Saudi Arabia tính hủy hàng loạt siêu dự án vì thiếu tiền
Do giá dầu giảm sâu, Saudi Arabia hiện đang gánh mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới Saudi Arabia đang đẩy mạnh các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách, bằng cách hủy một loạt dự án lớn trị giá tổng cộng hơn 20 tỷ USD và cắt 1/4 ngân sách dành cho các bộ - hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Theo hãng tin này, do giá dầu giảm sâu, Saudi Arabia hiện đang gánh mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nguồn tin đề nghị giấu tên nói rằng Chính phủ Saudi Arabia đang rà soát hàng nghìn dự án với tổng trị giá khoảng 260 tỷ Riyal, tương đương 69 tỷ USD, và có thể sẽ hủy 1/3 số dự án này. Việc cắt giảm các dự án có thể sẽ tác động đến ngân sách Saudi Arabia trong vài năm.
Cũng theo nguồn tin, một kế hoạch khác của “đại gia” dầu lửa vùng Vịnh bao gồm sáp nhập một số bộ trong Chính phủ và giải thể một số bộ khác nhằm tiết kiệm ngân sách.
Saudi Arabia đã và đang thực thi những biện pháp chưa từng có tiền lệ để ngăn đà phình to của thâm hụt ngân sách. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia lên tới 16% GDP, buộc nước này phải mạnh tay cắt giảm trợ giá xăng dầu và điện nước, đồng thời giảm chi tiêu nhiều tỷ USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ giảm xuống dưới mức 10% GDP vào năm 2017.
Hoàng tử Mohammed hiện đang là người chỉ đạo kế hoạch cải tổ kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Saudi Arabia nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào dầu lửa. Kế hoạch này được đưa ra sau khi giá dầu thế giới giảm mạnh 2 năm trở lại đây.
Kế hoạch của hoàng tử Mohammed bao gồm bán cổ phần trong tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Aramco và thiết lập quỹ đầu tư lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, các nỗ lực cân bằng ngân sách đang cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab. Trong quý 1 năm nay, GDP không bao gồm dầu thô của nước này đã suy giảm.
“Việc Chính phủ Saudi Arabia giảm chi tiêu sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn ở khu vực tư nhân, và điều này đã bắt đầu được thể hiện trong các chỉ số kinh tế năm nay”, ông John Sfakianakis, Giám đốc nghiên cứu kinh tế thuộc Gulf Research Center, nhận định. “Đó là một con dao hai lưỡi khi mà Chính phủ Saudi Arabia phải cân đối chi tiêu do doanh thu từ dầu sụt giảm”.
Theo hãng tin này, do giá dầu giảm sâu, Saudi Arabia hiện đang gánh mức thâm hụt ngân sách cao nhất trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nguồn tin đề nghị giấu tên nói rằng Chính phủ Saudi Arabia đang rà soát hàng nghìn dự án với tổng trị giá khoảng 260 tỷ Riyal, tương đương 69 tỷ USD, và có thể sẽ hủy 1/3 số dự án này. Việc cắt giảm các dự án có thể sẽ tác động đến ngân sách Saudi Arabia trong vài năm.
Cũng theo nguồn tin, một kế hoạch khác của “đại gia” dầu lửa vùng Vịnh bao gồm sáp nhập một số bộ trong Chính phủ và giải thể một số bộ khác nhằm tiết kiệm ngân sách.
Saudi Arabia đã và đang thực thi những biện pháp chưa từng có tiền lệ để ngăn đà phình to của thâm hụt ngân sách. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia lên tới 16% GDP, buộc nước này phải mạnh tay cắt giảm trợ giá xăng dầu và điện nước, đồng thời giảm chi tiêu nhiều tỷ USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo thâm hụt ngân sách của Saudi Arabia sẽ giảm xuống dưới mức 10% GDP vào năm 2017.
Hoàng tử Mohammed hiện đang là người chỉ đạo kế hoạch cải tổ kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Saudi Arabia nhằm giảm sự phụ thuộc của nước này vào dầu lửa. Kế hoạch này được đưa ra sau khi giá dầu thế giới giảm mạnh 2 năm trở lại đây.
Kế hoạch của hoàng tử Mohammed bao gồm bán cổ phần trong tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Aramco và thiết lập quỹ đầu tư lợi ích quốc gia lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, các nỗ lực cân bằng ngân sách đang cản trở đà tăng trưởng của nền kinh tế Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất thế giới Arab. Trong quý 1 năm nay, GDP không bao gồm dầu thô của nước này đã suy giảm.
“Việc Chính phủ Saudi Arabia giảm chi tiêu sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn ở khu vực tư nhân, và điều này đã bắt đầu được thể hiện trong các chỉ số kinh tế năm nay”, ông John Sfakianakis, Giám đốc nghiên cứu kinh tế thuộc Gulf Research Center, nhận định. “Đó là một con dao hai lưỡi khi mà Chính phủ Saudi Arabia phải cân đối chi tiêu do doanh thu từ dầu sụt giảm”.