thức, tốt nhất là qua Đại sứ quán Việt Nam tại Áo kiêm nhiệm Slovakia.