“Ông trùm” dầu mỏ Saudi Arabia sắp có vụ IPO lớn nhất lịch sử
Tổng quy mô của đợt IPO Saudi Aramco sẽ cao hơn hẳn so với đợt IPO trị giá 25 tỷ USD của tập đoàn Alibaba vào năm 2014
Chính phủ Saudi Arabia đã chính thức công bố về đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tập đoàn Saudi Aramco để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Đợt IPO đang thu hút sự quan tâm rất lớn của giới tài chính quốc tế, theo một bài bình luận mới đây trên Wall Street Journal.
Những ngày gần đây, trụ sở của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco tại thành phố Dhahran - thủ phủ của ngành năng lượng Saudi Arabia, trở nên đông đúc lạ thường.
Rất nhiều chuyên gia hàng đầu của nhiều tổ chức tài chính lớn nhất thế giới đến chờ hàng giờ để được nói chuyện với CEO tập đoàn, ông Amin Nasser và rồi sau đó lại được thông báo là họ cần nói chuyện thêm nữa với quản lý cấp thấp hơn.
Và trong các cuộc nói chuyện này có gì? Theo một chuyên gia tài chính giấu tên, CEO tập đoàn dành hàng giờ để nói về lộ trình chuyển đổi quan trọng sắp tới của tập đoàn và lợi ích kinh tế của những bên tham gia vào đó.
Ông Nasser cũng khẳng định rằng nếu muốn cùng tham gia với Saudi Aramco trong đợt IPO lần này, các ngân hàng nên chuẩn bị trước cho việc sẽ phải cấp tiền cho các dự án phát triển hạ tầng cực lớn. Theo ông Nasser, tập đoàn đang rất nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Khi vào và khi ra khỏi trụ sở Saudi Aramco, các chuyên gia tài chính đều được “ưu ái” hộ tống bởi các nhân viên an ninh luôn mang kè kè súng trường M-16. Trước khi rời trụ sở, họ được nhân viên bộ phận truyền thông của Saudi Aramco mời vào khán phòng với rất nhiều máy ảnh chuẩn bị sẵn như để đón ngôi sao điện ảnh.
Nhiều người đặt câu hỏi các chuyên gia tài chính hàng đầu nỗ lực vậy để làm gì? Chắc chắn, lợi ích kinh tế là yếu tố quyết định đằng sau những chuyến viếng thăm đó.
Chính phủ Saudi Arabia đã công bố chính thức về kế hoạch IPO tập đoàn có giá trị được ước tính từ 2 nghìn tỷ đến 3 nghìn tỷ USD, theo số liệu của S&P Global Market Intelligence. Sẽ có 5% cổ phiếu được bán ra và dự kiến được niêm yết trên rất nhiều các sàn giao dịch lớn của thế giới. Dự kiến riêng tiền phí tư vấn của đợt IPO này cũng lên đến 1 tỷ USD.
Như vậy, tổng quy mô của đợt IPO lần này sẽ cao hơn hẳn so với đợt IPO trị giá 25 tỷ USD của tập đoàn Alibaba vào năm 2014, đến thời điểm đó nó là đợt IPO lớn nhất thế giới. Và việc tham gia được vào đợt IPO này sẽ không chỉ có giá trị về tiền bạc.
“Những ngân hàng hỗ trợ Saudi Aramco trong đợt IPO này sẽ củng cố được uy tín của họ đối với toàn bộ ngành năng lượng thế giới, đó mới là điều quan trọng”, chuyên gia tại đại học University of Pennsylvania và đồng thời là cựu chuyên gia tư vấn tại công ty McKinsey & Co, ông David Wessels, nhận định.
Theo số liệu của công ty dữ liệu thị trường Dealogic, các công ty bảo lãnh phát hành thường thu mức phí khoảng 2% đối với các đợt IPO trị giá trên 10 tỷ USD. Có những trường hợp mức phí chỉ là 1%. Thế nhưng ngay cả nếu phí dưới 1% thì ít nhất tổng mức phí bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này cũng lên đến 1 tỷ USD.
Cho đến nay, mới chỉ có một nhóm nhỏ các tổ chức tài chính trực tiếp tham gia vào quá trình IPO này. Trong đó có thể kể đến JP Morgan Chase, tổ chức tài chính có quan hệ với Saudi Arabia từ tận 80 năm trước, Citigroup với uy tín được giới kinh doanh năng lượng đánh giá cao, ngoài ra là một số chuyên gia tư vấn thuộc McKinsey, Boston Consulting Group và công ty luật White & Case LLP.
Tuy nhiên, thương vụ IPO khủng của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới này cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Chẳng có gì đảm bảo nhà đầu tư sẽ mua hết cổ phiếu của đợt phát hành này bởi đặc thù của chính phủ Saudi Arabia là họ sẽ không cung cấp đầy đủ hết các dữ liệu liên quan. Và trong trường hợp không thành công, chỉ đơn giản là Saudi Aramco sẽ không niêm yết cổ phiếu trên sàn quốc tế nữa mà chỉ tại sàn chứng khoán Saudi Arabia.
Chính phủ Saudi Arabia đang rất nỗ lực muốn đợt IPO này thành công bởi họ đang thực thi đại kế hoạch nhằm cải tổ nền kinh tế để đa dạng hóa nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đã nhiều lần quan chức chính phủ Saudi Arabia nhắc đến điều này.
Chính phủ Saudi Arabia cũng chuẩn bị phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để thu về khoảng 15 tỷ USD. Những tổ chức tư vấn cho chính phủ Saudi Arabia trong đợt này sẽ có lợi thế cạnh tranh để trở thành nhà bảo lãnh phát hành trong đợt IPO của Saudi Aramco.
Không còn nghi ngờ gì nữa, JP Morgan Chase được dự báo sẽ là tổ chức tài chính đứng đầu trong danh sách được lựa chọn. Tại Saudi Arabia, người ta biết đến JP Morgan Chase như một ngân hàng của riêng Saudi Arabia. Những tháng gần đây, JP Morgan Chase mới cho chính phủ Saudi Arabia vay 10 tỷ USD.
Dù từ cuối năm ngoái cho đến hiện tại, người ta không nhìn thấy giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, ông James Dimon, đến Saudi Arabia. Nhưng theo nguồn tin nội bộ từ Saudi Aramco, ông này thường xuyên có các cuộc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp riêng những người đứng đầu của JP Morgan Chase tại nhiều địa điểm khác trên thế giới.
Ngoài ra, còn một số ứng cứ viên sáng giá khác cho vị trí bảo lãnh phát hành trong đợt IPO của Saudi Aramco bao gồm Citigroup, Deustche Bank AG và HSBC - nhóm 3 ngân hàng từng có khá nhiều quan hệ tài chính với Saudi Aramco.
Những ngày gần đây, trụ sở của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco tại thành phố Dhahran - thủ phủ của ngành năng lượng Saudi Arabia, trở nên đông đúc lạ thường.
Rất nhiều chuyên gia hàng đầu của nhiều tổ chức tài chính lớn nhất thế giới đến chờ hàng giờ để được nói chuyện với CEO tập đoàn, ông Amin Nasser và rồi sau đó lại được thông báo là họ cần nói chuyện thêm nữa với quản lý cấp thấp hơn.
Và trong các cuộc nói chuyện này có gì? Theo một chuyên gia tài chính giấu tên, CEO tập đoàn dành hàng giờ để nói về lộ trình chuyển đổi quan trọng sắp tới của tập đoàn và lợi ích kinh tế của những bên tham gia vào đó.
Ông Nasser cũng khẳng định rằng nếu muốn cùng tham gia với Saudi Aramco trong đợt IPO lần này, các ngân hàng nên chuẩn bị trước cho việc sẽ phải cấp tiền cho các dự án phát triển hạ tầng cực lớn. Theo ông Nasser, tập đoàn đang rất nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.
Khi vào và khi ra khỏi trụ sở Saudi Aramco, các chuyên gia tài chính đều được “ưu ái” hộ tống bởi các nhân viên an ninh luôn mang kè kè súng trường M-16. Trước khi rời trụ sở, họ được nhân viên bộ phận truyền thông của Saudi Aramco mời vào khán phòng với rất nhiều máy ảnh chuẩn bị sẵn như để đón ngôi sao điện ảnh.
Nhiều người đặt câu hỏi các chuyên gia tài chính hàng đầu nỗ lực vậy để làm gì? Chắc chắn, lợi ích kinh tế là yếu tố quyết định đằng sau những chuyến viếng thăm đó.
Chính phủ Saudi Arabia đã công bố chính thức về kế hoạch IPO tập đoàn có giá trị được ước tính từ 2 nghìn tỷ đến 3 nghìn tỷ USD, theo số liệu của S&P Global Market Intelligence. Sẽ có 5% cổ phiếu được bán ra và dự kiến được niêm yết trên rất nhiều các sàn giao dịch lớn của thế giới. Dự kiến riêng tiền phí tư vấn của đợt IPO này cũng lên đến 1 tỷ USD.
Như vậy, tổng quy mô của đợt IPO lần này sẽ cao hơn hẳn so với đợt IPO trị giá 25 tỷ USD của tập đoàn Alibaba vào năm 2014, đến thời điểm đó nó là đợt IPO lớn nhất thế giới. Và việc tham gia được vào đợt IPO này sẽ không chỉ có giá trị về tiền bạc.
“Những ngân hàng hỗ trợ Saudi Aramco trong đợt IPO này sẽ củng cố được uy tín của họ đối với toàn bộ ngành năng lượng thế giới, đó mới là điều quan trọng”, chuyên gia tại đại học University of Pennsylvania và đồng thời là cựu chuyên gia tư vấn tại công ty McKinsey & Co, ông David Wessels, nhận định.
Theo số liệu của công ty dữ liệu thị trường Dealogic, các công ty bảo lãnh phát hành thường thu mức phí khoảng 2% đối với các đợt IPO trị giá trên 10 tỷ USD. Có những trường hợp mức phí chỉ là 1%. Thế nhưng ngay cả nếu phí dưới 1% thì ít nhất tổng mức phí bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này cũng lên đến 1 tỷ USD.
Cho đến nay, mới chỉ có một nhóm nhỏ các tổ chức tài chính trực tiếp tham gia vào quá trình IPO này. Trong đó có thể kể đến JP Morgan Chase, tổ chức tài chính có quan hệ với Saudi Arabia từ tận 80 năm trước, Citigroup với uy tín được giới kinh doanh năng lượng đánh giá cao, ngoài ra là một số chuyên gia tư vấn thuộc McKinsey, Boston Consulting Group và công ty luật White & Case LLP.
Tuy nhiên, thương vụ IPO khủng của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới này cũng đi kèm với nhiều rủi ro. Chẳng có gì đảm bảo nhà đầu tư sẽ mua hết cổ phiếu của đợt phát hành này bởi đặc thù của chính phủ Saudi Arabia là họ sẽ không cung cấp đầy đủ hết các dữ liệu liên quan. Và trong trường hợp không thành công, chỉ đơn giản là Saudi Aramco sẽ không niêm yết cổ phiếu trên sàn quốc tế nữa mà chỉ tại sàn chứng khoán Saudi Arabia.
Chính phủ Saudi Arabia đang rất nỗ lực muốn đợt IPO này thành công bởi họ đang thực thi đại kế hoạch nhằm cải tổ nền kinh tế để đa dạng hóa nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đã nhiều lần quan chức chính phủ Saudi Arabia nhắc đến điều này.
Chính phủ Saudi Arabia cũng chuẩn bị phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để thu về khoảng 15 tỷ USD. Những tổ chức tư vấn cho chính phủ Saudi Arabia trong đợt này sẽ có lợi thế cạnh tranh để trở thành nhà bảo lãnh phát hành trong đợt IPO của Saudi Aramco.
Không còn nghi ngờ gì nữa, JP Morgan Chase được dự báo sẽ là tổ chức tài chính đứng đầu trong danh sách được lựa chọn. Tại Saudi Arabia, người ta biết đến JP Morgan Chase như một ngân hàng của riêng Saudi Arabia. Những tháng gần đây, JP Morgan Chase mới cho chính phủ Saudi Arabia vay 10 tỷ USD.
Dù từ cuối năm ngoái cho đến hiện tại, người ta không nhìn thấy giám đốc điều hành của JP Morgan Chase, ông James Dimon, đến Saudi Arabia. Nhưng theo nguồn tin nội bộ từ Saudi Aramco, ông này thường xuyên có các cuộc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp riêng những người đứng đầu của JP Morgan Chase tại nhiều địa điểm khác trên thế giới.
Ngoài ra, còn một số ứng cứ viên sáng giá khác cho vị trí bảo lãnh phát hành trong đợt IPO của Saudi Aramco bao gồm Citigroup, Deustche Bank AG và HSBC - nhóm 3 ngân hàng từng có khá nhiều quan hệ tài chính với Saudi Aramco.