“Sai phạm, thiếu sót của VCCI chưa đến mức phải kỷ luật”
Thanh tra Chính phủ lý giải vì sao không kiến nghị xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo VCCI vì đã để xảy ra một số sai phạm
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Đó là khẳng định của Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng về kết quả thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa được cơ quan này công bố.
Trả lời câu hỏi của báo giới về một số nội dung trong kết luận thanh tra tại VCCI chưa được làm rõ, Phó tổng thanh tra Trần Đức Lượng cho hay, quá trình thanh tra VCCI cơ quan này đã gặp khá nhiều khó khăn vì đây là lần đầu tiên tiến hành thanh tra một tổ chức phi lợi nhuận, phi Chính phủ và tự chủ về tài chính.
Ngay cả trong cơ chế tài chính hoạt động của VCCI cũng có một phần là tiền ngân sách nhà nước cấp để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại…Do đó đoàn thanh tra đã có lúng túng nhất định khi thanh tra tại VCCI.
Ngay cả doanh nghiệp mà VCCI hợp tác để xây dựng toà nhà trụ sở cũng khá phức tạp vì người đại diện của doanh nghiệp này là một vị Phó tổng thư ký của VCCI.
Sau khi tham khảo ý kiến Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ mới biết được rằng, theo quy định việc hợp tác này là không vi phạm vì Phó tổng thư ký VCCI không phải là công chức hay viên chức nhà nước. Do đó, việc hợp tác này là đúng luật.
Bên cạnh đó, việc hợp tác đầu tư này cũng không gây thiệt hại gì lớn đối với VCCI cũng như cho ngân sách nhà nước, cho dù thanh tra phát hiện bản hợp đồng vẫn còn một số sơ hở, thiếu chặt chẽ.
Còn theo Hoàng Đức Vinh, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Trưởng đoàn Thanh tra tại VCCI, việc chậm ban hành kết luận thanh tra tại VCCI là do phải chờ xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Ngay cả như Bộ Công an, dù thống nhất ý kiến với kết luận thanh tra nhưng phải 3 tháng sau mới có văn bản trả lời.
Đáng chú ý, trước thắc mắc của báo giới về việc Thanh tra Chính phủ dường như đã "nhẹ tay" trong việc kiến nghị xử lý trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu VCCI, Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, cho hay trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, cơ quan này cũng đã có kiến nghị xử lý kiểm điểm các các nhân, tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, đối với các chức vụ Chủ tịch và Phó chủ tịch, Thanh tra Chính phủ nhận thấy có trách nhiệm đối với những sai phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, nên chỉ kiến nghị ở mức kiểm điểm trách nhiệm.
Cũng tại cuộc họp báo, Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho hay, những cuộc thanh tra tại các tập đoàn, tổng công ty mà Thanh tra Chính phủ đã và đang triển khai đều là các cuộc nằm trong kế hoạch. Ngay cả việc thanh tra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng là trùng hợp giữa những tiêu cực xảy ra vừa qua với kế hoạch có sẵn.
Đối với việc thanh tra tại Tổng công ty HUD, Ngân hàng Vietinbank…hiện cơ quan thanh tra đang xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo kết luận, sẽ ban hành trong quý 3/2014.
Cũng vì đang trong quá trình hoàn thiện nên kết quả bước đầu của các cuộc thanh tra này, theo Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh, là chưa thể thông tin được với báo giới để đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình thanh tra.
Đó là khẳng định của Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng về kết quả thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa được cơ quan này công bố.
Trả lời câu hỏi của báo giới về một số nội dung trong kết luận thanh tra tại VCCI chưa được làm rõ, Phó tổng thanh tra Trần Đức Lượng cho hay, quá trình thanh tra VCCI cơ quan này đã gặp khá nhiều khó khăn vì đây là lần đầu tiên tiến hành thanh tra một tổ chức phi lợi nhuận, phi Chính phủ và tự chủ về tài chính.
Ngay cả trong cơ chế tài chính hoạt động của VCCI cũng có một phần là tiền ngân sách nhà nước cấp để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại…Do đó đoàn thanh tra đã có lúng túng nhất định khi thanh tra tại VCCI.
Ngay cả doanh nghiệp mà VCCI hợp tác để xây dựng toà nhà trụ sở cũng khá phức tạp vì người đại diện của doanh nghiệp này là một vị Phó tổng thư ký của VCCI.
Sau khi tham khảo ý kiến Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ mới biết được rằng, theo quy định việc hợp tác này là không vi phạm vì Phó tổng thư ký VCCI không phải là công chức hay viên chức nhà nước. Do đó, việc hợp tác này là đúng luật.
Bên cạnh đó, việc hợp tác đầu tư này cũng không gây thiệt hại gì lớn đối với VCCI cũng như cho ngân sách nhà nước, cho dù thanh tra phát hiện bản hợp đồng vẫn còn một số sơ hở, thiếu chặt chẽ.
Còn theo Hoàng Đức Vinh, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Trưởng đoàn Thanh tra tại VCCI, việc chậm ban hành kết luận thanh tra tại VCCI là do phải chờ xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan. Ngay cả như Bộ Công an, dù thống nhất ý kiến với kết luận thanh tra nhưng phải 3 tháng sau mới có văn bản trả lời.
Đáng chú ý, trước thắc mắc của báo giới về việc Thanh tra Chính phủ dường như đã "nhẹ tay" trong việc kiến nghị xử lý trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu VCCI, Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, cho hay trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, cơ quan này cũng đã có kiến nghị xử lý kiểm điểm các các nhân, tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, đối với các chức vụ Chủ tịch và Phó chủ tịch, Thanh tra Chính phủ nhận thấy có trách nhiệm đối với những sai phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, nên chỉ kiến nghị ở mức kiểm điểm trách nhiệm.
Cũng tại cuộc họp báo, Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho hay, những cuộc thanh tra tại các tập đoàn, tổng công ty mà Thanh tra Chính phủ đã và đang triển khai đều là các cuộc nằm trong kế hoạch. Ngay cả việc thanh tra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng là trùng hợp giữa những tiêu cực xảy ra vừa qua với kế hoạch có sẵn.
Đối với việc thanh tra tại Tổng công ty HUD, Ngân hàng Vietinbank…hiện cơ quan thanh tra đang xin ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo kết luận, sẽ ban hành trong quý 3/2014.
Cũng vì đang trong quá trình hoàn thiện nên kết quả bước đầu của các cuộc thanh tra này, theo Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh, là chưa thể thông tin được với báo giới để đảm bảo tính chính xác, khách quan của quá trình thanh tra.