16:00 14/12/2021

Sẽ không còn cánh đồng cúc "tiến vua" tại Hưng Yên?

Tháng 12, những cánh đồng cúc chi vàng đang bắt đầu khoe sắc, nhuộm vàng cả một góc trời ven sông Hồng ở Hưng Yên. Nhưng nhiều người dân cho biết, đây sẽ là vụ hoa cuối cùng.

Tháng 12, cánh đồng cúc chi làng Nghĩa Trai, Hưng Yên trổ sắc vàng rực, thu hút nhiều du khách
Tháng 12, cánh đồng cúc chi làng Nghĩa Trai, Hưng Yên trổ sắc vàng rực, thu hút nhiều du khách

Những ngày này, đến làng Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm (Hưng Yên), sẽ thấy cả cánh đồng rộng mênh mông vàng óng hoa cúc chi đang mùa nở rộ. Đây cũng là thời điểm người dân nơi đây hái cúc chi để bán cho doanh nghiệp hoặc giữ lại làm trà, làm thuốc.

Cúc chi (hay kim cúc, hoàng cúc) còn có tên gọi khác là “cúc tiến vua” bởi ngày xưa thường được dùng dâng lên vua chúa.

Vào vụ thu hoạch cúc chi, cả làng Nghĩa Trai trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Từ người già, thanh niên đến trẻ con đều ra đồng hái hoa. Mùa cúc với màu hoa vàng ruộm cũng là "mùa ấm no", khi mỗi sào cúc giúp người dân bán được tiền triệu. Những nhà có nhiều ruộng, họ sẽ có tích cóp được khoản tiền không nhỏ. 

Bà Đỗ Thị Bắc có 3 sào cúc chi. Ước tính vụ năm nay thu hoạch năm nay được khoảng hơn 1 tấn cúc tươi. Với giá bán là 35 nghìn/1kg. Dự kiến bà Bắc sẽ thu được hơn 40 triệu vụ.
Bà Đỗ Thị Bắc có 3 sào cúc chi. Ước tính vụ năm nay thu hoạch năm nay được khoảng hơn 1 tấn cúc tươi. Với giá bán là 35 nghìn/1kg. Dự kiến bà Bắc sẽ thu được hơn 40 triệu vụ.
Người làng Nghĩa Trai cho hay, nếu bán tươi, cúc chi có giá khoảng 50.000 đồng/kg nhưng mang đi sấy khô thì bán được giá hơn 500.000 đồng/kg. Vì vậy không ít gia đình đã thu mua thêm máy móc để sấy khô. Cúc khô được cung cấp cho người dân làm trà hay bán cho các công ty dược.
Người làng Nghĩa Trai cho hay, nếu bán tươi, cúc chi có giá khoảng 50.000 đồng/kg nhưng mang đi sấy khô thì bán được giá hơn 500.000 đồng/kg. Vì vậy không ít gia đình đã thu mua thêm máy móc để sấy khô. Cúc khô được cung cấp cho người dân làm trà hay bán cho các công ty dược.
Vào vụ thu hoạch cúc, lũ trẻ trong làng rất thích vì vừa được ra đồng chạy nhảy, ngắm hoa, vừa được chơi những trò chơi tưởng đã "thất truyền" như chọi cỏ gà, trốn tìm...
Vào vụ thu hoạch cúc, lũ trẻ trong làng rất thích vì vừa được ra đồng chạy nhảy, ngắm hoa, vừa được chơi những trò chơi tưởng đã "thất truyền" như chọi cỏ gà, trốn tìm...
Để đảm bảo tiến độ thu hoạch, nhiều người dân mang theo cơm ra đồng để tranh thủ ăn cho đỡ tốn thời gian. Vụ cúc chỉ kéo dài khoảng 20 ngày nên cánh đồng luôn nhộn nhịp, huyên náo. 
Để đảm bảo tiến độ thu hoạch, nhiều người dân mang theo cơm ra đồng để tranh thủ ăn cho đỡ tốn thời gian. Vụ cúc chỉ kéo dài khoảng 20 ngày nên cánh đồng luôn nhộn nhịp, huyên náo. 
Cánh đồng cúc chi hiện cũng có nhiều công nhân hái hoa thuê. Chị Bùi Thị Mía là người ở Bắc Yên, Sơn La xuống Văn Lâm Hưng Yên làm công nhân. Tranh thủ ngày nghỉ chị ra đồng thu hoạch cúc chi cho bà Bắc để kiếm thêm thu nhập. Tiền công là 12 nghìn/1kg. Mỗi ngày chị Mía hái được khoảng 10kg. Số tiền thu nhập hơn 100 nghìn 1 ngày chỉ bằng nửa tiền công làm trong nhà máy.
Cánh đồng cúc chi hiện cũng có nhiều công nhân hái hoa thuê. Chị Bùi Thị Mía là người ở Bắc Yên, Sơn La xuống Văn Lâm Hưng Yên làm công nhân. Tranh thủ ngày nghỉ chị ra đồng thu hoạch cúc chi cho bà Bắc để kiếm thêm thu nhập. Tiền công là 12 nghìn/1kg. Mỗi ngày chị Mía hái được khoảng 10kg. Số tiền thu nhập hơn 100 nghìn 1 ngày chỉ bằng nửa tiền công làm trong nhà máy.
Nhưng năm nay, có thể là vụ cúc chi cuối cùng tại Nghĩa Trai. Theo nhiều người dân, phần lớn diện tích cánh đồng trung tâm làng Nghĩa Trai đã được mua lại để làm dự án. Bà Nguyễn Thị Chi, một nông dân cả đời trồng cúc chi cho biết, gia đình bà đã nhận gần 500 triệu tiền đền bù. Thu hết vụ cúc này, thửa ruộng bà gắn bó từ thời con gái đến giờ sẽ thuộc về người khác và sẽ được sử dụng vào mục đích khác chứ không phải trồng cúc chi nữa.
Nhưng năm nay, có thể là vụ cúc chi cuối cùng tại Nghĩa Trai. Theo nhiều người dân, phần lớn diện tích cánh đồng trung tâm làng Nghĩa Trai đã được mua lại để làm dự án. Bà Nguyễn Thị Chi, một nông dân cả đời trồng cúc chi cho biết, gia đình bà đã nhận gần 500 triệu tiền đền bù. Thu hết vụ cúc này, thửa ruộng bà gắn bó từ thời con gái đến giờ sẽ thuộc về người khác và sẽ được sử dụng vào mục đích khác chứ không phải trồng cúc chi nữa.
Cánh đồng cúc chi sẽ có thể chỉ còn trong hoài niệm của người dân Nghĩa Trai cũng như du khách. 
Cánh đồng cúc chi sẽ có thể chỉ còn trong hoài niệm của người dân Nghĩa Trai cũng như du khách.