Sẽ có sàn đấu giá chè ở Việt Nam
Đề xuất khởi động dự án thành lập sàn đấu giá chè ở Việt Nam vào đầu năm 2010
Sáng 21/8, Hiệp hội Chè Việt Nam cùng với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức hội thảo công bố báo cáo giữa kỳ Nghiên cứu khả thi về việc thành lập sàn đấu giá chè ở Việt Nam.
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, dự án nên được bắt đầu ngay vào đầu năm 2010, khi đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành, và doanh nghiệp.
Phân tích tình hình ngành công nghiệp chè Việt Nam trong hơn 20 năm qua, ông Lain Lang, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, việc thiếu một sàn đấu giá chè dẫn đến các nhà máy không xác định được giá trị sản phẩm.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sản phẩm của các doanh nghiệp này bị khách hàng nước ngoài ép giá. “Trong 10 năm qua, giá trung bình của chè Việt Nam luôn thấp hơn giá thị trường”, ông Lain Lang nhận xét.
Theo nghiên cứu của chuyên gia này, tại thời điểm năm 1998, giá xuất khẩu chè của Việt Nam ngang giá bán với 8 trung tâm đấu giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2009, trong khi giá thế giới tăng trên 15% so với thời điểm 1998, giá chè xuất khẩu của Việt Nam lại chỉ còn khoảng 80% giá trị với cùng so sánh tương tự.
Trong khi đó, những đánh giá khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng của một số nhà máy chè có đầu tư tốt tại Việt Nam không thua kém so với sản phẩm cùng loại từ các nước có công nghiệp chế biến và xuất khẩu chè hàng đầu như Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka…
Phân tích điều kiện để xây dựng thành công sàn đấu giá chè tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt cảnh báo nếu không có biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định của thị trường nhập khẩu, chè Việt Nam khó có thể xây dựng được uy tín và thương hiệu.
Bà Salwa Dogheim, chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng chè cho biết, thống kê tại một nhà xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm 2009 đến nay, trong 38 mẫu chè xuất khẩu được kiểm nghiệm, đã có 27 mẫu không đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng…
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, dự án nên được bắt đầu ngay vào đầu năm 2010, khi đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành, và doanh nghiệp.
Phân tích tình hình ngành công nghiệp chè Việt Nam trong hơn 20 năm qua, ông Lain Lang, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, việc thiếu một sàn đấu giá chè dẫn đến các nhà máy không xác định được giá trị sản phẩm.
Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sản phẩm của các doanh nghiệp này bị khách hàng nước ngoài ép giá. “Trong 10 năm qua, giá trung bình của chè Việt Nam luôn thấp hơn giá thị trường”, ông Lain Lang nhận xét.
Theo nghiên cứu của chuyên gia này, tại thời điểm năm 1998, giá xuất khẩu chè của Việt Nam ngang giá bán với 8 trung tâm đấu giá lớn trên thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2009, trong khi giá thế giới tăng trên 15% so với thời điểm 1998, giá chè xuất khẩu của Việt Nam lại chỉ còn khoảng 80% giá trị với cùng so sánh tương tự.
Trong khi đó, những đánh giá khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng của một số nhà máy chè có đầu tư tốt tại Việt Nam không thua kém so với sản phẩm cùng loại từ các nước có công nghiệp chế biến và xuất khẩu chè hàng đầu như Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka…
Phân tích điều kiện để xây dựng thành công sàn đấu giá chè tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt cảnh báo nếu không có biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định của thị trường nhập khẩu, chè Việt Nam khó có thể xây dựng được uy tín và thương hiệu.
Bà Salwa Dogheim, chuyên gia về tiêu chuẩn chất lượng chè cho biết, thống kê tại một nhà xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm 2009 đến nay, trong 38 mẫu chè xuất khẩu được kiểm nghiệm, đã có 27 mẫu không đạt tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng…