Sàn chứng khoán: Khi đồng tiền “nhảy múa”
Từ cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những cú nhảy vọt về giá, cuốn biết bao người vào niềm đam mê “lên đời”
Từ cuối năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những cú nhảy vọt về giá, cuốn biết bao người vào niềm đam mê “lên đời”.
Và không ít người đã “lên đời” thật. Chỉ một tuần, với vài lệnh mua, bán, người ta đã có thể lãi đến cả chục triệu đồng. Thậm chí với mấy đại gia, cứ với tốc độ tăng giá chứng khoán hiện nay, mỗi ngày, họ lại có thêm… 100 triệu đồng !
Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam lại sôi động và nhiều kịch tính như hiện nay.
Dở khóc dở cười
"Hết chỗ, đi chỗ khác đi, không được là không được…" Ngay từ bãi đỗ xe, các nhà đầu tư chứng khoán đã thấy “nóng” và bức bối quá mức.
Số người “lên sàn” quá đông khiến các bãi đỗ xe trước cổng nhiều công ty chứng khoán “dở chứng”. Từ 2.000 đồng/vé, giờ tăng lên 5.000 đồng mà đến muộn một tý vẫn bị đuổi như đuổi tà.
Nhiều nhà đầu tư 7h30 đến sàn mà vẫn phải chạy lòng vòng, đi bộ mất chục phút mới về đến chỗ giao dịch chứng khoán. Nhiều vị thay vì đi xe máy, đã phải lên taxi để tránh khâu rắc rối đầu tiên: gửi xe.
Có lẽ cảnh xếp hàng dài hằng trăm mét ở trước Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để tham gia đấu giá chứng khoán gần đây rất lạ và quá ấn tượng. Nhưng so với cảnh trong các sàn giao dịch có bảng giá trực tuyến của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì nó cũng chưa phải là quá khổ.
Một, hai tháng nay, bước vào sàn, từ chân cầu thang, nhà đầu tư ở sàn của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt đã thấy khó thở. Quá đông. Người ta chen chúc nhau, kiễng chân, rồi len mãi mới nhìn rõ những con số đang “nhảy múa” lách chách trên bảng giao dịch điện tử.
Mặc dù các sàn đều có biện pháp tình thế để “giảm tải” như lắp đặt thêm các màn hình plasma siêu mỏng, từ 29 inches trở lên để hiển thị bảng giao dịch trực tuyến ở các góc sàn nhưng vẫn không giải quyết được.
Không chỉ ở sàn nổi tiếng từ lâu có đông nhà đầu tư như Bảo Việt mới có tình trạng đông đúc, chen lấn, mà các sàn trước đây vắng hơn như ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương… giờ từ 7h30 cũng nườm nượp khách ra vào.
Lợi dụng không khí “nóng”, lại đông đúc chật chội tại các sàn giao dịch chứng khoán, giới đạo chích đã len vào theo. Và tình trạng mất cắp điện thoại di động, tiền, trang sức ở các sàn chứng khoán đã đến mức báo động.
Một số công ty chứng khoán, để giữ khách, đã phải thuê thêm bảo vệ và nhờ công an giúp sức. Thế là tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng có cảnh sát tham gia...
Nông dân lên sàn
Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam tăng giá mạnh và lâu đến vậy. Nhiều quỹ đầu tư đang “đổ bộ”, nhiều người chuyển tiền từ bất động sản vào chứng khoán khiến nguồn cầu liên tục tăng giúp cổ phiếu chỉ giảm nhẹ rồi laị tăng vọt sau đó.
“Tin lành đồn xa, tin dữ đồn xa”, sức “nóng” từ những khoản lãi ở cổ phiếu nhanh chóng kéo các nhà đầu tư nghiệp dư ùn ùn đến tìm kiếm lợi nhuận.
Dân buôn bán, chủ tiệm cơm, sinh viên. Rồi các cụ hưu trí, công chức nhà nước cũng góp mặt với số vốn từ vài triệu đến cả tỷ đồng. Có sinh viên vay mẹ 30 triệu, sau gần 2 tháng đã lãi 20 triệu. Nên cứ người nọ rủ người kia, trên sàn dần xuất hiện cả những “nhà đầu tư” nom chỉ độ 18-20 tuổi.
Đáng chú ý, có cả những anh, chị nông dân, nghe người ta đồn thổi, cũng quyết định “lên sàn”. Vừa điền xong thông tin cá nhân vào phiếu yêu cầu mở tài khoản, nhiều vị đã muốn “buôn” ngay.
Thành ra có những câu hỏi rất ngây ngô: “BBC là tên công ty gì ấy nhỉ”, “mua 100 cổ phiếu đặt cọc bao nhiêu hả chị”, “chiều nay mấy giờ giao dịch?”…
Thậm chí có người chưa biết viết lệnh mua bán thế nào thế nào cho đúng. Nhưng nhiều vị vẫn làm các nhân viên môi giới sửng sốt vì dám vác cả trăm triệu đến… “đặt cọc” vào tài khoản và ký lệnh mua chứng khoán với giá trị lên đến cả trăm triệu/lần.
Theo ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt thì trong mấy tháng đầu năm, số tài khoản mới đăng ký ở công ty ông đã tăng gần gấp đôi so với mấy năm trước đó cộng lại.
Để hỗ trợ những “nông dân” trên sàn, công ty phải phục vụ thêm những thông tin tối thiểu nhất, như giấy thông báo mã viết tắt trên bảng giao dịch là tên công ty gì, tăng bảng “cấm hút thuốc” và cả lời nhắc nhở “không chửi bậy trên sàn”…
Khi đồng tiền “nhảy múa”
Buôn chứng khoán chưa bao giờ lãi và dễ như hiện nay. Chỉ cần mua thì hầu như ai cũng lãi. Suốt từ tháng 10/2006 đến giữa tháng 1/2007 này, cổ phiếu gần như chỉ có tăng. Tăng rồi tăng tiếp. Một vài phiên giảm nhẹ, mấy “nhà đầu tư” nghiệp dư hoảng hốt nhưng sau đó tầm 2 phiên, giá lại tăng vọt trở lại, cao hơn.
Họ thở phào, phấn chấn “đánh” tiếp. Hàng loạt cổ phiếu đã tăng gấp đôi giá trị, thậm chí gấp 3 chỉ trong một thời gian ngắn.
Anh Nguyễn Văn T. tháng 2/2006 mua 10.000 cổ phiếu AGF (Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản An Giang) hết 570 triệu. Nay nếu bán, anh sẽ có 1,4 tỷ. “Nhưng tớ chưa bán, đang định mua cái nhà giá 2 tỷ. Đủ mua nhà thì mới bán”.
Chứng chỉ VF1 (của Quỹ đầu tư Việt Nam) từ 19.600 đồng nay đã vượt 40.000 đồng mà vẫn luôn ở trạng thái có thể tăng tiếp. Lãi quá, nhiều người đã dốc hết tiền vào mua, rồi cầm cố ngay những cổ phiếu đang trên đường về đó để vay tiền mua tiếp. Lãi mẹ để lãi con nhưng giá chứng khoán cứ tăng đã giúp nhiều người thực sự… lên đời.
Giữ 20.000 cổ phiếu SSC, mỗi ngày cổ phiếu này đang tăng 4 điểm, “đại gia” Nhất ở sàn Bảo Việt đang nổi tiếng khi cứ vui vẻ mỗi ngày lãi thêm… 80 triệu. Thế nên tại các sàn giao dịch, chưa bao giờ người ta mời nhau đi nhậu nhiều như thế.
Người chưa từng ra nước ngoài cũng đang hứng khởi rủ nhau đi du lịch… Mỹ. Nhưng đằng sau khoản lợi kếch sù, các nhà đầu tư kỳ cựu cũng đang phải “ôm” luôn cả một mớ “đau đầu”.
Trong vòng một tháng nay, thi thoảng lại có người thảng thốt: “Chết rồi chúng mày ơi, khéo sụp đấy”.
Không phải các nhà đầu tư không biết sự mong manh của thị trường hiện nay. Nhiều người vẫn ám ảnh cú sụt giá kinh hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2002-2003. Cổ phiếu thời đó cũng tăng giá kỷ lục, chỉ số VN-Index cũng tăng đến trên 500 điểm rồi bỗng chốc rớt xuống còn… hơn 100.
Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư đang giữ lượng cổ phiếu trị giá 500 triệu, nếu bán ra chỉ còn 100 triệu. Thị trường lúc đó toàn nhu cầu ảo. Hiện nay, độ ảo cũng không thấp. Các nhà đầu cơ liên tục đặt mua giá cao, đẩy giá thị trường lên rồi bán. Vì vậy, giá có thể sụt bất cứ lúc nào.
Ngay một “đại gia” đã đôi lần dám tung tiền ra vớt, không cho giá chứng khoán xuống, cũng khẳng định “nếu lượng cầu giảm, xu hướng nó sụt thật thì cỡ tôi, tài thánh cũng… bán nhà”. Nên trên các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay, dù những nụ cười vẫn rất tươi nhưng trong bụng, ai cũng lo “ngày ấy, giờ G”.
Không biết các nhà quản lý có để thị trường chứng khoán Việt Nam lặp lại kịch bản năm 2003 không, còn các nhà đầu tư đều khẳng định “cứ nghĩ đến nó là toát cả mồ hôi lạnh”.
Và không ít người đã “lên đời” thật. Chỉ một tuần, với vài lệnh mua, bán, người ta đã có thể lãi đến cả chục triệu đồng. Thậm chí với mấy đại gia, cứ với tốc độ tăng giá chứng khoán hiện nay, mỗi ngày, họ lại có thêm… 100 triệu đồng !
Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam lại sôi động và nhiều kịch tính như hiện nay.
Dở khóc dở cười
"Hết chỗ, đi chỗ khác đi, không được là không được…" Ngay từ bãi đỗ xe, các nhà đầu tư chứng khoán đã thấy “nóng” và bức bối quá mức.
Số người “lên sàn” quá đông khiến các bãi đỗ xe trước cổng nhiều công ty chứng khoán “dở chứng”. Từ 2.000 đồng/vé, giờ tăng lên 5.000 đồng mà đến muộn một tý vẫn bị đuổi như đuổi tà.
Nhiều nhà đầu tư 7h30 đến sàn mà vẫn phải chạy lòng vòng, đi bộ mất chục phút mới về đến chỗ giao dịch chứng khoán. Nhiều vị thay vì đi xe máy, đã phải lên taxi để tránh khâu rắc rối đầu tiên: gửi xe.
Có lẽ cảnh xếp hàng dài hằng trăm mét ở trước Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để tham gia đấu giá chứng khoán gần đây rất lạ và quá ấn tượng. Nhưng so với cảnh trong các sàn giao dịch có bảng giá trực tuyến của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thì nó cũng chưa phải là quá khổ.
Một, hai tháng nay, bước vào sàn, từ chân cầu thang, nhà đầu tư ở sàn của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt đã thấy khó thở. Quá đông. Người ta chen chúc nhau, kiễng chân, rồi len mãi mới nhìn rõ những con số đang “nhảy múa” lách chách trên bảng giao dịch điện tử.
Mặc dù các sàn đều có biện pháp tình thế để “giảm tải” như lắp đặt thêm các màn hình plasma siêu mỏng, từ 29 inches trở lên để hiển thị bảng giao dịch trực tuyến ở các góc sàn nhưng vẫn không giải quyết được.
Không chỉ ở sàn nổi tiếng từ lâu có đông nhà đầu tư như Bảo Việt mới có tình trạng đông đúc, chen lấn, mà các sàn trước đây vắng hơn như ở Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương… giờ từ 7h30 cũng nườm nượp khách ra vào.
Lợi dụng không khí “nóng”, lại đông đúc chật chội tại các sàn giao dịch chứng khoán, giới đạo chích đã len vào theo. Và tình trạng mất cắp điện thoại di động, tiền, trang sức ở các sàn chứng khoán đã đến mức báo động.
Một số công ty chứng khoán, để giữ khách, đã phải thuê thêm bảo vệ và nhờ công an giúp sức. Thế là tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng có cảnh sát tham gia...
Nông dân lên sàn
Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam tăng giá mạnh và lâu đến vậy. Nhiều quỹ đầu tư đang “đổ bộ”, nhiều người chuyển tiền từ bất động sản vào chứng khoán khiến nguồn cầu liên tục tăng giúp cổ phiếu chỉ giảm nhẹ rồi laị tăng vọt sau đó.
“Tin lành đồn xa, tin dữ đồn xa”, sức “nóng” từ những khoản lãi ở cổ phiếu nhanh chóng kéo các nhà đầu tư nghiệp dư ùn ùn đến tìm kiếm lợi nhuận.
Dân buôn bán, chủ tiệm cơm, sinh viên. Rồi các cụ hưu trí, công chức nhà nước cũng góp mặt với số vốn từ vài triệu đến cả tỷ đồng. Có sinh viên vay mẹ 30 triệu, sau gần 2 tháng đã lãi 20 triệu. Nên cứ người nọ rủ người kia, trên sàn dần xuất hiện cả những “nhà đầu tư” nom chỉ độ 18-20 tuổi.
Đáng chú ý, có cả những anh, chị nông dân, nghe người ta đồn thổi, cũng quyết định “lên sàn”. Vừa điền xong thông tin cá nhân vào phiếu yêu cầu mở tài khoản, nhiều vị đã muốn “buôn” ngay.
Thành ra có những câu hỏi rất ngây ngô: “BBC là tên công ty gì ấy nhỉ”, “mua 100 cổ phiếu đặt cọc bao nhiêu hả chị”, “chiều nay mấy giờ giao dịch?”…
Thậm chí có người chưa biết viết lệnh mua bán thế nào thế nào cho đúng. Nhưng nhiều vị vẫn làm các nhân viên môi giới sửng sốt vì dám vác cả trăm triệu đến… “đặt cọc” vào tài khoản và ký lệnh mua chứng khoán với giá trị lên đến cả trăm triệu/lần.
Theo ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt thì trong mấy tháng đầu năm, số tài khoản mới đăng ký ở công ty ông đã tăng gần gấp đôi so với mấy năm trước đó cộng lại.
Để hỗ trợ những “nông dân” trên sàn, công ty phải phục vụ thêm những thông tin tối thiểu nhất, như giấy thông báo mã viết tắt trên bảng giao dịch là tên công ty gì, tăng bảng “cấm hút thuốc” và cả lời nhắc nhở “không chửi bậy trên sàn”…
Khi đồng tiền “nhảy múa”
Buôn chứng khoán chưa bao giờ lãi và dễ như hiện nay. Chỉ cần mua thì hầu như ai cũng lãi. Suốt từ tháng 10/2006 đến giữa tháng 1/2007 này, cổ phiếu gần như chỉ có tăng. Tăng rồi tăng tiếp. Một vài phiên giảm nhẹ, mấy “nhà đầu tư” nghiệp dư hoảng hốt nhưng sau đó tầm 2 phiên, giá lại tăng vọt trở lại, cao hơn.
Họ thở phào, phấn chấn “đánh” tiếp. Hàng loạt cổ phiếu đã tăng gấp đôi giá trị, thậm chí gấp 3 chỉ trong một thời gian ngắn.
Anh Nguyễn Văn T. tháng 2/2006 mua 10.000 cổ phiếu AGF (Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản An Giang) hết 570 triệu. Nay nếu bán, anh sẽ có 1,4 tỷ. “Nhưng tớ chưa bán, đang định mua cái nhà giá 2 tỷ. Đủ mua nhà thì mới bán”.
Chứng chỉ VF1 (của Quỹ đầu tư Việt Nam) từ 19.600 đồng nay đã vượt 40.000 đồng mà vẫn luôn ở trạng thái có thể tăng tiếp. Lãi quá, nhiều người đã dốc hết tiền vào mua, rồi cầm cố ngay những cổ phiếu đang trên đường về đó để vay tiền mua tiếp. Lãi mẹ để lãi con nhưng giá chứng khoán cứ tăng đã giúp nhiều người thực sự… lên đời.
Giữ 20.000 cổ phiếu SSC, mỗi ngày cổ phiếu này đang tăng 4 điểm, “đại gia” Nhất ở sàn Bảo Việt đang nổi tiếng khi cứ vui vẻ mỗi ngày lãi thêm… 80 triệu. Thế nên tại các sàn giao dịch, chưa bao giờ người ta mời nhau đi nhậu nhiều như thế.
Người chưa từng ra nước ngoài cũng đang hứng khởi rủ nhau đi du lịch… Mỹ. Nhưng đằng sau khoản lợi kếch sù, các nhà đầu tư kỳ cựu cũng đang phải “ôm” luôn cả một mớ “đau đầu”.
Trong vòng một tháng nay, thi thoảng lại có người thảng thốt: “Chết rồi chúng mày ơi, khéo sụp đấy”.
Không phải các nhà đầu tư không biết sự mong manh của thị trường hiện nay. Nhiều người vẫn ám ảnh cú sụt giá kinh hoàng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2002-2003. Cổ phiếu thời đó cũng tăng giá kỷ lục, chỉ số VN-Index cũng tăng đến trên 500 điểm rồi bỗng chốc rớt xuống còn… hơn 100.
Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư đang giữ lượng cổ phiếu trị giá 500 triệu, nếu bán ra chỉ còn 100 triệu. Thị trường lúc đó toàn nhu cầu ảo. Hiện nay, độ ảo cũng không thấp. Các nhà đầu cơ liên tục đặt mua giá cao, đẩy giá thị trường lên rồi bán. Vì vậy, giá có thể sụt bất cứ lúc nào.
Ngay một “đại gia” đã đôi lần dám tung tiền ra vớt, không cho giá chứng khoán xuống, cũng khẳng định “nếu lượng cầu giảm, xu hướng nó sụt thật thì cỡ tôi, tài thánh cũng… bán nhà”. Nên trên các sàn giao dịch chứng khoán hiện nay, dù những nụ cười vẫn rất tươi nhưng trong bụng, ai cũng lo “ngày ấy, giờ G”.
Không biết các nhà quản lý có để thị trường chứng khoán Việt Nam lặp lại kịch bản năm 2003 không, còn các nhà đầu tư đều khẳng định “cứ nghĩ đến nó là toát cả mồ hôi lạnh”.