“Sẽ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nếu…”
Phó chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế (Nghị viện Châu Âu) vừa có cuộc gặp báo chí tại Việt Nam ngày 4/10
Bà Corien Wortmann Kool, Phó chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế (Nghị viện Châu Âu) vừa có cuộc gặp báo chí tại Việt Nam ngày 4/10.
Xin bà cho biết rõ hơn mục đích của chuyến công tác tới Việt Nam lần này?
Mục đích của chuyến công tác lần này là chúng tôi muốn tìm hiểu triển vọng tiến tới một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và ASEAN.
Lịch trình của chúng tôi là sẽ làm việc với 2 quốc gia, Singapore, nước hiện nay đang giữ chức Chủ tịch ASEAN và Việt Nam với tư cách là Điều phối viên. Sang Việt Nam lần này, chúng tôi muốn có thêm một số thông tin, những nghiên cứu mới về cách tiếp cận và những mối quan tâm của Việt Nam trong quá trình đàm phán FTA.
Tôi cũng xin được nói rõ thêm, Hiệp định Thương mại Tự do EU - ASEAN mà chúng tôi đang xây dựng là chỉ với 7 nước của Asean, ngoại trừ Lào, Campuchia và Myanmar. Bởi, Lào và Campuchia thì đã có chương trình thương mại riêng với EU, còn Myanmar thì hiện chúng tôi đang có kế hoạch cấm vận quốc gia này.
Bà đánh giá thế nào về những tiến bộ và hạn chế của Việt Nam trong việc thúc đẩy ra đời hiệp định nói trên, cũng như nỗ lực hội nhập với nền thương mại toàn cầu?
Chuyến đi lần này là chuyến công tác đầu tiên của Nghị viện Châu Âu để xúc tiến FTA. Mặc dù chỉ ở Việt Nam hai ngày nhưng chúng tôi đã ghi nhận được nhiều sự tiến bộ của Việt Nam.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng giêng vừa qua đã nói lên tất cả những tiến bộ của quốc gia này. Chúng tôi ghi nhận những gì mà Việt Nam đã và đang nỗ lực để thực hiện những cam kết sau khi gia nhập WTO.
Nói thế không có nghĩa Việt Nam không có những tồn tại, hạn chế. Cụ thể là trong hai ngày làm việc vừa qua, chúng tôi cũng đã nhận thấy một số vấn đề liên quan đến luật pháp mà Việt Nam cần phải sửa đổi cũng như thực thi tốt hơn.
Ngay tại buổi làm việc hôm qua, chúng tôi đã nhận được những phàn nàn từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Họ nêu ra một số cam kết từ năm 1995 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, trong đó nổi bật là những thắc mắc liên quan đến sở hữu công ty.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cũng phàn nàn về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam hiện có nhiều văn bản pháp lý quy định về lĩnh vực này nhưng quá trình thực hiện lại không theo một hướng thống nhất, gây ra nhiều tranh cãi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
So với 7 nước tham gia FTA, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển nhất. Vậy, Việt Nam sẽ gặp những khó khăn gì trong việc gia nhập này, thưa bà?
Theo tôi, đây không phải là một điều quá lo lắng. Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi hiệp định ra đời.
Khi gia nhập FTA, điều quan trọng không phải là nền kinh tế phát triển hay đang phát triển mà là những nỗ lực của quốc gia đó đối với quá trình hội nhập, cụ thể là những nỗ lực từ cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng.
Hiện EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Vậy theo bà, Việt Nam cần phải làm gì để được EU dành cho sự công nhận này?
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế liên quan đến pháp luật, quy định về đầu tư nước ngoài... nên đến nay, EU vẫn chưa thể công nhận là Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường.
Rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề luật và thực thi luật. Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đây là hạn chế lớn nhất mà phái đoàn chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam.
Một vấn đề nữa cũng khiến Việt Nam chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường chính là vấn đề phân biệt quyền sở hữu đối với các công ty trong và ngoài nước. Hiện luật pháp của Việt Nam vẫn còn một số quy định thiếu bình đẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một điều không được chấp nhận trong một nền kinh tế thị trường.
Vì vậy, nếu trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam có những thay đổi mang tính tích cực hơn nữa trong các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ phân biệt, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thương mại... thì EU sẽ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
Bà có thể cho biết việc FTA ra đời sẽ tác động như thế nào đến quan hệ thương mại EU - ASEAN và những lợi ích mà Việt Nam có thể đạt được?
Với 27 nước thành viên EU và 7 nước thành viên ASEAN, tạo nên một thị trường rộng lớn với khoảng gần 1 tỷ người tiêu dùng, đây sẽ là một cơ hội vô cùng lớn cho tất cả các bên tham gia, trong đó có Việt Nam.
Những nghiên cứu do các tổ chức CEP II và Copenhagen Economics đưa ra trong tháng 4/2007 cho thấy, sau khi FTA được ký kết, ASEAN có thể sẽ chứng kiến việc xuất khẩu sang EU tăng 18,5%, trong khi đó xuất khẩu của EU sang ASEAN sẽ tăng 24,2%.
Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN sẽ là những quốc gia được lợi nhiều nhất khi FTA ra đời. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu hơn thị trường EU, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để có thể trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020.
Xin bà cho biết rõ hơn mục đích của chuyến công tác tới Việt Nam lần này?
Mục đích của chuyến công tác lần này là chúng tôi muốn tìm hiểu triển vọng tiến tới một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa EU và ASEAN.
Lịch trình của chúng tôi là sẽ làm việc với 2 quốc gia, Singapore, nước hiện nay đang giữ chức Chủ tịch ASEAN và Việt Nam với tư cách là Điều phối viên. Sang Việt Nam lần này, chúng tôi muốn có thêm một số thông tin, những nghiên cứu mới về cách tiếp cận và những mối quan tâm của Việt Nam trong quá trình đàm phán FTA.
Tôi cũng xin được nói rõ thêm, Hiệp định Thương mại Tự do EU - ASEAN mà chúng tôi đang xây dựng là chỉ với 7 nước của Asean, ngoại trừ Lào, Campuchia và Myanmar. Bởi, Lào và Campuchia thì đã có chương trình thương mại riêng với EU, còn Myanmar thì hiện chúng tôi đang có kế hoạch cấm vận quốc gia này.
Bà đánh giá thế nào về những tiến bộ và hạn chế của Việt Nam trong việc thúc đẩy ra đời hiệp định nói trên, cũng như nỗ lực hội nhập với nền thương mại toàn cầu?
Chuyến đi lần này là chuyến công tác đầu tiên của Nghị viện Châu Âu để xúc tiến FTA. Mặc dù chỉ ở Việt Nam hai ngày nhưng chúng tôi đã ghi nhận được nhiều sự tiến bộ của Việt Nam.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng giêng vừa qua đã nói lên tất cả những tiến bộ của quốc gia này. Chúng tôi ghi nhận những gì mà Việt Nam đã và đang nỗ lực để thực hiện những cam kết sau khi gia nhập WTO.
Nói thế không có nghĩa Việt Nam không có những tồn tại, hạn chế. Cụ thể là trong hai ngày làm việc vừa qua, chúng tôi cũng đã nhận thấy một số vấn đề liên quan đến luật pháp mà Việt Nam cần phải sửa đổi cũng như thực thi tốt hơn.
Ngay tại buổi làm việc hôm qua, chúng tôi đã nhận được những phàn nàn từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Họ nêu ra một số cam kết từ năm 1995 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện, trong đó nổi bật là những thắc mắc liên quan đến sở hữu công ty.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu cũng phàn nàn về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam hiện có nhiều văn bản pháp lý quy định về lĩnh vực này nhưng quá trình thực hiện lại không theo một hướng thống nhất, gây ra nhiều tranh cãi giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
So với 7 nước tham gia FTA, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển nhất. Vậy, Việt Nam sẽ gặp những khó khăn gì trong việc gia nhập này, thưa bà?
Theo tôi, đây không phải là một điều quá lo lắng. Là một nền kinh tế mới nổi, Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi hiệp định ra đời.
Khi gia nhập FTA, điều quan trọng không phải là nền kinh tế phát triển hay đang phát triển mà là những nỗ lực của quốc gia đó đối với quá trình hội nhập, cụ thể là những nỗ lực từ cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng.
Hiện EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Vậy theo bà, Việt Nam cần phải làm gì để được EU dành cho sự công nhận này?
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên, do còn một số hạn chế liên quan đến pháp luật, quy định về đầu tư nước ngoài... nên đến nay, EU vẫn chưa thể công nhận là Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường.
Rào cản lớn nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề luật và thực thi luật. Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đây là hạn chế lớn nhất mà phái đoàn chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam.
Một vấn đề nữa cũng khiến Việt Nam chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường chính là vấn đề phân biệt quyền sở hữu đối với các công ty trong và ngoài nước. Hiện luật pháp của Việt Nam vẫn còn một số quy định thiếu bình đẳng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một điều không được chấp nhận trong một nền kinh tế thị trường.
Vì vậy, nếu trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam có những thay đổi mang tính tích cực hơn nữa trong các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ phân biệt, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thương mại... thì EU sẽ công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường.
Bà có thể cho biết việc FTA ra đời sẽ tác động như thế nào đến quan hệ thương mại EU - ASEAN và những lợi ích mà Việt Nam có thể đạt được?
Với 27 nước thành viên EU và 7 nước thành viên ASEAN, tạo nên một thị trường rộng lớn với khoảng gần 1 tỷ người tiêu dùng, đây sẽ là một cơ hội vô cùng lớn cho tất cả các bên tham gia, trong đó có Việt Nam.
Những nghiên cứu do các tổ chức CEP II và Copenhagen Economics đưa ra trong tháng 4/2007 cho thấy, sau khi FTA được ký kết, ASEAN có thể sẽ chứng kiến việc xuất khẩu sang EU tăng 18,5%, trong khi đó xuất khẩu của EU sang ASEAN sẽ tăng 24,2%.
Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN sẽ là những quốc gia được lợi nhiều nhất khi FTA ra đời. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu hơn thị trường EU, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để có thể trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2020.