Sân golf Nhật “hết thời” vì... dân số già
Sân golf đã trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng dân số già hóa tại đất nước mặt trời mọc
Các sân golf ở Nhật, vốn được coi là một biểu tượng địa vị ở nước này trong thời kỳ phát triển vong bóng, đang đóng cửa với tốc độ xấp xỉ một sân mỗi tuần, tờ Financial Times cho hay.
Có thể nói, sân golf đã trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng dân số già hóa tại đất nước mặt trời mọc.
“Baby boomer” được định nghĩa là thế hệ những người sinh ra trong khoảng thời gian 1946-1964, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các sân golf Nhật đã hết sức ngạc nhiên khi hàng nghìn người thuộc thế hệ này không lâu sau khi về hưu không còn lui đến sân golf như trước nữa.
Trong khi đó, các chiến dịch vận động thế hệ trẻ ở Nhật chơi golf cũng không thành công, bởi người trẻ Nhật không hề xem golf là một biểu tượng địa vị.
Thay vào đó, giới trẻ Nhật xem những dịp cuối tuần là khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu, “bất khả xâm phạm”, và họ cũng nhận thấy không cần thiết phải ra sân golf với sếp hay khách hàng để phục vụ mục đích công việc.
“Nhật không còn là đất nước giống như khi họ xây tất cả những sân golf này”, Momoko Niwa - một nhân viên cửa hàng bán trang phục golf ở quận Hiroo, Tokyo, phát biểu. Bản thân Niwa cũng là một người sinh ra sau khi bong bóng kinh tế vỡ tung ở Nhật hồi thập niên 1980.
“Những người trước đây chơi golf vì mục đích công việc thì thấy golf đã trở nên nhàm chán”, Niwa nói.
Vì vậy, số người chơi golf ở Nhật đang giảm với tốc độ chóng mặt. So với mức đỉnh 13,7 triệu vào đầu thập niên 1990, số người chơi golf thường xuyên ở nước này hiện chỉ còn khoảng một nửa.
Trong đó, tỷ lệ những người trên 70 tuổi - đối tượng chơi golf vào các ngày trong tuần và góp phần khiến doanh thu trung bình của các sân golf Nhật giảm 1/3 trong thập kỷ qua - tăng lên mức hơn 17%.
Ban đầu, xu hướng này không được các công ty sân golf ở Nhật chú ý. Các sân golf mới tiếp tục được mở ra cho tới giữa thập niên 2000, cho dù số thành viên giảm mạnh. Dữ liệu do Hiệp hội Chủ sân golf Nippon (NGK) công bố cho thấy số sân golf bị đóng cửa hàng năm chỉ ở mức một vài sân cho tới tận năm 2013.
Tuy nhiên, thực tế “đau thương” đã bắt đầu hiện rõ. Theo số liệu do NGK công bố mới đây, ngành sân golf Nhật đang cùng lúc phải đối mặt với một bên là doanh thu từ bán thẻ thành viên giảm mạnh, và một bên là không đạt được bước tiến nào trong việc thuyết phục Chính phủ ưu đãi về thuế.
Thiếu người chơi và thiếu cả nhân viên, các sân golf lần lượt đóng cửa hoặc rao bán.
Trong vòng một năm kết thúc vào tháng 3/2015, có khoảng 50 sân golf ở Nhật bị đóng cửa - theo NGK. Theo dự báo, sẽ có nhiều sân golf hơn nữa đóng cửa trong năm tài khóa này.
Các nhà đầu tư năng lượng tái sinh đã mua nhiều sân golf Nhật và biến những sân golf này thành trang trại năng lượng mặt trời. Họ cho biết hiện đang có hàng chục sân golf nữa đang được rao bán ở nước này.
Một số sân golf có chi phí xây dựng lên tới hơn 80 triệu USD vào thập niên 1990 đã tuyên bố “đầu hàng” sau khi số thành viên giảm xuống dưới mức 70 người.
Có thể nói, sân golf đã trở thành nạn nhân mới nhất của tình trạng dân số già hóa tại đất nước mặt trời mọc.
“Baby boomer” được định nghĩa là thế hệ những người sinh ra trong khoảng thời gian 1946-1964, sau chiến tranh thế giới thứ hai. Các sân golf Nhật đã hết sức ngạc nhiên khi hàng nghìn người thuộc thế hệ này không lâu sau khi về hưu không còn lui đến sân golf như trước nữa.
Trong khi đó, các chiến dịch vận động thế hệ trẻ ở Nhật chơi golf cũng không thành công, bởi người trẻ Nhật không hề xem golf là một biểu tượng địa vị.
Thay vào đó, giới trẻ Nhật xem những dịp cuối tuần là khoảng thời gian nghỉ ngơi quý báu, “bất khả xâm phạm”, và họ cũng nhận thấy không cần thiết phải ra sân golf với sếp hay khách hàng để phục vụ mục đích công việc.
“Nhật không còn là đất nước giống như khi họ xây tất cả những sân golf này”, Momoko Niwa - một nhân viên cửa hàng bán trang phục golf ở quận Hiroo, Tokyo, phát biểu. Bản thân Niwa cũng là một người sinh ra sau khi bong bóng kinh tế vỡ tung ở Nhật hồi thập niên 1980.
“Những người trước đây chơi golf vì mục đích công việc thì thấy golf đã trở nên nhàm chán”, Niwa nói.
Vì vậy, số người chơi golf ở Nhật đang giảm với tốc độ chóng mặt. So với mức đỉnh 13,7 triệu vào đầu thập niên 1990, số người chơi golf thường xuyên ở nước này hiện chỉ còn khoảng một nửa.
Trong đó, tỷ lệ những người trên 70 tuổi - đối tượng chơi golf vào các ngày trong tuần và góp phần khiến doanh thu trung bình của các sân golf Nhật giảm 1/3 trong thập kỷ qua - tăng lên mức hơn 17%.
Ban đầu, xu hướng này không được các công ty sân golf ở Nhật chú ý. Các sân golf mới tiếp tục được mở ra cho tới giữa thập niên 2000, cho dù số thành viên giảm mạnh. Dữ liệu do Hiệp hội Chủ sân golf Nippon (NGK) công bố cho thấy số sân golf bị đóng cửa hàng năm chỉ ở mức một vài sân cho tới tận năm 2013.
Tuy nhiên, thực tế “đau thương” đã bắt đầu hiện rõ. Theo số liệu do NGK công bố mới đây, ngành sân golf Nhật đang cùng lúc phải đối mặt với một bên là doanh thu từ bán thẻ thành viên giảm mạnh, và một bên là không đạt được bước tiến nào trong việc thuyết phục Chính phủ ưu đãi về thuế.
Thiếu người chơi và thiếu cả nhân viên, các sân golf lần lượt đóng cửa hoặc rao bán.
Trong vòng một năm kết thúc vào tháng 3/2015, có khoảng 50 sân golf ở Nhật bị đóng cửa - theo NGK. Theo dự báo, sẽ có nhiều sân golf hơn nữa đóng cửa trong năm tài khóa này.
Các nhà đầu tư năng lượng tái sinh đã mua nhiều sân golf Nhật và biến những sân golf này thành trang trại năng lượng mặt trời. Họ cho biết hiện đang có hàng chục sân golf nữa đang được rao bán ở nước này.
Một số sân golf có chi phí xây dựng lên tới hơn 80 triệu USD vào thập niên 1990 đã tuyên bố “đầu hàng” sau khi số thành viên giảm xuống dưới mức 70 người.