Sài Gòn phố nào hàng nấy
Người ta thường nhận biết những khu phố chuyên doanh của Sài Gòn qua màu sắc âm thanh và mùi vị
Ai đã từng đặt chân đến Sài Gòn, hẳn không thể quên một Sài Gòn nườm nượp người và xe, một Sài Gòn trải qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông không phải trong 1 năm mà chỉ trong 1 ngày, và Sài Gòn với những con phố chuyên doanh một loại hàng hoá.
Đây cũng chính là nét riêng của thành phố này mà dường như ai đã từng một lần đặt chân đến đây cũng đều muốn khám phá. Người ta thường nhận biết những khu phố chuyên doanh của Sài Gòn qua màu sắc âm thanh và mùi vị, tất cả góp phần tạo nên một Sài Gòn sống động.
Phố cà phê, thời trang... đến phố tranh, đồ cổ
Từ đường Trần Cao Vân (quận 1) chỉ 5 phút đi bộ là khách bộ hành thấy mình đang lạc giữa phố cà phê rực rỡ nhất Sài Gòn. Con phố này nằm ngay vòng xoay Hồ con Rùa hay còn gọi là "công trường quốc tế". Điểm lợi thế là ở đây có vòi phun nước ở hồ phả lên dịu mát, những hàng cây sao lâu năm tỏa râm tán cây che đi cái nắng khắc nghiệt của Sài Gòn.
Thử đi một vòng có thể thấy khoảng 20 quán cà phê chưa kể những quán lề đường. Điều đặc biệt là khu này tập trung những quán cà phê nổi tiếng nhất Sài Gòn như Window, Miss Sài Gòn, Papa...
Hay phố thời trang, bởi Sài Gòn là nơi phát kiến những bộ trang phục đạt giải cao trong những cuộc thi quốc tế, là nơi những người dân ăn mặc những bộ quần áo đắt tiền cả hàng chục triệu đồng, sang trọng, model nhất và cũng là nơi người dân có thể ăn mặc những mốt không giống ai.
Sài Gòn có nhiều con đường bán áo quần thời trang như: Cách mạng tháng 8. Trần Huy Liệu, Trần Quang Diệu, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng nhưng đáng kể nhất là phố thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 1). Gần 200 cửa hiệu thời trang từ hàng hiệu nước ngoài giá mấy triệu đồng một cái áo cho đến hàng hiệu Việt Nam vài trăm ngàn đồng và cửa hàng bán đồ giá rất bình dân.
Phố giày đường Nguyễn Đình Chiều với những cửa hiệu giày thời trang nổi tiếng của Việt Nam như T&T, Vina Giày, Hồng Thạnh, Hạnh Dung, Hồng Anh... và các cửa hiệu giày ngoại của Ý, Pháp, Anh...
Nếu muốn ngắm những bức tranh của những danh hoạ nổi tiếng trên thế giới như danh họa Picasso, Leonardo da Vinci, Van Gogh hay Từ Bạch Thạch, Từ Phi Hang... và các bức tranh danh họa trong nước như Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái..., không thể không đến đường Trần Phú (quận 5) và một đoạn phố khá dài nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), đây là 2 con đường bán tranh sao chép nổi tiếng ở Sài Gòn.
Nếu như muốn mua tranh, có lẽ không ở đâu khách hàng lại chọn được những bức tranh vẽ giống như thật như tranh ở đây, một bức tranh chép chỉ có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng theo chất liệu và thể loại. Khách hàng cũng có thể chọn loại tranh theo ý thích của mình từ tranh sơn nước, sơn dầu cho đến tranh thêu, tuy giá thành không cao song theo những hoạ sỹ ở đây thì một bức tranh sơn nước có độ bền tới 60, 70 năm.
Còn phố đàn Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) là một trong những con phố mới được thành lập, tuy mới xuất hiện song nếu muốn mua bất kỳ loại nhạc cụ nào, người ta có thể tìm thấy tại đây.
Sau năm 1975, thì phố cá cảnh nằm trên đường Nguyễn Thông (quận 3) cũng mới chỉ hình thành nhưng lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Chủ một hàng bán cá cảnh cho biết: “Khu phố này kinh doanh nghề cá cảnh đã gần 20 năm, kinh doanh tất cả các loại về cá kiểng và hải sản theo nhu cầu của khách tìm thiết yếu để nuôi cá người ta tìm đến phố Nguyễn Thông không những người dân Tp.HCM và các tỉnh lân cận cho đến nước ngoài, cứ truy cập lên mạng là người ta biết đường Nguyễn Thông là phố bán đầu đủ về thiêt bị, thức ăn và cá kiềng các loại hiện nay ở Sài Gòn cũng nhiều chỗ bán cá kiểng nhưng Nguyễn Thông là một khu phố bán giá sỹ hơn, rẻ hơn và các đủ loại hơn”.
Muốn chọn một món hàng cổ hay giả cổ, mời bạn đến phố cổ Nguyễn Công Kiều (quận 1). Đường Nguyễn Công Kiều chỉ dài khoảng 200 m với khoảng 40 hộ có những gian hàng bán đồ cổ và giả cổ. Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và đường 3 tháng 2 (quận 10), có một đoạn dài khoảng 200 m được gọi là "phố vui", bởi con đường này là địa chỉ quen thuộc mà những đôi uyên ương thường tìm đến trong những ngày trọng đại nhất của cuộc đời họ, bởi đây chính là nơi cung cấp những thứ không thể thiếu trong ngày cưới như mâm quả, cổng hoa, thiệp cưới cho đến áo cưới, dịch vụ chụp hình, xe cô dâu, chú rể...
Phố với các gam màu đỏ, vàng
Về hướng Chợ Lớn (quận 6) đầu tiên là con đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), trước kia con đường này có tên là đường Khổng Tử, màu đỏ rực chen lấn những kim tuyến của những món hàng, khiến người ta nhận ra ngay đây là khu phố của người Hoa, khu phố này cũng là nơi tập trung bán nhiều nhất các món đồ trang trí trong ngày lễ, Tết, nổi bật hơn cả là những đèn treo, câu đối, hình 12 con giáp, phong bao lì xì... đến đây trong những ngay cận Tết, người ta như ngập chìm trong sắc đỏ.
Bà Tú Kim, chuyên bán đồ trang trí ngày lễ, Tết trên đường này cho biết: “Con phố này thành lập từ khi có Chợ Lớn, đã đi sâu vào lòng người dân Sài Gòn lâu rồi, nơi đây tập trung bán tất cả những đồ trang trí về đám cưới, về đám tiệc. Mặt hàng ở đây đa dạng lắm, bởi vì theo mùa, quanh năm suốt tháng cứ mùa gì thì bán mặt hàng ấy, như mùa Giáng sinh thì có hàng cây thông với lại đồ trang trí cây thông. Riêng hàng hoá ở đây là một khu phố chợ bán sỉ, thành ra cung cấp các nơi từ các tỉnh ở miền Đông đến miền Tây, đến Hải Phòng và Hà Nội, nói chung ai vào Sài Gòn đều ghé mua”.
Cũng tương tự như phố Hải Thượng Lãn Ông, gam màu đỏ, màu vàng nổi bật cũng là điểm nhận biết phố Lương Nhữ Học, con phố thuộc quận 5 này con có một cái tên khác là "phố nghệ sỹ". Sở dĩ gọi là vậy, bởi đây là nơi duy nhất bán mũ áo, xiêm y cung đình, ngũ lộc, đầu lân... phục vụ cho sân khấu tuồng và cải lương.
Không chỉ vậy, đến đây người ta còn tìm được những món đồ phục vụ cho lễ hội, từ áo bà tiên, áo bà chúa cho đến những vật dụng cần thiết trong các vụ lễ hội, cũng bởi vậy mà phố Lưỡng Như Học dường như đã quá quen thuộc với người dân Sài Gòn.
Ông Dìn Tài, sống ở đây và đã làm nghề này qua ba đời cho biết: “Khu phố này từ xưa đến giờ chuyên bán đầu lân và các loại mặt hàng khác y phục cho các buổi lễ cúng tế, đầu lân. Ở đây làm chắc không chỗ nào hơn, khách hàng từ các nước trên thế giới đều biết khu này có bán đầu lân. Họ thường xuyên đến đặt hàng mua đem về nước của họ”.
Đến dãy phố của mùi vị, âm thanh đặc trưng
Phố phường ở Sài Gòn không chỉ được nhận qua sắc màu, mà người ta còn có thể nhận biết qua nét đặc trưng từ mùi vị, chẳng hạn có kể ra đây mùi thơm thịt vịt, heo quay của phố Tạ Uyên, Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), hay mùi thơm thoang thoảng của phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông.
Đến phố thuốc bắc, người ta có thể chọn mua bất kỳ loại thuốc bắc nào như quế chi, bạch linh, tam thức, kỷ tử, đỗ trọng, đông trùng hạ thảo. Không chỉ có người Sài Gòn mà nhiều du khách quốc tế cũng đến đây để cất thuốc mang về nước, không chỉ vậy các thầy thuốc người Hoa còn bắt mạch, kê đơn cho đúng phương pháp cổ truyền của họ.
Phố phường Sài Gòn còn được nhận biết qua âm thanh, có một con phố mà đứng từ xa người ta đã nghe thấy những âm thanh đặc trung không lẫn vào đâu được, đó chính là phố Lê Hồng Phong (quận 10) như được coi là trung tâm bán thú cảnh, phổ biến nhất ở đây là những con vật trưng nuôi trong nhà như chó mèo, chim, thỏ chuột...
Bà Thu Hồng, chuyên bán thú ở đây cho biết: “Đến đây người ta có thể tìm cho mình được những chú chó dễ thương với đủ loại khác nhau như chó mặt khỉ, bẹc-giê, phóng, chó Phú Quốc, chó Nhật lai...”. Khu phố Lê Hồng Phong cũng là nơi chuyên cung cấp thức ăn , chuồng nuôi và các mặt hàng phục vụ cho việc chăm sóc thú cảnh.
Phố kinh doanh là một nét văn hoá của người Việt, cũng như ở Hà Nội có các phố cổ chuyên kinh doanh một mặt hàng như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc..., thì Sài Gòn cũng có những con phố tương đương vậy. Có thể nói phố chuyên doanh là một phần diện mạo lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn trước và Tp.HCM hiện tại.
Chúng gắn liền với bao thăng trầm, biến động của mảnh đất và con người nơi đây, làm những ai đã từng đặt chân đến Sài Gòn đều háo hức muốn tìm hiểu không chỉ về một Sài Gòn phồn hoa, một Sài Gòn năng động mà còn về một Sài Gòn lắng đọng qua từng con phố.
Đây cũng chính là nét riêng của thành phố này mà dường như ai đã từng một lần đặt chân đến đây cũng đều muốn khám phá. Người ta thường nhận biết những khu phố chuyên doanh của Sài Gòn qua màu sắc âm thanh và mùi vị, tất cả góp phần tạo nên một Sài Gòn sống động.
Phố cà phê, thời trang... đến phố tranh, đồ cổ
Từ đường Trần Cao Vân (quận 1) chỉ 5 phút đi bộ là khách bộ hành thấy mình đang lạc giữa phố cà phê rực rỡ nhất Sài Gòn. Con phố này nằm ngay vòng xoay Hồ con Rùa hay còn gọi là "công trường quốc tế". Điểm lợi thế là ở đây có vòi phun nước ở hồ phả lên dịu mát, những hàng cây sao lâu năm tỏa râm tán cây che đi cái nắng khắc nghiệt của Sài Gòn.
Thử đi một vòng có thể thấy khoảng 20 quán cà phê chưa kể những quán lề đường. Điều đặc biệt là khu này tập trung những quán cà phê nổi tiếng nhất Sài Gòn như Window, Miss Sài Gòn, Papa...
Hay phố thời trang, bởi Sài Gòn là nơi phát kiến những bộ trang phục đạt giải cao trong những cuộc thi quốc tế, là nơi những người dân ăn mặc những bộ quần áo đắt tiền cả hàng chục triệu đồng, sang trọng, model nhất và cũng là nơi người dân có thể ăn mặc những mốt không giống ai.
Sài Gòn có nhiều con đường bán áo quần thời trang như: Cách mạng tháng 8. Trần Huy Liệu, Trần Quang Diệu, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng nhưng đáng kể nhất là phố thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 1). Gần 200 cửa hiệu thời trang từ hàng hiệu nước ngoài giá mấy triệu đồng một cái áo cho đến hàng hiệu Việt Nam vài trăm ngàn đồng và cửa hàng bán đồ giá rất bình dân.
Phố giày đường Nguyễn Đình Chiều với những cửa hiệu giày thời trang nổi tiếng của Việt Nam như T&T, Vina Giày, Hồng Thạnh, Hạnh Dung, Hồng Anh... và các cửa hiệu giày ngoại của Ý, Pháp, Anh...
Nếu muốn ngắm những bức tranh của những danh hoạ nổi tiếng trên thế giới như danh họa Picasso, Leonardo da Vinci, Van Gogh hay Từ Bạch Thạch, Từ Phi Hang... và các bức tranh danh họa trong nước như Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái..., không thể không đến đường Trần Phú (quận 5) và một đoạn phố khá dài nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), đây là 2 con đường bán tranh sao chép nổi tiếng ở Sài Gòn.
Nếu như muốn mua tranh, có lẽ không ở đâu khách hàng lại chọn được những bức tranh vẽ giống như thật như tranh ở đây, một bức tranh chép chỉ có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng theo chất liệu và thể loại. Khách hàng cũng có thể chọn loại tranh theo ý thích của mình từ tranh sơn nước, sơn dầu cho đến tranh thêu, tuy giá thành không cao song theo những hoạ sỹ ở đây thì một bức tranh sơn nước có độ bền tới 60, 70 năm.
Còn phố đàn Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) là một trong những con phố mới được thành lập, tuy mới xuất hiện song nếu muốn mua bất kỳ loại nhạc cụ nào, người ta có thể tìm thấy tại đây.
Sau năm 1975, thì phố cá cảnh nằm trên đường Nguyễn Thông (quận 3) cũng mới chỉ hình thành nhưng lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Chủ một hàng bán cá cảnh cho biết: “Khu phố này kinh doanh nghề cá cảnh đã gần 20 năm, kinh doanh tất cả các loại về cá kiểng và hải sản theo nhu cầu của khách tìm thiết yếu để nuôi cá người ta tìm đến phố Nguyễn Thông không những người dân Tp.HCM và các tỉnh lân cận cho đến nước ngoài, cứ truy cập lên mạng là người ta biết đường Nguyễn Thông là phố bán đầu đủ về thiêt bị, thức ăn và cá kiềng các loại hiện nay ở Sài Gòn cũng nhiều chỗ bán cá kiểng nhưng Nguyễn Thông là một khu phố bán giá sỹ hơn, rẻ hơn và các đủ loại hơn”.
Muốn chọn một món hàng cổ hay giả cổ, mời bạn đến phố cổ Nguyễn Công Kiều (quận 1). Đường Nguyễn Công Kiều chỉ dài khoảng 200 m với khoảng 40 hộ có những gian hàng bán đồ cổ và giả cổ. Trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 và đường 3 tháng 2 (quận 10), có một đoạn dài khoảng 200 m được gọi là "phố vui", bởi con đường này là địa chỉ quen thuộc mà những đôi uyên ương thường tìm đến trong những ngày trọng đại nhất của cuộc đời họ, bởi đây chính là nơi cung cấp những thứ không thể thiếu trong ngày cưới như mâm quả, cổng hoa, thiệp cưới cho đến áo cưới, dịch vụ chụp hình, xe cô dâu, chú rể...
Phố với các gam màu đỏ, vàng
Về hướng Chợ Lớn (quận 6) đầu tiên là con đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), trước kia con đường này có tên là đường Khổng Tử, màu đỏ rực chen lấn những kim tuyến của những món hàng, khiến người ta nhận ra ngay đây là khu phố của người Hoa, khu phố này cũng là nơi tập trung bán nhiều nhất các món đồ trang trí trong ngày lễ, Tết, nổi bật hơn cả là những đèn treo, câu đối, hình 12 con giáp, phong bao lì xì... đến đây trong những ngay cận Tết, người ta như ngập chìm trong sắc đỏ.
Bà Tú Kim, chuyên bán đồ trang trí ngày lễ, Tết trên đường này cho biết: “Con phố này thành lập từ khi có Chợ Lớn, đã đi sâu vào lòng người dân Sài Gòn lâu rồi, nơi đây tập trung bán tất cả những đồ trang trí về đám cưới, về đám tiệc. Mặt hàng ở đây đa dạng lắm, bởi vì theo mùa, quanh năm suốt tháng cứ mùa gì thì bán mặt hàng ấy, như mùa Giáng sinh thì có hàng cây thông với lại đồ trang trí cây thông. Riêng hàng hoá ở đây là một khu phố chợ bán sỉ, thành ra cung cấp các nơi từ các tỉnh ở miền Đông đến miền Tây, đến Hải Phòng và Hà Nội, nói chung ai vào Sài Gòn đều ghé mua”.
Cũng tương tự như phố Hải Thượng Lãn Ông, gam màu đỏ, màu vàng nổi bật cũng là điểm nhận biết phố Lương Nhữ Học, con phố thuộc quận 5 này con có một cái tên khác là "phố nghệ sỹ". Sở dĩ gọi là vậy, bởi đây là nơi duy nhất bán mũ áo, xiêm y cung đình, ngũ lộc, đầu lân... phục vụ cho sân khấu tuồng và cải lương.
Không chỉ vậy, đến đây người ta còn tìm được những món đồ phục vụ cho lễ hội, từ áo bà tiên, áo bà chúa cho đến những vật dụng cần thiết trong các vụ lễ hội, cũng bởi vậy mà phố Lưỡng Như Học dường như đã quá quen thuộc với người dân Sài Gòn.
Ông Dìn Tài, sống ở đây và đã làm nghề này qua ba đời cho biết: “Khu phố này từ xưa đến giờ chuyên bán đầu lân và các loại mặt hàng khác y phục cho các buổi lễ cúng tế, đầu lân. Ở đây làm chắc không chỗ nào hơn, khách hàng từ các nước trên thế giới đều biết khu này có bán đầu lân. Họ thường xuyên đến đặt hàng mua đem về nước của họ”.
Đến dãy phố của mùi vị, âm thanh đặc trưng
Phố phường ở Sài Gòn không chỉ được nhận qua sắc màu, mà người ta còn có thể nhận biết qua nét đặc trưng từ mùi vị, chẳng hạn có kể ra đây mùi thơm thịt vịt, heo quay của phố Tạ Uyên, Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), hay mùi thơm thoang thoảng của phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông.
Đến phố thuốc bắc, người ta có thể chọn mua bất kỳ loại thuốc bắc nào như quế chi, bạch linh, tam thức, kỷ tử, đỗ trọng, đông trùng hạ thảo. Không chỉ có người Sài Gòn mà nhiều du khách quốc tế cũng đến đây để cất thuốc mang về nước, không chỉ vậy các thầy thuốc người Hoa còn bắt mạch, kê đơn cho đúng phương pháp cổ truyền của họ.
Phố phường Sài Gòn còn được nhận biết qua âm thanh, có một con phố mà đứng từ xa người ta đã nghe thấy những âm thanh đặc trung không lẫn vào đâu được, đó chính là phố Lê Hồng Phong (quận 10) như được coi là trung tâm bán thú cảnh, phổ biến nhất ở đây là những con vật trưng nuôi trong nhà như chó mèo, chim, thỏ chuột...
Bà Thu Hồng, chuyên bán thú ở đây cho biết: “Đến đây người ta có thể tìm cho mình được những chú chó dễ thương với đủ loại khác nhau như chó mặt khỉ, bẹc-giê, phóng, chó Phú Quốc, chó Nhật lai...”. Khu phố Lê Hồng Phong cũng là nơi chuyên cung cấp thức ăn , chuồng nuôi và các mặt hàng phục vụ cho việc chăm sóc thú cảnh.
Phố kinh doanh là một nét văn hoá của người Việt, cũng như ở Hà Nội có các phố cổ chuyên kinh doanh một mặt hàng như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc..., thì Sài Gòn cũng có những con phố tương đương vậy. Có thể nói phố chuyên doanh là một phần diện mạo lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn trước và Tp.HCM hiện tại.
Chúng gắn liền với bao thăng trầm, biến động của mảnh đất và con người nơi đây, làm những ai đã từng đặt chân đến Sài Gòn đều háo hức muốn tìm hiểu không chỉ về một Sài Gòn phồn hoa, một Sài Gòn năng động mà còn về một Sài Gòn lắng đọng qua từng con phố.