Sản xuất công nghiệp giảm tốc
Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy sản xuất công nghiệp đang gặp khó khăn
Chắc hẳn, những tác động đến sản xuất công nghiệp từ tăng chi phí đầu vào, thị trường tiêu thụ biến động theo lạm phát… khiến ngành này đang trong tình trạng khó khăn là điều không khó đoán.
Các số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cũng vừa khẳng định điều này.
Theo nguồn số liệu chính thức, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 1994) trong tháng 5/2011 đạt khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng 3,9% so với tháng trước và bằng đúng chỉ tiêu này của tháng 4 so với tháng 3 năm nay.
So với cùng kỳ năm trước, lũy kế 5 tháng cho kết quả giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 14,2%, cao hơn con số tương ứng cách đây một năm khoảng nửa điểm phần trăm, cũng do cơ quan này công bố.
Nhưng với chỉ tiêu quan trọng hơn, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP, được cho là gần sát hơn so với tăng trưởng thực tế của ngành công nghiệp (dự kiến từ ngày 1/6 sẽ được thay thế bộ chỉ tiêu nói trên), đang xuất hiện xu hướng giảm tốc.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng cục Thống kê công bố tốc độ tăng của chỉ số IIP 2 tháng so với cùng kỳ lên tới 12,3%, cải thiện hơn so với năm 2010. Nhưng cũng kể từ đó, các tháng tiếp sau ghi nhận con số giảm dần. IIP 5 tháng năm 2011 chỉ còn tăng 9,2% so với cùng kỳ. Con số này đã thấp hơn IIP năm 2010 so với năm 2009.
Vào năm ngoái, GDP ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào việc giữ cho tăng trưởng chung cả năm vượt nhẹ so với mục tiêu. Tình hình năm nay có thể sẽ rất khác, tăng trưởng đang chịu tác động từ xu hướng mới của ngành này.
Tất nhiên, nửa cuối năm ngoái sản xuất được hỗ trợ từ dòng tiền nới rộng hơn nên có sự bứt phá ở chặng sau. Nhưng trong điều kiện giảm tốc song hành cùng chính sách thắt chặt mới ở chặng đầu, với lãi suất cao “khó chịu” làm lợi suất giảm nhanh chóng, thì khả năng xu hướng giảm tốc của công nghiệp có thể còn tiếp diễn trong các tháng tới.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong quý 1 năm nay, chỉ số giá sản xuất công nghiệp; nguyên, nhiên vật liệu, vận tải đều tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng cùng thời kỳ. Xu hướng này tiếp tục kéo dài trong các tháng gần đây, dẫn đến một thực tế giá đầu vào sản xuất công nghiệp tăng cao hơn đầu ra.
Trong khi đó, nhìn vào các động lực hỗ trợ công nghiệp tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục kể từ tháng 2 đến nay, đến tháng này đã đạt mức kỷ lục lập được vào tháng 12/2010. Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng vẫn tăng khoảng 6 tỷ USD so với cùng kỳ.
Ngược lại, thị trường trong nước chưa cho thấy xúc tác thúc đẩy công nghiệp phát triển. Chỉ tiêu liên quan là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đã tăng chậm hơn so với cùng kỳ. Loại trừ yếu tố giá thì chỉ tiêu này 4 tháng đầu năm chỉ tăng 7,7%, tương đương hơn một nửa so với con số tương ứng cùng thời điểm này năm ngoái.
Điều này dẫn đến một khả năng là sản xuất trong nước chỉ có lợi thế ở những mặt hàng thô, gia công xuất khẩu, trong khi giảm cạnh tranh so với hàng nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước? Số liệu liên quan là nhập khẩu tăng rất cao từ đầu năm đến nay, trong đó nhiều mặt hàng tiêu dùng có mức tăng đột biến như ô tô nguyên chiếc là ví dụ.
Đã có những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân cho rằng, để ứng phó với tình hình này, thay đổi quan trọng là giảm lượng hàng tồn kho để giảm bớt áp lực vay vốn.
Tại thời điểm ngày 1/4, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến xuống mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây, chỉ tăng có 5% so với cũng kỳ năm ngoái. So với mức gần 40% trong những giai đoạn trước, con số này tạo một chênh lệch rất lớn. Và mặc dù chỉ tiêu này có tăng lên 14,6% vào ngày 1/5 vừa qua thì vẫn là khác biệt so với giai doạn trước đây.
Thời gian này, có những quan điểm không cần chứng minh bằng số liệu vẫn được cho là đúng: nền kinh tế đang phải trả giá bằng tăng trưởng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói với VnEconomy, đây là hệ quả của tình hình sản xuất nhiều doanh nghiệp đang khó khăn hiện nay: “Không cẩn thận, năm nay tăng trưởng sản lượng (GDP – PV) có thể chỉ đạt 5-5,5%, lúc đó bắt đầu trả giá cho việc tiền quá nhiều so với hàng”.
Các số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cũng vừa khẳng định điều này.
Theo nguồn số liệu chính thức, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 1994) trong tháng 5/2011 đạt khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng 3,9% so với tháng trước và bằng đúng chỉ tiêu này của tháng 4 so với tháng 3 năm nay.
So với cùng kỳ năm trước, lũy kế 5 tháng cho kết quả giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 14,2%, cao hơn con số tương ứng cách đây một năm khoảng nửa điểm phần trăm, cũng do cơ quan này công bố.
Nhưng với chỉ tiêu quan trọng hơn, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp IIP, được cho là gần sát hơn so với tăng trưởng thực tế của ngành công nghiệp (dự kiến từ ngày 1/6 sẽ được thay thế bộ chỉ tiêu nói trên), đang xuất hiện xu hướng giảm tốc.
Vào tháng 2 năm nay, Tổng cục Thống kê công bố tốc độ tăng của chỉ số IIP 2 tháng so với cùng kỳ lên tới 12,3%, cải thiện hơn so với năm 2010. Nhưng cũng kể từ đó, các tháng tiếp sau ghi nhận con số giảm dần. IIP 5 tháng năm 2011 chỉ còn tăng 9,2% so với cùng kỳ. Con số này đã thấp hơn IIP năm 2010 so với năm 2009.
Vào năm ngoái, GDP ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào việc giữ cho tăng trưởng chung cả năm vượt nhẹ so với mục tiêu. Tình hình năm nay có thể sẽ rất khác, tăng trưởng đang chịu tác động từ xu hướng mới của ngành này.
Tất nhiên, nửa cuối năm ngoái sản xuất được hỗ trợ từ dòng tiền nới rộng hơn nên có sự bứt phá ở chặng sau. Nhưng trong điều kiện giảm tốc song hành cùng chính sách thắt chặt mới ở chặng đầu, với lãi suất cao “khó chịu” làm lợi suất giảm nhanh chóng, thì khả năng xu hướng giảm tốc của công nghiệp có thể còn tiếp diễn trong các tháng tới.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong quý 1 năm nay, chỉ số giá sản xuất công nghiệp; nguyên, nhiên vật liệu, vận tải đều tăng cao hơn chỉ số giá tiêu dùng cùng thời kỳ. Xu hướng này tiếp tục kéo dài trong các tháng gần đây, dẫn đến một thực tế giá đầu vào sản xuất công nghiệp tăng cao hơn đầu ra.
Trong khi đó, nhìn vào các động lực hỗ trợ công nghiệp tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục kể từ tháng 2 đến nay, đến tháng này đã đạt mức kỷ lục lập được vào tháng 12/2010. Loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng vẫn tăng khoảng 6 tỷ USD so với cùng kỳ.
Ngược lại, thị trường trong nước chưa cho thấy xúc tác thúc đẩy công nghiệp phát triển. Chỉ tiêu liên quan là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đã tăng chậm hơn so với cùng kỳ. Loại trừ yếu tố giá thì chỉ tiêu này 4 tháng đầu năm chỉ tăng 7,7%, tương đương hơn một nửa so với con số tương ứng cùng thời điểm này năm ngoái.
Điều này dẫn đến một khả năng là sản xuất trong nước chỉ có lợi thế ở những mặt hàng thô, gia công xuất khẩu, trong khi giảm cạnh tranh so với hàng nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước? Số liệu liên quan là nhập khẩu tăng rất cao từ đầu năm đến nay, trong đó nhiều mặt hàng tiêu dùng có mức tăng đột biến như ô tô nguyên chiếc là ví dụ.
Đã có những điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nhân cho rằng, để ứng phó với tình hình này, thay đổi quan trọng là giảm lượng hàng tồn kho để giảm bớt áp lực vay vốn.
Tại thời điểm ngày 1/4, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến xuống mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây, chỉ tăng có 5% so với cũng kỳ năm ngoái. So với mức gần 40% trong những giai đoạn trước, con số này tạo một chênh lệch rất lớn. Và mặc dù chỉ tiêu này có tăng lên 14,6% vào ngày 1/5 vừa qua thì vẫn là khác biệt so với giai doạn trước đây.
Thời gian này, có những quan điểm không cần chứng minh bằng số liệu vẫn được cho là đúng: nền kinh tế đang phải trả giá bằng tăng trưởng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói với VnEconomy, đây là hệ quả của tình hình sản xuất nhiều doanh nghiệp đang khó khăn hiện nay: “Không cẩn thận, năm nay tăng trưởng sản lượng (GDP – PV) có thể chỉ đạt 5-5,5%, lúc đó bắt đầu trả giá cho việc tiền quá nhiều so với hàng”.