Sắc đỏ phủ vây chứng khoán châu Á
Chuỗi tăng điểm 6 phiên của chứng khoán châu Á đã kết thúc hôm nay, khi nỗi lo về tăng trưởng kéo thị trường sụt mạnh
Chuỗi tăng điểm 6 phiên của chứng khoán châu Á đã kết thúc vào ngày hôm nay, khi nỗi lo về tăng trưởng và đồng Yên mạnh kéo thị trường khu vực sụt mạnh. Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn, đặc biệt là của Nhật Bản, là đối tượng “chịu trận” nhiều nhất trong phiên này.
Lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã sụt 1,4% so với mức đóng cửa của phiên trước, còn 118,5 điểm. Phiên giảm điểm mạnh đêm trước tại thị trường Phố Wall đã tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư tại thị trường châu Á phiên này, khiến xu thế giảm điểm đeo bám ngay từ đầu ngày.
Hôm nay, thị trường khu vực không đón nhận thông tin vĩ mô đáng chú ý nào được công bố. Tuy nhiên, một loạt dữ liệu kém khả quan về kinh tế Mỹ, thị trường quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp châu Á, phát đi đêm hôm qua đã đủ để tạo ra một phiên đổ dốc của tất cả các hàn thử biểu chủ chốt.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 14/8, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ bất ngờ tăng 12.000, lên 500.000 người, cao nhất trong 9 tháng. Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia công bố chỉ số kinh tế xuống -7,7 điểm trong tháng 8/2010, ngược hẳn với dự báo tăng 7,5 điểm. Thêm vào đó, theo Conference Board, chỉ số triển vọng kinh tế tương lai chỉ tăng có 0,1% trong tháng 7, thấp hơn mức dự báo 0,2%, cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp.
Một “cú bồi” khác đối với chứng khoán Nhật hôm nay đến từ đồng Yên mạnh, dù sức mạnh của đồng nội tệ vẫn luôn nỗi kinh hoàng của các nhà xuất khẩu và giới đầu tư chứng khoán ở nước này. Tỷ giá Yên/Euro hôm nay đã lên mức cao nhất trong 7 tuần, tỷ giá Yên/USD cũng tăng nhẹ so với hôm trước.
“Giới đầu tư toàn cầu đều đang chung tâm trạng bi quan. Nhu cầu thị trường đang giảm khắp thế giới, mà kinh tế khó có thể phục hồi mạnh nếu nhu cầu không tăng”, nhà quản lý quỹ Hisakazu Amano thuộc công ty T&D Asset Management ở Tokyo phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 2%, dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường châu Á hôm nay. Hàn thử biểu S&P/ASX 200 của Australia mất 1,1%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,2%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,6%... Chứng khoán Trung Quốc đại lục mất điểm khá mạnh, với chỉ số Shanghai Composite sụt 1,7% sau khi xuất hiện những tin đồn cho rằng, tình hình lạm phát tăng sẽ khiến các nhà chức trách nước này trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của hãng điện tử Sharp giảm 2,7%, trở thành một trong những cổ phiếu mất giá nặng nề nhất tại châu Á phiên hôm nay. Giới đầu tư ồ ạt bán ra cổ phiếu Sharp sau khi hãng này cho biết sẽ cắt giảm sản lượng màn hình tinh thể lỏng do sự sa sút của nhu cầu.
Một loạt cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn khác của Nhật cũng giảm mạnh, như cổ phiếu Sony mất 2,7%, cổ phiếu Panasonic trượt 1,8%...
Phiên hôm nay là phiên mất điểm mạnh nhất của chứng khoán châu Á kể từ ngày 12/8 trở lại đây. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, chỉ số này hiện đã tăng nhẹ.
Lúc 16h chiều nay theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã sụt 1,4% so với mức đóng cửa của phiên trước, còn 118,5 điểm. Phiên giảm điểm mạnh đêm trước tại thị trường Phố Wall đã tác động tiêu cực tới tâm lý của giới đầu tư tại thị trường châu Á phiên này, khiến xu thế giảm điểm đeo bám ngay từ đầu ngày.
Hôm nay, thị trường khu vực không đón nhận thông tin vĩ mô đáng chú ý nào được công bố. Tuy nhiên, một loạt dữ liệu kém khả quan về kinh tế Mỹ, thị trường quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp châu Á, phát đi đêm hôm qua đã đủ để tạo ra một phiên đổ dốc của tất cả các hàn thử biểu chủ chốt.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 14/8, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ bất ngờ tăng 12.000, lên 500.000 người, cao nhất trong 9 tháng. Cục Dự trữ Liên bang tại Philadelphia công bố chỉ số kinh tế xuống -7,7 điểm trong tháng 8/2010, ngược hẳn với dự báo tăng 7,5 điểm. Thêm vào đó, theo Conference Board, chỉ số triển vọng kinh tế tương lai chỉ tăng có 0,1% trong tháng 7, thấp hơn mức dự báo 0,2%, cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp.
Một “cú bồi” khác đối với chứng khoán Nhật hôm nay đến từ đồng Yên mạnh, dù sức mạnh của đồng nội tệ vẫn luôn nỗi kinh hoàng của các nhà xuất khẩu và giới đầu tư chứng khoán ở nước này. Tỷ giá Yên/Euro hôm nay đã lên mức cao nhất trong 7 tuần, tỷ giá Yên/USD cũng tăng nhẹ so với hôm trước.
“Giới đầu tư toàn cầu đều đang chung tâm trạng bi quan. Nhu cầu thị trường đang giảm khắp thế giới, mà kinh tế khó có thể phục hồi mạnh nếu nhu cầu không tăng”, nhà quản lý quỹ Hisakazu Amano thuộc công ty T&D Asset Management ở Tokyo phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 2%, dẫn đầu sự giảm điểm của toàn thị trường châu Á hôm nay. Hàn thử biểu S&P/ASX 200 của Australia mất 1,1%, Kospi của Hàn Quốc trượt 0,2%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,6%... Chứng khoán Trung Quốc đại lục mất điểm khá mạnh, với chỉ số Shanghai Composite sụt 1,7% sau khi xuất hiện những tin đồn cho rằng, tình hình lạm phát tăng sẽ khiến các nhà chức trách nước này trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tại thị trường Tokyo, cổ phiếu của hãng điện tử Sharp giảm 2,7%, trở thành một trong những cổ phiếu mất giá nặng nề nhất tại châu Á phiên hôm nay. Giới đầu tư ồ ạt bán ra cổ phiếu Sharp sau khi hãng này cho biết sẽ cắt giảm sản lượng màn hình tinh thể lỏng do sự sa sút của nhu cầu.
Một loạt cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn khác của Nhật cũng giảm mạnh, như cổ phiếu Sony mất 2,7%, cổ phiếu Panasonic trượt 1,8%...
Phiên hôm nay là phiên mất điểm mạnh nhất của chứng khoán châu Á kể từ ngày 12/8 trở lại đây. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, chỉ số này hiện đã tăng nhẹ.