“Sẽ tăng hình phạt đối với các vi phạm về giá”
Đó là khẳng định của một quan chức Bộ Tài chính về hoạt động kiểm soát giá trong thời gian tới
Nghị định 75/2008/NÐ-CP vừa được ban hành ngày 9/6/2008, với nội dung sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NÐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
Mặc dù nhu cầu quản lý giá đã trở nên rất bức thiết, nhưng thông tư hướng dẫn nghị định này vẫn còn trong quá trình lấy ý kiến và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó trưởng phòng Chính sách thị trường giá Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
Biến động giá được quy định từ 15%-30%
Thưa ông, điểm đáng chú ý nhất trong công tác quản lý giá của dự thảo thông tư này là gì?
Ba nội dung đáng chú ý nhất của thông tư là đăng ký giá, kê khai giá và công khai thông tin về giá.
Điều kiện để áp dụng các biện pháp bình ổn giá là khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn có biến động bất thường, tăng quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý.
Các mức biến động giá đối với từng mặt hàng được quy định từ 15%-30%. Trong đó, xi măng, thép xây dựng trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên, thóc (lúa) trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục giá bán thóc của nông dân giảm ít nhất 15% so với giá bán trước khi có biến động.
Ngoài ra, nghị định nêu rõ việc chủ tịch UBND các tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Với mặt hàng xăng dầu, nghị định quy định sẽ thực hiện theo cơ chế điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu do Bộ Tài chính quy định.
Ngoài 18 nhóm mặt hàng, dịch vụ do nhà nước định giá, toàn bộ mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá phải thực hiện cơ chế đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài 14 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, Bộ Tài chính đề xuất ban hành một loạt danh mục hàng hóa khác yêu cầu các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải đăng ký giá. Ngoài ra, các thương nhân phải kê khai giá đối với một số mặt hàng khác theo hồ sơ mà Bộ Tài chính đang dự thảo nhằm kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
Có ý kiến cho rằng, nên quy định một hạn mức biến động giá chung cho tất cả các mặt hàng được quản lý?
Tôi không đồng tình với ý kiến này.
Mỗi hàng hóa dịch vụ đang lưu thông trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn, vị trí, yêu cầu, sức mua, và chính sách đối với từng hàng hóa. Vì vậy, phải căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau để xác định tỷ lệ phù hợp cho từng loại hàng hóa.
Cũng đã có ý kiến đề nghị hạ thấp tỷ lệ này xuống. Tuy nhiên, điều này không khả thi. Bởi vì, khi hàng hóa biến động bất thường đến một mức độ nào đó, trong một thời gian nhất định, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng và nền kinh tế nói chung thì nhà nước mới thực hiện biện pháp kiểm soát giá.
Nếu quy định thấp quá, thì hàng ngày chúng ta phải chạy theo thị trường để điều chỉnh, nhiều khi là không cần thiết.
Sẽ tăng mức phạt trong quản lý giá
Ông đánh giá như thế nào về mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá theo quy định hiện hành?
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Nghị định 169/2004/NĐ-CP, ngày 22/9/2004. Các mức xử phạt trong nghị định này là thấp và không còn phù hợp.
Trong nhiều trường hợp, vi phạm quy định về niêm yết giá chỉ bị phạt 50.000-100.000 đồng/trường hợp. Mức phạt này quá nhẹ nên có người bị phạt đã chấp nhận ngay và lần sau có thể tiếp tục vi phạm.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ xem xét sửa đổi bổ sung Nghị định 169. Tinh thần là tăng các mức phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, nhất là hành vi đầu cơ tăng giá, ép giá làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức phạt nâng lên bao nhiêu cũng còn phụ thuộc vào pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Theo ông, việc ban hành thông tư hướng dẫn này sẽ tác động như thế nào đối với công tác bình ổn giá trên thị trường hiện nay?
Thông tư này được nghiên cứu soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của các cơ quan ban ngành, địa phương về việc phải có một văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2008/NÐ-CP.
Văn bản này quy định cụ thể các mặt hàng cần kiểm soát giá, các yếu tố hình thành giá và rất nhiều vấn đề cụ thể. Vì vậy, khi thông tư này được ban hành sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát giá cụ thể hơn rất nhiều, giúp các cơ quan quản lý tuân thủ, chấp hành đúng yêu cầu của pháp luật về quản lý giá.
Tinh thần của Bộ Tài chính là tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của các bộ, ngành để thông tư được hoàn thiện và sớm ban hành với tính khả thi cao nhất.
Mặc dù nhu cầu quản lý giá đã trở nên rất bức thiết, nhưng thông tư hướng dẫn nghị định này vẫn còn trong quá trình lấy ý kiến và dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 tới.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó trưởng phòng Chính sách thị trường giá Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
Biến động giá được quy định từ 15%-30%
Thưa ông, điểm đáng chú ý nhất trong công tác quản lý giá của dự thảo thông tư này là gì?
Ba nội dung đáng chú ý nhất của thông tư là đăng ký giá, kê khai giá và công khai thông tin về giá.
Điều kiện để áp dụng các biện pháp bình ổn giá là khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn có biến động bất thường, tăng quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý.
Các mức biến động giá đối với từng mặt hàng được quy định từ 15%-30%. Trong đó, xi măng, thép xây dựng trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên, thóc (lúa) trong thời gian tối thiểu 30 ngày liên tục giá bán thóc của nông dân giảm ít nhất 15% so với giá bán trước khi có biến động.
Ngoài ra, nghị định nêu rõ việc chủ tịch UBND các tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Với mặt hàng xăng dầu, nghị định quy định sẽ thực hiện theo cơ chế điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu do Bộ Tài chính quy định.
Ngoài 18 nhóm mặt hàng, dịch vụ do nhà nước định giá, toàn bộ mặt hàng, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá phải thực hiện cơ chế đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài 14 mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, Bộ Tài chính đề xuất ban hành một loạt danh mục hàng hóa khác yêu cầu các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải đăng ký giá. Ngoài ra, các thương nhân phải kê khai giá đối với một số mặt hàng khác theo hồ sơ mà Bộ Tài chính đang dự thảo nhằm kiểm soát các yếu tố hình thành giá.
Có ý kiến cho rằng, nên quy định một hạn mức biến động giá chung cho tất cả các mặt hàng được quản lý?
Tôi không đồng tình với ý kiến này.
Mỗi hàng hóa dịch vụ đang lưu thông trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn, vị trí, yêu cầu, sức mua, và chính sách đối với từng hàng hóa. Vì vậy, phải căn cứ trên nhiều yếu tố khác nhau để xác định tỷ lệ phù hợp cho từng loại hàng hóa.
Cũng đã có ý kiến đề nghị hạ thấp tỷ lệ này xuống. Tuy nhiên, điều này không khả thi. Bởi vì, khi hàng hóa biến động bất thường đến một mức độ nào đó, trong một thời gian nhất định, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng và nền kinh tế nói chung thì nhà nước mới thực hiện biện pháp kiểm soát giá.
Nếu quy định thấp quá, thì hàng ngày chúng ta phải chạy theo thị trường để điều chỉnh, nhiều khi là không cần thiết.
Sẽ tăng mức phạt trong quản lý giá
Ông đánh giá như thế nào về mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá theo quy định hiện hành?
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được quy định tại Nghị định 169/2004/NĐ-CP, ngày 22/9/2004. Các mức xử phạt trong nghị định này là thấp và không còn phù hợp.
Trong nhiều trường hợp, vi phạm quy định về niêm yết giá chỉ bị phạt 50.000-100.000 đồng/trường hợp. Mức phạt này quá nhẹ nên có người bị phạt đã chấp nhận ngay và lần sau có thể tiếp tục vi phạm.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ xem xét sửa đổi bổ sung Nghị định 169. Tinh thần là tăng các mức phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, nhất là hành vi đầu cơ tăng giá, ép giá làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, mức phạt nâng lên bao nhiêu cũng còn phụ thuộc vào pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.
Theo ông, việc ban hành thông tư hướng dẫn này sẽ tác động như thế nào đối với công tác bình ổn giá trên thị trường hiện nay?
Thông tư này được nghiên cứu soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của các cơ quan ban ngành, địa phương về việc phải có một văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2008/NÐ-CP.
Văn bản này quy định cụ thể các mặt hàng cần kiểm soát giá, các yếu tố hình thành giá và rất nhiều vấn đề cụ thể. Vì vậy, khi thông tư này được ban hành sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm soát giá cụ thể hơn rất nhiều, giúp các cơ quan quản lý tuân thủ, chấp hành đúng yêu cầu của pháp luật về quản lý giá.
Tinh thần của Bộ Tài chính là tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của các bộ, ngành để thông tư được hoàn thiện và sớm ban hành với tính khả thi cao nhất.