Sẽ “dùng mọi biện pháp” kìm giá thuốc
Bộ Y tế cho biết sẽ huy động mọi biện pháp để kiềm chế việc tăng giá thuốc đột biến, trên diện rộng
Trước sức ép của chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, biến động giá trên thị trường thế giới... đã có nhiều lo ngại khả năng có một đợt tăng giá thuốc mạnh mẽ sau ngày 30/6.
Ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, Bộ sẽ huy động mọi biện pháp để kiềm chế việc tăng giá thuốc đột biến, trên diện rộng.
Theo Tổng cục Hải quan, giá nguyên liệu sản xuất thuốc đã tăng rất mạnh từ 20-98% so với đầu năm 2008. Dự báo sau tháng 7 này, giá nguyên liệu có thể tăng thêm từ 10-15% khi nhiều nhà cung cấp đã đề nghị tăng giá.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lại gặp rất nhiều khó khăn về tín dụng khi phải mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại theo giá thỏa thuận chênh lệch tới 11% so với giá Ngân hàng Nhà nước niêm yết để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu thuốc.
Theo Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh dược Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay vẫn có trên 360 mặt hàng thuốc nhập khẩu, 300 mặt hàng thuốc nội tăng giá với mức tương ứng là 9,13% và 12,86%. Hiện tại có tới 700-800 mặt hàng thuốc của các doanh nghiệp xin điều chỉnh tăng giá. Nhiều công ty từ chối, phá hợp đồng cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh gây tình trạng thiếu thuốc cục bộ.
Theo báo cáo sơ bộ có tới 10% số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng do giá thuốc đấu thầu quá thấp so với giá thuốc mua vào ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, các công ty nhập khẩu thuốc đã cắt giảm 20-25% mặt hàng thuốc cung ứng cho bệnh viện.
Thực tế này cho thấy, việc kiềm chế tăng giá dược phẩm bằng các biện pháp hành chính chỉ có tác dụng nhất định, trong khi chúng ta vẫn đang phải nhập siêu gần 800 triệu USD trong đó có 50% thuốc thành phẩm, 90% nguyên liệu sản xuất.
Trong nhóm giải pháp trước mắt, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giá thuốc đấu thầu theo mặt bằng thị trường, xem xét việc cho phép tăng giá của các mặt hàng thuốc, trên cơ sở đảm bảo tăng một cách hợp lý, tăng có lộ trình, không để tăng giá đồng loạt, đột biến. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép tăng giá tối đa không quá 5 mặt hàng đang lưu thông với biên độ từ 5- 10%.
Các doanh nghiệp cần được thanh toán kịp thời tiền thuốc cung ứng cho bệnh viện cũng như được các ngân hàng đảm bảo nguồn ngoại tệ ổn định ở mức 70 triệu USD/tháng để có thể kịp thời nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bộ Y tế cũng đề xuất tăng vốn cho quỹ dự trữ lưu thông thuốc quốc gia từ 330 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, mở rộng đối tượng tham gia quỹ này.
Ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cho biết, Bộ sẽ huy động mọi biện pháp để kiềm chế việc tăng giá thuốc đột biến, trên diện rộng.
Theo Tổng cục Hải quan, giá nguyên liệu sản xuất thuốc đã tăng rất mạnh từ 20-98% so với đầu năm 2008. Dự báo sau tháng 7 này, giá nguyên liệu có thể tăng thêm từ 10-15% khi nhiều nhà cung cấp đã đề nghị tăng giá.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc lại gặp rất nhiều khó khăn về tín dụng khi phải mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại theo giá thỏa thuận chênh lệch tới 11% so với giá Ngân hàng Nhà nước niêm yết để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu thuốc.
Theo Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh dược Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay vẫn có trên 360 mặt hàng thuốc nhập khẩu, 300 mặt hàng thuốc nội tăng giá với mức tương ứng là 9,13% và 12,86%. Hiện tại có tới 700-800 mặt hàng thuốc của các doanh nghiệp xin điều chỉnh tăng giá. Nhiều công ty từ chối, phá hợp đồng cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh gây tình trạng thiếu thuốc cục bộ.
Theo báo cáo sơ bộ có tới 10% số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng do giá thuốc đấu thầu quá thấp so với giá thuốc mua vào ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, các công ty nhập khẩu thuốc đã cắt giảm 20-25% mặt hàng thuốc cung ứng cho bệnh viện.
Thực tế này cho thấy, việc kiềm chế tăng giá dược phẩm bằng các biện pháp hành chính chỉ có tác dụng nhất định, trong khi chúng ta vẫn đang phải nhập siêu gần 800 triệu USD trong đó có 50% thuốc thành phẩm, 90% nguyên liệu sản xuất.
Trong nhóm giải pháp trước mắt, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giá thuốc đấu thầu theo mặt bằng thị trường, xem xét việc cho phép tăng giá của các mặt hàng thuốc, trên cơ sở đảm bảo tăng một cách hợp lý, tăng có lộ trình, không để tăng giá đồng loạt, đột biến. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép tăng giá tối đa không quá 5 mặt hàng đang lưu thông với biên độ từ 5- 10%.
Các doanh nghiệp cần được thanh toán kịp thời tiền thuốc cung ứng cho bệnh viện cũng như được các ngân hàng đảm bảo nguồn ngoại tệ ổn định ở mức 70 triệu USD/tháng để có thể kịp thời nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bộ Y tế cũng đề xuất tăng vốn cho quỹ dự trữ lưu thông thuốc quốc gia từ 330 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, mở rộng đối tượng tham gia quỹ này.