Sản xuất đá nhân tạo từ composite
Công nghệ này có thể sản xuất được cả những loại đá quý mà ngoài tự nhiên rất hiếm hoặc không còn như ngọc bích, cẩm thạch
Từ bậc tam cấp, sàn nhà 15 m2, cột trụ vòm, bàn ghế, chậu hoa, lọ hoa, tranh ảnh, tượng đến các đồ trang trí nội thất cho căn phòng... được làm bằng đá với các gam màu, vân hoa đá khác nhau.
Tuy nhiên, đó không phải là thứ đá được khai thác ngoài tự nhiên mà hoàn toàn là đá nhân tạo được sản xuất từ vật liệu composite. Lần đầu tiên ở Việt Nam, dây chuyền công nghệ này đã được Công ty Viễn Phương nghiên cứu chế tạo thành công và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp hai bằng độc quyền sáng chế cho công nghệ khuôn trong khuôn ngoài và công nghệ cuốn.
Ngay sau khi ra đời, hàng trăm công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, biệt thự và hàng chục công trình văn phòng các bộ, ngành Trung ương đã sử dụng sản phẩm đá nhân tạo sản xuất từ dây chuyền công nghệ này để làm vật liệu trang trí nội ngoại thất. Bề ngoài, nhìn nó giống đá tự nhiên đến mức không thể phân biệt nổi bằng mắt thường. Các tông màu, hoa vân, đường chỉ là của đá tự nhiên nhưng chất cấu thành chính lại là composite.
Công nghệ này có thể chế tạo được các loại đá khác nhau với mức độ đa dạng và phong phú về chủng loại, kích cỡ và đặc biệt sản xuất được cả những loại đá quý mà ngoài tự nhiên rất hiếm hoặc không còn như ngọc bích, cẩm thạch.
Nguyên liệu chính để sản xuất đá nhân tạo là vật liệu composite có nguồn gốc từ dầu mỏ (polyeste), vải thuỷ tinh các cỡ tuỳ theo mức độ lớn nhỏ của phiến đá lắp đặt cho công trình, bột đá nghiền mịn và các hạt đá các kích cỡ. Đây là những loại nguyên vật liệu bắt buộc để làm lên tấm đá.
Ngoài ra, để tạo màu đá và các đường chỉ, vân hoa cần các loại màu tan trong vật liệu trên. Các vật liệu được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý, pha chất đông cứng, pha tạo tông màu, đổ khuôn với thời gian nhất định, sẽ cho ra sản phẩm thô. Sản phẩm đá thô qua gia công mài và đánh bóng sẽ thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Nhà điêu khắc, hoạ kỹ Trần Hiếu Lễ - “cha đẻ” của công nghệ cho biết, yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí quyết quy trình công nghệ trong khi thực hiện các khâu này chính là việc pha tông màu làm sao để tạo màu đá giống đá tự nhiên. Việc pha màu, hoá chất và điều chỉnh thời gian đông kết không hợp lý, sản phẩm đá nhân tạo sẽ dễ thất bại vì cong vênh và nếu đông cùng một lúc sẽ không thể nào nổi lên các đường chỉ, hoa văn của đá.
Một công thức pha chế hợp lý theo dây chuyền công nghệ đã được đưa ra ấn định tông màu nào phải đông trước, tông nào sẽ đông sau để tạo ra vân đá. Việc này đòi hỏi người thực hiện đồng thời là một họa sỹ, kiến trúc sư nhưng cũng là một nhà hoá chất.
Hai công nghệ chính để tạo lên sản phẩm trụ cột và mặt phẳng là các bộ khuôn. Các sản phẩm trụ cột lớn nhỏ được thực hiện bằng các loại khuôn trong và khuôn ngoài. Rót hỗn hợp vào khoảng hở giữa 2 khuôn trong và ngoài theo một chu kỳ, trình tự thời gian, quy trình đông kết nhất định sẽ tạo ra sản phẩm đá.
Điều này có công thức và quy trình cụ thể, chỉ cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình chuẩn này, sản phẩm ra đời sẽ hoàn hảo với tính thẩm mỹ cao. Sai một bước, sản phẩm sẽ là một khối nhựa công nghiệp đông kết không thể lấy lại nguyên liệu để dùng.
Công nghệ khuôn trong khuôn ngoài và cuốn là yếu tố kết tinh, quyết định nhất để tạo ra những sản phẩm mặt phẳng diện tích lớn nhất 15 m2, những cột đá với chiều dài lắp ráp vô cùng và chân cột, đường viền, vòm hoạ tiết phức tạp, lồi lõm. Diện tích, kích cỡ, màu sắc đồng loạt như vậy sẽ khó có thể tìm ở trong đá tự nhiên.
Với tỷ trọng nhỏ hơn đá tự nhiên 5-15 lần, bền, thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý so với đá tự nhiên hay gỗ nhưng không lạnh, không hấp thụ nước, không đổ mồ hôi khi trời nồm, đá nhân tạo Viễn Phương được coi là giải pháp thay thế đá, gỗ tự nhiên trong trang trí nội ngoại thất các công trình.
Ngoài phục vụ cho dân dụng, công nghệ này đã có mặt trong các công trình quan trọng như: phù điêu mặt trước toà nhà Ban chấp hành Trung ương Đảng, 14 cột trụ chính trong Hội trường lớn Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Dịch vụ bay...
Chính vì sự độc đáo, sáng tạo này mà dây chuyền công nghệ đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nước trên thế giới như: Mỹ, Na Uy, Nam Phi, Australia... Ông Lễ cho biết, hiện nay đã có một số đơn đặt hàng muốn được chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất ở cả trong và ngoài nước.
Ngay tại Việt Nam, đã có gần 20 cơ sở ở các tỉnh thành từ Bắc tới Nam có nhu cầu muốn làm đại lý phân phối chính thức các sản phẩm của công nghệ này.
Tuy nhiên, đó không phải là thứ đá được khai thác ngoài tự nhiên mà hoàn toàn là đá nhân tạo được sản xuất từ vật liệu composite. Lần đầu tiên ở Việt Nam, dây chuyền công nghệ này đã được Công ty Viễn Phương nghiên cứu chế tạo thành công và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp hai bằng độc quyền sáng chế cho công nghệ khuôn trong khuôn ngoài và công nghệ cuốn.
Ngay sau khi ra đời, hàng trăm công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, biệt thự và hàng chục công trình văn phòng các bộ, ngành Trung ương đã sử dụng sản phẩm đá nhân tạo sản xuất từ dây chuyền công nghệ này để làm vật liệu trang trí nội ngoại thất. Bề ngoài, nhìn nó giống đá tự nhiên đến mức không thể phân biệt nổi bằng mắt thường. Các tông màu, hoa vân, đường chỉ là của đá tự nhiên nhưng chất cấu thành chính lại là composite.
Công nghệ này có thể chế tạo được các loại đá khác nhau với mức độ đa dạng và phong phú về chủng loại, kích cỡ và đặc biệt sản xuất được cả những loại đá quý mà ngoài tự nhiên rất hiếm hoặc không còn như ngọc bích, cẩm thạch.
Nguyên liệu chính để sản xuất đá nhân tạo là vật liệu composite có nguồn gốc từ dầu mỏ (polyeste), vải thuỷ tinh các cỡ tuỳ theo mức độ lớn nhỏ của phiến đá lắp đặt cho công trình, bột đá nghiền mịn và các hạt đá các kích cỡ. Đây là những loại nguyên vật liệu bắt buộc để làm lên tấm đá.
Ngoài ra, để tạo màu đá và các đường chỉ, vân hoa cần các loại màu tan trong vật liệu trên. Các vật liệu được pha trộn theo tỷ lệ hợp lý, pha chất đông cứng, pha tạo tông màu, đổ khuôn với thời gian nhất định, sẽ cho ra sản phẩm thô. Sản phẩm đá thô qua gia công mài và đánh bóng sẽ thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Nhà điêu khắc, hoạ kỹ Trần Hiếu Lễ - “cha đẻ” của công nghệ cho biết, yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí quyết quy trình công nghệ trong khi thực hiện các khâu này chính là việc pha tông màu làm sao để tạo màu đá giống đá tự nhiên. Việc pha màu, hoá chất và điều chỉnh thời gian đông kết không hợp lý, sản phẩm đá nhân tạo sẽ dễ thất bại vì cong vênh và nếu đông cùng một lúc sẽ không thể nào nổi lên các đường chỉ, hoa văn của đá.
Một công thức pha chế hợp lý theo dây chuyền công nghệ đã được đưa ra ấn định tông màu nào phải đông trước, tông nào sẽ đông sau để tạo ra vân đá. Việc này đòi hỏi người thực hiện đồng thời là một họa sỹ, kiến trúc sư nhưng cũng là một nhà hoá chất.
Hai công nghệ chính để tạo lên sản phẩm trụ cột và mặt phẳng là các bộ khuôn. Các sản phẩm trụ cột lớn nhỏ được thực hiện bằng các loại khuôn trong và khuôn ngoài. Rót hỗn hợp vào khoảng hở giữa 2 khuôn trong và ngoài theo một chu kỳ, trình tự thời gian, quy trình đông kết nhất định sẽ tạo ra sản phẩm đá.
Điều này có công thức và quy trình cụ thể, chỉ cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình chuẩn này, sản phẩm ra đời sẽ hoàn hảo với tính thẩm mỹ cao. Sai một bước, sản phẩm sẽ là một khối nhựa công nghiệp đông kết không thể lấy lại nguyên liệu để dùng.
Công nghệ khuôn trong khuôn ngoài và cuốn là yếu tố kết tinh, quyết định nhất để tạo ra những sản phẩm mặt phẳng diện tích lớn nhất 15 m2, những cột đá với chiều dài lắp ráp vô cùng và chân cột, đường viền, vòm hoạ tiết phức tạp, lồi lõm. Diện tích, kích cỡ, màu sắc đồng loạt như vậy sẽ khó có thể tìm ở trong đá tự nhiên.
Với tỷ trọng nhỏ hơn đá tự nhiên 5-15 lần, bền, thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý so với đá tự nhiên hay gỗ nhưng không lạnh, không hấp thụ nước, không đổ mồ hôi khi trời nồm, đá nhân tạo Viễn Phương được coi là giải pháp thay thế đá, gỗ tự nhiên trong trang trí nội ngoại thất các công trình.
Ngoài phục vụ cho dân dụng, công nghệ này đã có mặt trong các công trình quan trọng như: phù điêu mặt trước toà nhà Ban chấp hành Trung ương Đảng, 14 cột trụ chính trong Hội trường lớn Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Dịch vụ bay...
Chính vì sự độc đáo, sáng tạo này mà dây chuyền công nghệ đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nước trên thế giới như: Mỹ, Na Uy, Nam Phi, Australia... Ông Lễ cho biết, hiện nay đã có một số đơn đặt hàng muốn được chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất ở cả trong và ngoài nước.
Ngay tại Việt Nam, đã có gần 20 cơ sở ở các tỉnh thành từ Bắc tới Nam có nhu cầu muốn làm đại lý phân phối chính thức các sản phẩm của công nghệ này.