“Sẽ buộc doanh nghiệp công khai chi phí, giá thành sản phẩm”
Theo ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, “cơn sốt” tăng giá hiện tại vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý
Theo ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính, “cơn sốt” tăng giá hiện tại vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
“Cơn sốt” tăng giá trong thời gian qua đã đến mức báo động chưa, thưa ông?
So với mặt bằng giá cùng kỳ của năm trước thì chỉ số giá năm nay là có tăng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình 7 tháng qua cho thấy, không có đột biến về giá xảy ra, tốc độ tăng giá vẫn ở trong tầm kiểm soát, mà tầm kiểm soát quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức cao và cao hơn tốc độ trượt giá.
Đến thời điểm này, những cân đối vĩ mô của nền kinh tế như: ngân sách, tiền tệ, hàng hóa, cung cầu, dịch vụ, xuất nhập khẩu… thì chúng ta vẫn đảm bảo.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao như vừa qua là mức đáng phải chú ý quan tâm và không thể chủ quan trước diễn biến của lạm phát. Nhưng với những gì đang diễn ra và những gì chúng ta đã có được thì tôi cho rằng, cơn sốt tăng giá vừa qua chưa phải là quá lo ngại.
Xét trên bình diện tổng thể thì chúng tôi cho rằng, hiện tượng tăng giá này chỉ mang tính cục bộ, cơ cấu. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận rõ nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cho phù hợp. Đến thời điểm này, Thủ tướng vẫn lạc quan tin tưởng rằng, chúng ta sẽ kiềm chế được cơn sốt giá cục bộ này và sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như đã đề ra.
Xin ông cho biết kết luận của Thủ tướng về tình hình tăng giá và các biện pháp kiềm chế tăng giá tại cuộc họp của Chính phủ hôm 12/8?
Tại cuộc họp với các bộ, ngành vừa qua do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo và tổng hợp các số liệu liên quan, Thủ tướng đã có những kết luận như sau:
Thứ nhất, trong 7 tháng qua, dù chỉ số giá tiêu dùng có tăng cao do nhiều nguyên nhân, song tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đạt mức cao và ổn định, các cân đối vĩ mô vẫn được giữ vững.
Thứ hai, cho dù CPI tăng cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì chúng ta đã và đang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của CPI. Vì vậy, cá nhân Thủ tướng cũng như Chính phủ vẫn rất lạc quan về một sự kiềm chế lạm phát dưới mức 2 con số và có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8,2% đến 8,5% trong những tháng cuối năm.
Thứ ba, Thủ tướng cũng đồng ý phương án giảm giá xăng khoảng 500 đồng/lít, chưa tăng giá bán than và tạm thời chưa điều chỉnh giá dầu, điện.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ cần làm ngay như: tập trung huy động mọi nguồn lực để tháo gỡ ách tắc cho sản xuất, sửa đổi thủ tục hành chính để đẩy mạnh giải ngân, đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu, cân đối cung cầu các mặt hàng chiến lược, kiểm soát các phương tiện thanh toán theo hướng không để mất giá đồng nội tệ, phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền, kiểm soát tình trạng tăng giá trái pháp luật của các doanh nghiệp…
Để “hạ nhiệt” cơn sốt tăng giá, vừa qua Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế cho một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, trong thời gian tới giá của những mặt hàng đã được giảm thuế vẫn không giảm xuống thì Bộ sẽ giải quyết như thế nào?
Để giải quyết vấn đề này thì tất yếu phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành. Ngay trong ngày hôm nay (14/8), Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp, các tổng công ty. Tại đây, Bộ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xem xét lại các chi phí, giá thành, giá bán và yếu tố thuế trong sản phẩm để từ đó sẽ buộc doanh nghiệp phải niêm yết công khai chi phí và giá thành sản phẩm.
Trước mắt, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tập trung vào các mặt hàng có mức giá tăng cao là: thép, sữa, gas... và sẽ kiểm tra từ nay đến cuối tháng. Còn lại những mặt hàng khác sẽ kiểm tra lần lượt từ nay đến hết năm.
Xin lưu ý rằng, công việc này có kết quả hay không là có một phần đóng góp quan trọng của báo chí trong việc phát hiện, phản ánh các hiện tượng bất thường liên quan đến giá cả thị trường. Tôi tin tưởng rằng, nếu chúng ta làm quyết liệt thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng tăng giá bất hợp lý.
Thủ tướng vừa quyết định tạm thời chưa điều chỉnh giá của một số mặt hàng như than, dầu, điện… Nhưng theo lộ trình thì chúng ta vẫn phải tăng giá các mặt hàng đó. Vậy, trong thời gian tới nếu giá cả vẫn tiếp tục tăng cao thì chúng ta có tạm hoãn nữa không hay chấp nhận một mặt bằng giá mới?
Vấn đề quan trọng của chính sách điều chỉnh giá là để đảm bảo cho nó thực hiện theo cơ chế thị trường, có cung - cầu và hình thành một mức giá phù hợp. Để đạt được mục đích đó thì đòi hỏi chúng ta phải có một lộ trình. Trước đây chúng ta cũng đã áp dụng và cũng đã có kết quả thông qua việc giá cả các mặt hàng đã có sự điều chỉnh.
Hiện nay do giá cả thị trường đang tăng cao nên bắt buộc chúng ta phải kéo dài tiến độ thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường. Tức là chúng ta điều chỉnh (hay không điều chỉnh) giá nhưng không làm biến động đến tình hình chung của nền kinh tế. Quan trọng hơn là phải điều chỉnh theo tín hiệu của thị trường để đưa ra những chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, ở góc độ tổng thể thì chúng ta vẫn phải theo đuổi mục tiêu tăng giá theo lộ trình và phải thực hiện bằng được. Tôi cho rằng, cuối năm nay hoặc chậm nhất là đầu năm tới, chúng ta sẽ nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các chính sách đó.
“Cơn sốt” tăng giá trong thời gian qua đã đến mức báo động chưa, thưa ông?
So với mặt bằng giá cùng kỳ của năm trước thì chỉ số giá năm nay là có tăng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình 7 tháng qua cho thấy, không có đột biến về giá xảy ra, tốc độ tăng giá vẫn ở trong tầm kiểm soát, mà tầm kiểm soát quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức cao và cao hơn tốc độ trượt giá.
Đến thời điểm này, những cân đối vĩ mô của nền kinh tế như: ngân sách, tiền tệ, hàng hóa, cung cầu, dịch vụ, xuất nhập khẩu… thì chúng ta vẫn đảm bảo.
Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao như vừa qua là mức đáng phải chú ý quan tâm và không thể chủ quan trước diễn biến của lạm phát. Nhưng với những gì đang diễn ra và những gì chúng ta đã có được thì tôi cho rằng, cơn sốt tăng giá vừa qua chưa phải là quá lo ngại.
Xét trên bình diện tổng thể thì chúng tôi cho rằng, hiện tượng tăng giá này chỉ mang tính cục bộ, cơ cấu. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận rõ nguyên nhân để đưa ra những giải pháp cho phù hợp. Đến thời điểm này, Thủ tướng vẫn lạc quan tin tưởng rằng, chúng ta sẽ kiềm chế được cơn sốt giá cục bộ này và sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP như đã đề ra.
Xin ông cho biết kết luận của Thủ tướng về tình hình tăng giá và các biện pháp kiềm chế tăng giá tại cuộc họp của Chính phủ hôm 12/8?
Tại cuộc họp với các bộ, ngành vừa qua do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo và tổng hợp các số liệu liên quan, Thủ tướng đã có những kết luận như sau:
Thứ nhất, trong 7 tháng qua, dù chỉ số giá tiêu dùng có tăng cao do nhiều nguyên nhân, song tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đạt mức cao và ổn định, các cân đối vĩ mô vẫn được giữ vững.
Thứ hai, cho dù CPI tăng cao nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát vì chúng ta đã và đang phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của CPI. Vì vậy, cá nhân Thủ tướng cũng như Chính phủ vẫn rất lạc quan về một sự kiềm chế lạm phát dưới mức 2 con số và có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8,2% đến 8,5% trong những tháng cuối năm.
Thứ ba, Thủ tướng cũng đồng ý phương án giảm giá xăng khoảng 500 đồng/lít, chưa tăng giá bán than và tạm thời chưa điều chỉnh giá dầu, điện.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tập trung vào một số nhiệm vụ cần làm ngay như: tập trung huy động mọi nguồn lực để tháo gỡ ách tắc cho sản xuất, sửa đổi thủ tục hành chính để đẩy mạnh giải ngân, đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu, cân đối cung cầu các mặt hàng chiến lược, kiểm soát các phương tiện thanh toán theo hướng không để mất giá đồng nội tệ, phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền, kiểm soát tình trạng tăng giá trái pháp luật của các doanh nghiệp…
Để “hạ nhiệt” cơn sốt tăng giá, vừa qua Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế cho một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, trong thời gian tới giá của những mặt hàng đã được giảm thuế vẫn không giảm xuống thì Bộ sẽ giải quyết như thế nào?
Để giải quyết vấn đề này thì tất yếu phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành. Ngay trong ngày hôm nay (14/8), Bộ Tài chính sẽ tiến hành kiểm tra một số doanh nghiệp, các tổng công ty. Tại đây, Bộ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xem xét lại các chi phí, giá thành, giá bán và yếu tố thuế trong sản phẩm để từ đó sẽ buộc doanh nghiệp phải niêm yết công khai chi phí và giá thành sản phẩm.
Trước mắt, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tập trung vào các mặt hàng có mức giá tăng cao là: thép, sữa, gas... và sẽ kiểm tra từ nay đến cuối tháng. Còn lại những mặt hàng khác sẽ kiểm tra lần lượt từ nay đến hết năm.
Xin lưu ý rằng, công việc này có kết quả hay không là có một phần đóng góp quan trọng của báo chí trong việc phát hiện, phản ánh các hiện tượng bất thường liên quan đến giá cả thị trường. Tôi tin tưởng rằng, nếu chúng ta làm quyết liệt thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng tăng giá bất hợp lý.
Thủ tướng vừa quyết định tạm thời chưa điều chỉnh giá của một số mặt hàng như than, dầu, điện… Nhưng theo lộ trình thì chúng ta vẫn phải tăng giá các mặt hàng đó. Vậy, trong thời gian tới nếu giá cả vẫn tiếp tục tăng cao thì chúng ta có tạm hoãn nữa không hay chấp nhận một mặt bằng giá mới?
Vấn đề quan trọng của chính sách điều chỉnh giá là để đảm bảo cho nó thực hiện theo cơ chế thị trường, có cung - cầu và hình thành một mức giá phù hợp. Để đạt được mục đích đó thì đòi hỏi chúng ta phải có một lộ trình. Trước đây chúng ta cũng đã áp dụng và cũng đã có kết quả thông qua việc giá cả các mặt hàng đã có sự điều chỉnh.
Hiện nay do giá cả thị trường đang tăng cao nên bắt buộc chúng ta phải kéo dài tiến độ thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường. Tức là chúng ta điều chỉnh (hay không điều chỉnh) giá nhưng không làm biến động đến tình hình chung của nền kinh tế. Quan trọng hơn là phải điều chỉnh theo tín hiệu của thị trường để đưa ra những chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, ở góc độ tổng thể thì chúng ta vẫn phải theo đuổi mục tiêu tăng giá theo lộ trình và phải thực hiện bằng được. Tôi cho rằng, cuối năm nay hoặc chậm nhất là đầu năm tới, chúng ta sẽ nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các chính sách đó.