Thanh tra Chính phủ phát hiện một số sai phạm tại VCCI
Nhiều sai phạm về thu chi, quản lý tài chính tại VCCI đã được Thanh tra Chính phủ phát hiện, làm rõ
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Theo đó, có 4 nội dung cơ quan thanh tra đã thực hiện tại VCCI, bao gồm việc chi tiếp khách 2009 - 2011, việc sử dụng thu chi số tiền hơn 10 tỷ đồng sau Hội nghị APEC 2006, việc huy động tiền tài trợ cho Hội nghị ASEAN BIS 2010 và việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.
Về nội dung chi tiếp khách do ban tài chính làm đầu mối thanh toán giai đoạn 2009-2011, cơ quan thanh tra phát hiện trong số 499 hóa đơn giá trị gia tăng được dùng làm chứng từ thanh toán, có 147 hóa đơn (trị giá hơn 478 triệu đồng) chưa xác định đơn vị nào bổ sung thông tin gồm tên, địa chỉ, mã số thuế. Việc này vi phạm nghị định 89 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
Đáng chú ý, đối với nội dung sử dụng tiền chênh lệch thu chi sau Hội nghị APEC 2006, Thanh tra Chính phủ xác định số tiền chênh lệch gần 9,5 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách nên phải quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, VCCI đã chủ động gửi có kỳ hạn số tiền trên vào ngân hàng để sinh lãi. Trong các năm từ 2008 - 2010, VCCI rút tiền sử dụng cho hoạt động khi chưa được phép của cơ quan quản lý là vi phạm Luật ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra cũng phát hiện số tiền trên sau khi gửi ngân hàng đã có 135 ngày chưa được VCCI tính lãi, với số tiền lãi xác định là hơn 91 triệu đồng.
Một số hợp đồng kinh tế về cung cấp hàng hoá, mua sắm cũng không được VCCI chào giá cạnh tranh để lựa chọn đối tác.
Đối với việc huy động tiền tài trợ cho Hội nghị ASEAN BIS, VCCI đã tự ý chi trả 40% chi phí tư vấn vận động tài trợ, trị giá hơn 1,4 tỷ đồng là không có trong quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Đặc biệt, đối với nội dung xây dựng trụ sở làm việc, cơ quan thanh tra phát hiện VCCI với tư cách là chủ đầu tư đã không thẩm định dự án trước khi phê duyệt, không tổ chức thẩm định bản vẽ thiết kế thi công.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đã để cho một doanh nghiệp hợp tác đầu tư là Công ty TNHH Saturn tự quyết định điều chỉnh dự toán công trình. Thậm chí, Công ty Saturn còn được VCCI “cho phép” tự đứng ra ký hợp đồng với các nhà thầu, ký hồ sơ thiết kế dự án, tổng dự toán với vai trò là chủ đầu tư.
Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan này tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành của Chủ tịch VCCI, các Phó chủ tịch phụ trách, có biện pháp kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, kiện toàn và chấn chỉnh tổ chức, nhân sự của Ban tài chính VCCI…
Theo Thanh tra Chính phủ, hiện Thủ tướng đã đồng ý với những kết luận của cơ quan thanh tra và đã có văn bản chỉ đạo khắc phục, xử lý các sai phạm.
Theo đó, có 4 nội dung cơ quan thanh tra đã thực hiện tại VCCI, bao gồm việc chi tiếp khách 2009 - 2011, việc sử dụng thu chi số tiền hơn 10 tỷ đồng sau Hội nghị APEC 2006, việc huy động tiền tài trợ cho Hội nghị ASEAN BIS 2010 và việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.
Về nội dung chi tiếp khách do ban tài chính làm đầu mối thanh toán giai đoạn 2009-2011, cơ quan thanh tra phát hiện trong số 499 hóa đơn giá trị gia tăng được dùng làm chứng từ thanh toán, có 147 hóa đơn (trị giá hơn 478 triệu đồng) chưa xác định đơn vị nào bổ sung thông tin gồm tên, địa chỉ, mã số thuế. Việc này vi phạm nghị định 89 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
Đáng chú ý, đối với nội dung sử dụng tiền chênh lệch thu chi sau Hội nghị APEC 2006, Thanh tra Chính phủ xác định số tiền chênh lệch gần 9,5 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách nên phải quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, VCCI đã chủ động gửi có kỳ hạn số tiền trên vào ngân hàng để sinh lãi. Trong các năm từ 2008 - 2010, VCCI rút tiền sử dụng cho hoạt động khi chưa được phép của cơ quan quản lý là vi phạm Luật ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, cơ quan thanh tra cũng phát hiện số tiền trên sau khi gửi ngân hàng đã có 135 ngày chưa được VCCI tính lãi, với số tiền lãi xác định là hơn 91 triệu đồng.
Một số hợp đồng kinh tế về cung cấp hàng hoá, mua sắm cũng không được VCCI chào giá cạnh tranh để lựa chọn đối tác.
Đối với việc huy động tiền tài trợ cho Hội nghị ASEAN BIS, VCCI đã tự ý chi trả 40% chi phí tư vấn vận động tài trợ, trị giá hơn 1,4 tỷ đồng là không có trong quy định của chế độ tài chính hiện hành.
Đặc biệt, đối với nội dung xây dựng trụ sở làm việc, cơ quan thanh tra phát hiện VCCI với tư cách là chủ đầu tư đã không thẩm định dự án trước khi phê duyệt, không tổ chức thẩm định bản vẽ thiết kế thi công.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đã để cho một doanh nghiệp hợp tác đầu tư là Công ty TNHH Saturn tự quyết định điều chỉnh dự toán công trình. Thậm chí, Công ty Saturn còn được VCCI “cho phép” tự đứng ra ký hợp đồng với các nhà thầu, ký hồ sơ thiết kế dự án, tổng dự toán với vai trò là chủ đầu tư.
Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan này tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành của Chủ tịch VCCI, các Phó chủ tịch phụ trách, có biện pháp kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, kiện toàn và chấn chỉnh tổ chức, nhân sự của Ban tài chính VCCI…
Theo Thanh tra Chính phủ, hiện Thủ tướng đã đồng ý với những kết luận của cơ quan thanh tra và đã có văn bản chỉ đạo khắc phục, xử lý các sai phạm.