"Sẽ "tăng tốc" lao động tay nghề cao vào Đài Loan"
VnEconomy hỏi chuyện ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, sau chuyến khảo sát thị trường Đài Loan
VnEconomy hỏi chuyện ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, sau chuyến khảo sát thị trường Đài Loan.
Mục đích của chuyến sang Đài Loan lần này là gì, thưa ông?
Hiện Đài Loan có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc, chiếm 21% lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, đó là một con số không nhỏ. Vì thế chuyến đi của tôi nhằm hai mục đích.
Thứ nhất, nhằm khảo sát để hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam thực hiện các giải pháp cần thiết củng cố chất lượng và tăng thêm thị phần lao động tại thị trường này, đặc biệt là lao động làm việc trong công xưởng, khu công nghệ cao.
Thứ hai, làm việc với các công hội đồng nghiệp về dịch vụ lao động việc làm Đài Loan nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng quản lý lao động, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam làm việc ổn định tại đây.
Qua đợt khảo sát, Đài Loan có còn là thị trường lớn của lao động Việt Nam không?
Từ trước đến nay Đài Loan vẫn luôn là thị trường lớn, thu hút hàng vạn lao động Việt Nam. Đây là thị trường đem lại thu nhập tương đối cao cho người lao động.
Thị trường Đài Loan có một ưu điểm là khoảng cách địa lý gần, môi trường khí hậu tốt, tập quán văn hoá tương đồng, học tiếng Trung để giao dịch công việc lại không quá khó, đối với người lao động.
Đặc biệt, thời gian gần đây, nhu cầu nhập khẩu lao động làm việc trong các công xưởng, khu công nghệ cao tại thị trường này rất lớn. Việt Nam cũng đang có kế hoạch “tăng tốc” đối tượng lao động có tay nghề vào Đài Loan.
Đài Loan từ trước đến nay được biết đến như thị trường của lao động giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân. Vậy, lao động làm việc trong công xưởng, khu công nghệ cao của Việt Nam tại Đài Loan được đánh giá như thế nào, thưa ông?
Trong chuyến công tác Đài Loan vừa qua, tôi nhận thấy các công hội và doanh nghiệp dịch vụ việc làm Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm tới lao động Việt Nam. Họ đánh giá cao và thừa nhận lao động Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt.
Trước đây trong “bảng xếp hạng”, lao động Việt Nam luôn đứng sau Indonesia, Thái Lan, Philipines. Gần đây, chiều hướng đang được thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện đang có khoảng 40% lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan làm việc trong các công xưởng, khu công nghệ cao. Con số này đang không ngừng tăng.
Ý thức kỷ luật của lao động Việt Nam vẫn được nhắc đến nhiều, không chỉ riêng thị trường Đài Loan, đặc biệt là hiện tượng lao động bỏ trốn. Theo ông, cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Thực ra lao động bỏ trốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân khách quan như môi trường làm việc ở nước bạn không thuận lợi. Về điều này, chúng ta cần tiếp tục đàm phán và hợp tác với phía đối tác để cùng có biện pháp khắc phục.
Ví dụ, cần phải đảm bảo điều kiện làm việc, thu nhập như trong hợp đồng. Cũng cần kết hợp điều tra, phát hiện, xử phạt nặng những đối tượng môi giới cho lao động bỏ trốn, chủ sử dụng lao động bất hợp pháp. Tăng cường kiểm soát, trục xuất những lao động vi phạm pháp luật.
Về nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do ý thức lao động kém. Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương để tuyển chọn được những lao động có ý thức chấp hành kỷ luật tốt. Trong suốt quá trình đào tạo nghề, cần theo dõi, đánh giá chặt chẽ, kiên quyết không cho những người ý thức kỷ luật kém xuất cảnh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn những đối tác có năng lực tốt, tìm kiếm những hợp đồng có điều kiện, đảm bảo thu nhập tương đối cao cho người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm phổ biến rõ các khoản phải khấu trừ vào lương trước khi đưa họ đi, tránh mập mờ, gây ảo vọng cho người lao động.
Bên cạnh đó, không nên quên phổ biến kỹ những quy định của Việt Nam và Đài Loan về xử phạt đối với lao động bỏ trốn.
Mục đích của chuyến sang Đài Loan lần này là gì, thưa ông?
Hiện Đài Loan có khoảng 75.000 lao động Việt Nam đang làm việc, chiếm 21% lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, đó là một con số không nhỏ. Vì thế chuyến đi của tôi nhằm hai mục đích.
Thứ nhất, nhằm khảo sát để hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam thực hiện các giải pháp cần thiết củng cố chất lượng và tăng thêm thị phần lao động tại thị trường này, đặc biệt là lao động làm việc trong công xưởng, khu công nghệ cao.
Thứ hai, làm việc với các công hội đồng nghiệp về dịch vụ lao động việc làm Đài Loan nhằm thiết lập quan hệ hợp tác, tăng cường chất lượng quản lý lao động, tạo điều kiện cho lao động Việt Nam làm việc ổn định tại đây.
Qua đợt khảo sát, Đài Loan có còn là thị trường lớn của lao động Việt Nam không?
Từ trước đến nay Đài Loan vẫn luôn là thị trường lớn, thu hút hàng vạn lao động Việt Nam. Đây là thị trường đem lại thu nhập tương đối cao cho người lao động.
Thị trường Đài Loan có một ưu điểm là khoảng cách địa lý gần, môi trường khí hậu tốt, tập quán văn hoá tương đồng, học tiếng Trung để giao dịch công việc lại không quá khó, đối với người lao động.
Đặc biệt, thời gian gần đây, nhu cầu nhập khẩu lao động làm việc trong các công xưởng, khu công nghệ cao tại thị trường này rất lớn. Việt Nam cũng đang có kế hoạch “tăng tốc” đối tượng lao động có tay nghề vào Đài Loan.
Đài Loan từ trước đến nay được biết đến như thị trường của lao động giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân. Vậy, lao động làm việc trong công xưởng, khu công nghệ cao của Việt Nam tại Đài Loan được đánh giá như thế nào, thưa ông?
Trong chuyến công tác Đài Loan vừa qua, tôi nhận thấy các công hội và doanh nghiệp dịch vụ việc làm Đài Loan đã bày tỏ sự quan tâm tới lao động Việt Nam. Họ đánh giá cao và thừa nhận lao động Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt.
Trước đây trong “bảng xếp hạng”, lao động Việt Nam luôn đứng sau Indonesia, Thái Lan, Philipines. Gần đây, chiều hướng đang được thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện đang có khoảng 40% lượng lao động Việt Nam tại Đài Loan làm việc trong các công xưởng, khu công nghệ cao. Con số này đang không ngừng tăng.
Ý thức kỷ luật của lao động Việt Nam vẫn được nhắc đến nhiều, không chỉ riêng thị trường Đài Loan, đặc biệt là hiện tượng lao động bỏ trốn. Theo ông, cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Thực ra lao động bỏ trốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân khách quan như môi trường làm việc ở nước bạn không thuận lợi. Về điều này, chúng ta cần tiếp tục đàm phán và hợp tác với phía đối tác để cùng có biện pháp khắc phục.
Ví dụ, cần phải đảm bảo điều kiện làm việc, thu nhập như trong hợp đồng. Cũng cần kết hợp điều tra, phát hiện, xử phạt nặng những đối tượng môi giới cho lao động bỏ trốn, chủ sử dụng lao động bất hợp pháp. Tăng cường kiểm soát, trục xuất những lao động vi phạm pháp luật.
Về nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do ý thức lao động kém. Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương để tuyển chọn được những lao động có ý thức chấp hành kỷ luật tốt. Trong suốt quá trình đào tạo nghề, cần theo dõi, đánh giá chặt chẽ, kiên quyết không cho những người ý thức kỷ luật kém xuất cảnh.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn những đối tác có năng lực tốt, tìm kiếm những hợp đồng có điều kiện, đảm bảo thu nhập tương đối cao cho người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm phổ biến rõ các khoản phải khấu trừ vào lương trước khi đưa họ đi, tránh mập mờ, gây ảo vọng cho người lao động.
Bên cạnh đó, không nên quên phổ biến kỹ những quy định của Việt Nam và Đài Loan về xử phạt đối với lao động bỏ trốn.