Sẽ thuê kiểm toán độc lập “soi” nợ ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch thanh tra số 2 trong năm 2014
Ngày 28/3, cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước công bố một số biện pháp hỗ trợ giám sát và kiểm tra chất lượng cơ cấu lại nợ tại các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, trong kế hoạch thanh tra số 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện thanh tra toàn diện pháp nhân đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh tra, trong đó tập trung thanh tra chất lượng tín dụng, nợ xấu và đặc biệt là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Cơ quan này cũng sẽ thực hiện việc thuê các tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán tổ chức tín dụng theo nội dung yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có việc kiểm toán chất lượng tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Cùng nội dung trên, ngày 25/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu từng ngân hàng thương mại phải rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu theo tiêu chí quy định tại Thông tư 02 để xây dựng, báo cáo kế hoạch bán nợ xấu trong năm 2014 và kế hoạch bán nợ xấu cụ thể từng tháng cho VAMC.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với tổ chức tín dụng không xây dựng, báo cáo kế hoạch bán nợ xấu cho VAMC hoặc không bán, chậm bán nợ xấu theo kế hoạch đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước”, cơ quan thanh tra giám sát cho biết.
Liên quan đến cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm theo Thông tư 09 vừa ban hành, cơ quan thanh tra giám sát cho rằng đã có những quy định chặt chẽ hơn so với cơ chế theo Quyết định 780 thực hiện thời gian qua; thực trạng nợ của các tổ chức tín dụng cũng sẽ được phản ánh đầy đủ, đúng hơn trong thời gian ngắn.
“Tổ chức tín dụng có thể chưa phải trích ngay số tiền dự phòng rủi ro cho những khoản nợ được cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, sẽ có thêm điều kiện về nguồn vốn để cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng trong thời gian tới, một điều chắc chắn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải trích bổ sung dự phòng rủi ro và phải hạch toán vào chi phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành”, cơ quan thanh tra giám sát nhấn mạnh thêm.
Cụ thể, trong kế hoạch thanh tra số 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện thanh tra toàn diện pháp nhân đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh tra, trong đó tập trung thanh tra chất lượng tín dụng, nợ xấu và đặc biệt là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Cơ quan này cũng sẽ thực hiện việc thuê các tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán tổ chức tín dụng theo nội dung yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, trong đó có việc kiểm toán chất lượng tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Cùng nội dung trên, ngày 25/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu từng ngân hàng thương mại phải rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu theo tiêu chí quy định tại Thông tư 02 để xây dựng, báo cáo kế hoạch bán nợ xấu trong năm 2014 và kế hoạch bán nợ xấu cụ thể từng tháng cho VAMC.
“Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với tổ chức tín dụng không xây dựng, báo cáo kế hoạch bán nợ xấu cho VAMC hoặc không bán, chậm bán nợ xấu theo kế hoạch đã báo cáo Ngân hàng Nhà nước”, cơ quan thanh tra giám sát cho biết.
Liên quan đến cơ chế cho cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm theo Thông tư 09 vừa ban hành, cơ quan thanh tra giám sát cho rằng đã có những quy định chặt chẽ hơn so với cơ chế theo Quyết định 780 thực hiện thời gian qua; thực trạng nợ của các tổ chức tín dụng cũng sẽ được phản ánh đầy đủ, đúng hơn trong thời gian ngắn.
“Tổ chức tín dụng có thể chưa phải trích ngay số tiền dự phòng rủi ro cho những khoản nợ được cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, sẽ có thêm điều kiện về nguồn vốn để cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng trong thời gian tới, một điều chắc chắn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải trích bổ sung dự phòng rủi ro và phải hạch toán vào chi phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành”, cơ quan thanh tra giám sát nhấn mạnh thêm.